Giải VBT Cánh diều Đạo đức 3 Bài 10: Em xử lí bất hòa với bạn

Hướng dẫn giải bài 10: Em xử lí bất hòa với bạn Tiếng Việt 3. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

BÀI TẬP 1. Em hãy đánh số thứ tự các tranh theo trình tự câu chuyện Cùng bạn xử lí bất hoà và kể lại câu chuyện.

Giải VBT Cánh diều Đạo đức 3 Bài 10: Em xử lí bất hòa với bạn

Trả lời:

1) Đừng chơi với Lam nhé.

2) Phải làm sao đây Minh ơi?

3) Cô hiểu rồi, cô sẽ cùng em đi gặp các bạn nhé!

4) Lớp mình thật vui!

BÀI TẬP 2. Dựa vào câu chuyện vừa kể, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Minh cùng Lam đã làm gì để xử lí bất hoà với các bạn?

b. Theo em, còn cách nào khác để giúp Lam xử lí bất hoà với các bạn?

Trả lời:

a. Hai bạn Minh và Lam đã đến gặp cô giáo để trình bày với cô về việc bất hòa với các bạn trong lớp.

b. Theo em, ngoài cách đó ra, Lam còn có thể nói chuyện thẳng thắn với các bạn. Khi các bạn nói chuyện với nhau, Lam và các bạn có thể hiểu nhau hơn, có thể gỡ rối khúc mắc của nhau.

BÀI TẬP 3. Em hãy quan sát tranh và thực hiện các yêu cầu sau

Giải VBT Cánh diều Đạo đức 3 Bài 10: Em xử lí bất hòa với bạn

Trả lời:

a. Em hãy nêu cách xử lí bất hoá với bạn bè ở các tranh trên.

Tranh 1:………………

Tranh 2:………………

Tranh 3:………………

Tranh 4:………………

b. Em hãy nêu thêm các cách xử lí bất hoà khác mà em biết.

Trả lời:

a. Các cách xử lí bất hòa với bạn bè trong các tranh:

Hình 1: Cần phải cư xử đúng mực, giữ bình tĩnh, không gây gổ với bạn.

Hình 2: Nói nhẹ nhàng với bạn.

Hình 3: Chia sẻ bánh cho bạn để làm hòa.

Hình 4: Biết nhận lỗi khi mình làm sai.

b. Một số các cách xử lí bất hòa khác: Chủ động nói lời hòa giải, nói với thầy cô giáo hoặc với bố mẹ, nhờ sự khuyên bảo của người khác.

BÀI TẬP 4. Hãy ghi nhận xét của em về các cách xử lí bất hoà sau đây:

a. Khi có bất hoà với Minh, Thuý tìm cách chia sẻ với Minh để hai bạn hiểu nhau.

b. Khi xảy ra bất hoà với bạn, Loan chủ động hoà giải.

c. Khi được Huy góp ý vì làm sai, Hằng không lắng nghe mà còn cãi lại.

d. Mỗi lần tức giận, Duy chọn cách im lặng và ra nơi khác, tránh bất hoà nhiều hơn.

Trả lời:

a. Hành động của bạn Thúy như vậy là đúng, bởi khi chúng ta nói chuyện, chia sẻ với nhau thì hiểu lầm sẽ dễ được giải quyết hơn.

b. Bạn Loan làm như vậy là đúng vì chủ động hòa giải sẽ giúp tình bạn được hàn gắn từ đó các bạn sẽ hiểu nhau hơn.

c. Hành động của bạn Hằng là chưa đúng. Bởi bạn Huy góp ý chỉ mong muốn tốt cho bạn Hằng, nhưng mà Hằng đã không bình tĩnh khi được góp ý.

d. Bạn Duy làm vậy là đúng vì bạn biết mình là người nóng giận nên bạn đã chọn cách im lặng và ra nơi khác. Vì vậy, sau khi lấy lại được bình tĩnh, Duy nên chủ động tìm cách xử lí bất hòa.

BÀI TẬP 5. Em đồng tình hay không đồng tình với cách xử lí bất hoà nào dưới đây? Vì sao?

a. Im lặng, không cãi nhau, tạm dừng cuộc tranh cãi.

Đồng tình 

 

Không đồng tình

 

Vì ………………

b. Bình tĩnh, làm rõ nguyên nhân bất hoà để hiểu nhau hơn, cảm thông và bỏ qua cho nhau.

Đồng tình 

 

Không đồng tình

 

Vì ………………

c. Tìm đến thày cô, cha mẹ và người lớn nhờ giải quyết.

Đồng tình 

 

Không đồng tình

 

Vì ………………

d. Tranh luận đến cùng cho ra lẽ, xem ai đúng ai sai.

Đồng tình 

 

Không đồng tình

 

Vì ………………

e. Bảo vệ ý kiến của mình bằng mọi cách khi đã bất hoà.

Đồng tình 

 

Không đồng tình

 

Vì ………………

Trả lời:

a. Im lặng, không cãi nhau, tạm dừng cuộc tranh cãi.

Đồng tình 

 

Không đồng tình

X

Vì khi xảy ra bất đồng nên nói ra để có thể hiểu nhau hơn, tránh những xích mích không đáng có về sau.

b. Bình tĩnh, làm rõ nguyên nhân bất hoà để hiểu nhau hơn, cảm thông và bỏ qua cho nhau.

Đồng tình 

X

Không đồng tình

 

Vì khi có mâu thuẫn trước hết nên bình tĩnh và khi đã hiểu thì nên cảm thông và bỏ qua cho nhau.

c. Tìm đến thầy cô, cha mẹ và người lớn nhờ giải quyết.

Đồng tình 

X

Không đồng tình

 

Vì khi chưa biết cách giải quyết thì nên hỏi ý kiến người lớn.

d. Tranh luận đến cùng cho ra lẽ, xem ai đúng ai sai.

Đồng tình 

 

Không đồng tình

X

Vì khi tranh luận đến cùng, không ai nhường ai, sẽ làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn.

e. Bảo vệ ý kiến của mình bằng mọi cách khi đã bất hoà.

Đồng tình 

 

Không đồng tình

X

Vì chúng ta nên tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhau, kể cả khi mâu thuẫn.

BÀI TẬP 6. Em sẽ làm gì trong các tình huống dưới đây:

Tình huống 1: Tuấn là nhóm trưởng nên bạn ấy luôn cho rằng mình là người giỏi nhất. Những ý kiến đưa ra trong các cuộc thảo luận nhóm khác với ý kiến của Tuấn đều bị bạn ấy bác bỏ, khiến các bạn rất bực.

Nếu em là thành viên của nhóm, em sẽ: ………………..

Tình huống 2: Hoàng và Trang nói chuyện, đùa giỡn trong giờ học. Linh nhắc nhở, không những hai bạn không nghe mà còn giận Linh.

Nếu là Linh, em sẽ: …………………..

Tình huống 3: Long và Khang va vào nhau khi đang tranh bóng, vì không ai nhường ai nên hai bạn không giữ dược bình tĩnh.

Nếu cùng chơi với hai bạn, em sẽ: ……………

Trả lời:

  • Tình huống 1: Nếu em là thành viên của nhóm, em sẽ thẳng thắn nói với Tuấn rằng đây là cuộc thảo luận nhóm, cần phải tôn trọng và lắng nghe mọi ý kiến của các thành viên khác.
  • Tình huống 2: Nếu là Linh, em sẽ nói chuyện với hai bạn sau khi kết thúc tiết học rằng trong giờ học các bạn nên tôn trọng khi giáo viên đang giảng dạy, không nên đùa giỡn nhau.
  • Tình huống 3: Nếu cùng chơi với hai bạn, em sẽ nói với hai bạn rằng đây chỉ là một trò chơi, không nên vì trò chơi mà gây ra căng thẳng, khiến cho tình bạn bị rạn nứt, nên chơi vui vẻ với nhau.

BÀI TẬP 7. Hãy ghi lại một lần em bất hoà với bạn và cách em đã xử lí bất hoà đó.

Trả lời:

Cô giáo cho bọn em đăng kí tham gia các tiết mục văn nghệ. Em muốn lớp em múa bài dân gian Cò lả nhưng bạn Hoa lại muốn nhảy hiện đại. Vì e và bạn Hoa được giao nhiệm vụ này nên cả hai đã tranh cãi nhau, ai cũng muốn thể hiện tiết mục của mình. Chính vì vậy, cô giáo đã cho em và Hoa cùng lên ý tưởng, và tiết mục của ai hay hơn sẽ được chọn. Bọn e nhận ra có thể kết hợp cả múa dân gian và nhảy hiện đại trong cùng một tiết mục, nên em và Hoa đã cùng nhau dựng lại tiết mục đó, tập luyện và có kết quả rất xứng đáng.

BÀI TẬP 8. Hãy ghi lại một lần em chứng kiến bất hoà của các bạn và cách em đã giúp bạn bè xử lí bất hoà đó.

Trả lời:

Bạn Mai mới được mua một cuốn sách rất hay. Thấy vậy, Linh và Lan cùng tranh nhau để được đọc nó. Nhưng trong quá trình ấy, hai bạn đã vô tình làm rách đi bìa sách. Lúc đó, em thấy cả ba bạn đều rất mất bình tĩnh, đổ lỗi cho nhau. Em có đưa ra ý kiến, sẽ dán lại cuốn sách thật đẹp, thêm một số họa tiết nữa, chúng ta cùng nhau chia sẻ và đọc nó.

Tìm kiếm google: Giải VBT Đạo đức 3 Cánh diều; VBT Đạo đức 3 Tập 2 Cánh diều; Giải VBT Đạo đức 3 Cánh diều Bài 10: Em xử lí bất hòa với bạn

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com