[toc:ul]
Câu 1: Đặc điểm của các sự vật được miêu tả trong những câu sau khác nhau như thế nào?
a. Tờ giấy này trắng.
b. Tờ giấy này trăng trắng.
c. Tờ giấy này trắng tinh.
Trả lời:
a. Tờ giấy này trắng => Mức độ trắng bình thường.
b. Tờ giấy này trăng trắng => Mức độ trắng ít.
c. Tờ giấy này trắng tinh => Mức độ trắng cao.
Câu 2: Trong các câu dưới đây, ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng những cách nào?
a. Tờ giấy này rất trắng.
b. Tờ giấy này trắng hơn.
c. Tờ giấy này trắng nhất.
Trả lời:
a. Tờ giấy này rất trắng.
Câu a ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng việc thêm từ rất vào trước tính từ trắng => rất trắng
b. Tờ giấy này trắng hơn.
c. Tờ giấy này trắng nhất.
Câu b và c ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng việc tạo ra phép so sánh bằng cách ghép từ hơn, nhất với tính từ trắng => trắng hơn, trắng nhất.
Có một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất như sau:
1. Tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho.
2. Thêm các từ rất, quá, lắm,… vào trước hoặc sau tính từ.
3. Tạo ra phép so sánh.
Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa. Nhà thơ Xuân Diệu chỉ một lần đến đây ngắm nhìn vẻ đẹp của cà phê đã phải thốt lên:
Hoa cà phê thơm lắm em ơi
Hoa cùng một điệu với hoa nhài
Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng
Như miệng em cười đâu đây thôi.
Mỗi mùa xuân, Đắk Lắk lại khoác lên mình một màu trắng ngà ngọc và toả ra mùi hương ngan ngát khiến đất trời trong những ngày xuân đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn.
Những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (được in nghiêng) trong đoạn văn trên là:
Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa. Nhà thơ Xuân Diệu chỉ một lần đến đây ngắm nhìn vẻ đẹp của cà phê đã phải thốt lên:
Hoa cà phê thơm lắm em ơi
Hoa cùng một điệu với hoa nhài
Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng
Như miệng em cười đâu đây thôi.
Mỗi mùa xuân, Đắk Lắk lại khoác lên mình một màu trắng ngà ngọc và toả ra mùi hương ngan ngát khiến đất trời trong những ngày xuân đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn.
Đỏ:
Cao:
Vui:
Đỏ:
Cao:
Vui: