Giải VBT Cánh diều Đạo đức 3 Bài 8: Em hoàn thiện bản thân

Hướng dẫn giải bài 8: Em hoàn thiện bản thân Tiếng Việt 3. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

BÀI TẬP 1. Em hãy đánh số thứ tự theo các tranh theo trình tự câu chuyện Văn hay chữ tốt và kể lại câu chuyện.

Giải VBT Cánh diều Đạo đức 3 Bài 8: Em hoàn thiện bản thân

Trả lời:

1) Cao Bá Quát là người nổi tiếng văn hay. Một lần, gia đình có một việc oan, nhờ cậu viết giúp đơn kiện lên quan. Cháu xin sẵn lòng ạ.

2) Lá đơn không được quan đọc vì chữ xấu quá. Bà lão hãy về đi.

3) Cao Bá Quát quyết tâm luyện chữ.

4) Mấy năm sau, mọi người đều kính trọng ông vì văn hay chữ tốt.

BÀI TẬP 2. Dựa vào câu chuyện vừa kể, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Theo em, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của Cao Bá Quát?

b. Cao Bá Quát đã khắc phục điểm yếu của bản thân như thế nào?

Trả lời:

a. Điểm mạnh của Cao Bá Quát đó là văn hay.

Điểm yếu của Cao Bá Quát đó là chữ xấu.

b.Biết được điển yếu của mình, Cao Bá Quát đã khắc phục bằng cách chăm chỉ luyện chữ ngày đêm, kết quả đã trở thành người văn hay chữ tốt nổi tiếng và được mọi người kính trọng.

BÀI TẬP 3. Em hãy vẽ hình Vở bài tập Đạo đức lớp 3 trang 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50 Bài 8: Em hoàn thiện bản thân - Cánh diều (ảnh 1) vào ô trống trong tranh thể hiện cách em lựa chọn để tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của mình.

Trả lời:

Hình thể hiện cách em lựa chọn để tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của mình: Tự suy nghĩ và liệt kê điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

BÀI TẬP 4. Em hãy kể thêm các cách khác để tự đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của mình.

Trả lời:

  • Tìm ra điểm mạnh bản thân bằng cách tự đặt câu hỏi: Mình nên làm gì? Cần gì?
  • Tham gia những bài trắc nghiệm về khám phá bản thân.
  • Tham gia trải nghiệm các hoạt động để thấy được điểm mạnh hay điểm yếu của bản thân.

BÀI TẬP 5. Em có nhận xét gì về các bạn Vũ, Quyên và Ký trong các tình huống?

Tình huống 1: Thấy giọng nói của mình quá nhỏ, nghe lại không hay nên Vũ rất ít nói, ngại phát biểu ý kiến. Vũ hỏi Hoàng làm sao có thể nói to, rõ ràng, Hoàng khuyên Vũ nên luyện giọng hằng ngày bằng cách đọc to truyện, thơ,…

Tình huống 2: Sau khi đạt được giải Nhất trong cuộc thi chạy Hội khoẻ Phù Đổng cấp trường, Quyên đã không còn giữ thói quen chạy bộ mỗi sáng. Khi mẹ hỏi, Quyên bảo: “Cả trường không ai là đối thủ của con thì cần gì phải tập ạ!”

Tình huống 3: Quân rủ Ký đến nhờ cô giáo góp ý lựa chọn tiết mục văn nghệ phù hợp với điểm mạnh, điểm yếu của mỗi người. Ký cho rằng điểm mạnh, điểm yếu phải do mình tự nhận ra, không cần hỏi người khác.

Trả lời:

  • Tình huống 1: Bạn Vũ hiểu được điểm yếu của bản thân nên đã biết cách khắc phục bằng cách tham khảo ý kiến của bạn Hoàng.
  • Tình huống 2: Bạn Quyên có điểm mạnh là chạy nhanh, tuy nhiên lại không giữ thói quen chạy bộ mỗi sáng từ sau khi đạt giải. Như vậy, có thể thấy dù mình có điểm mạnh nhưng cũng cần luyện tập thường xuyên để giữ được kết quả tốt.
  • Tình huống 3: Bạn Ký nên lắng nghe ý kiến từ người khác nhận xét về điểm mạnh, điểm yếu về việc lựa chọn tiết mục văn nghệ để có được ý kiến khách quan hơn cho tiết mục của mình.

BÀI TẬP 6. Ghi lại cách ứng xử của em trong các tình huống sau:

Tình huống 1: Nhóm em sẽ diễn kịch vào tuần sau và cần thảo luận để phân công nhiệm vụ trong nhóm. Nhóm trưởng chọn hình thức bốc thăm ngẫu nhiên để phân vai.

Em sẽ làm gì khi:

Em nhận được vai phù hợp với điểm mạnh của mình: ………………..

Em nhận được vai lại là điểm yếu của mình: …………………

Tình huống 2: Em sắp tham gia cuộc thi vẽ của trường. Tuy nhiên, em cảm thấy khả năng phối hợp màu sắc của mình chưa tốt. Em sẽ làm gì khi chỉ còn ba ngày nữa là cuộc thi chính thức diễn ra?

Trả lời:

  • Tình huống 1: Nếu được nhận được vai phù hợp với điểm mạnh của mình thì em sẽ cố gắng để phát huy hết điểm mạnh của bản thân và hoàn thành tốt vai diễn đó. Còn nếu vai diễn là điểm yếu thì em sẽ chăm chỉ luyện tập để có thể hoàn thành vai diễn tốt nhất trong khả năng của mình. Ngoài ra, em sẽ nhờ sự góp ý, trợ giúp từ mọi người để có thể hoàn thiện hơn vai diễn ấy.
  • Tình huống 2: Em sẽ lắng nghe ý kiến từ bạn bè, thầy cô để tìm ra cách phối màu sắc đẹp hơn.

BÀI TẬP 7. Ghi lại một số cách đơn giản để tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân vào các cánh hoa.

Trả lời:

  • Thử thách bản thân ở nhiều hoạt động khác nhau.
  • Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân bằng cách đánh giá những hoạt động mà bản thân làm được.
  • Lắng nghe ý kiến nhận xét từ người khác về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
  • Tham gia các bài trắc nghiệm, buổi khảo sát về điểm mạnh hay điểm yếu của bản thân.

BÀI TẬP 8. Thiết kế khẩu hiệu để khắc phục điểm yếu của em.

Trả lời:

  • Cùng nhau cố gắng.
  • Khắc phục điểm yếu.
  • Cố gắng vươn lên.
Tìm kiếm google: Giải VBT Đạo đức 3 Cánh diều; VBT Đạo đức 3 Tập 2 Cánh diều; Giải VBT Đạo đức 3 Cánh diều Bài 8: Em hoàn thiện bản thân

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com