Giải vở bài tập Tiếng việt 4 chân trời Bài 3: Từ Cu-ba

Hướng dẫn giải Bài 3: Từ Cu-ba Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo tập 2. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1. Gạch dưới nội dung được đặt trong dấu ngoặc đơn và cho biết tác dụng của dấu ngoặc đơn trong mỗi câu sau:

a. Chiều dài của cầu Long Biên là 2290 mét (kể cả phần cầu dẫn).

Theo Thuý Lan

b. Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía (một loại còng biển lai cua)

Theo Đoàn Giỏi

Hướng dẫn trả lời:

a. Chiều dài của cầu Long Biên là 2290 mét (kể cả phần cầu dẫn).

Tác dụng: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích về chiều dài của cầu Long Biên.

b. Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía (một loại còng biển lai cua)

Tác dụng: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích về con ba khía.

Bài tập 2. Điều dấu ngoặc đơn vào những vị trí thích hợp trong mỗi đoạn văn sau:

a. Chim sâu còn gọi là chích bông xuất hiện nhiều vào mùa lúa chín. Đây là loài chim có ích cho nhà nông vì thức ăn chính của chúng là sâu.

b. Khẩu phần ăn của cú tuyết Bắc Cực chủ yếu là những con chuột Lơ-min một loại động vật gặm nhấm nhỏ sống ở vùng khí hậu lạnh giá.

c. Cây bao báp hình ấm trà được xem là một nét đặc trưng của xứ sở Ma-đa-ga-xca một đảo quốc nằm trên Ấn Độ Dương, Chúng có thể sống trên một ngàn năm tuổi.

Hướng dẫn trả lời:

a. Chim sâu (còn gọi là chích bông) xuất hiện nhiều vào mùa lúa chín. Đây là loài chim có ích cho nhà nông vì thức ăn chính của chúng là sâu.

b. Khẩu phần ăn của cú tuyết Bắc Cực chủ yếu là những con chuột Lơ-min (một loại động vật gặm nhấm nhỏ sống ở vùng khí hậu lạnh giá).

c. Cây bao báp hình ấm trà được xem là một nét đặc trưng của xứ sở Ma-đa-ga-xca (một đảo quốc nằm trên Ấn Độ Dương). Chúng có thể sống trên một ngàn năm tuổi.

Bài tập 3. Viết 2 – 3 câu giới thiệu về một loài cây hoặc một con vật mà em biết, trong đó có câu dùng dấu ngoặc đơn.

Hướng dẫn trả lời:

Cây roi (hay nhiều nơi còn gọi là cây mận) là loại cây ăn quả phổ biến ở nước ta. Cây thân gỗ cao lớn, cành lá xum xuê, cho nhiều quả vào mùa hè hằng năm. Trong các loại roi, thì roi đỏ An Phước là loại roi được nhiều người đặc biệt yêu thích.

Câu hỏi. Hoàn thành dàn ý cho bài văn miêu tả một con vật nuôi trong nhà mà em thích dựa vào gợi ý (SGK, tr.91).

Mở bài

Thân bài

Kết bài

Hướng dẫn trả lời:

a. Mở bài: 

Giới thiệu về con vật mà em muốn miêu tả.

Con vật đó được đón về từ đâu? (được tặng hay mua về)

Con vật đó đã sống ở nhà em bao lâu rồi?

Tên của con vật đó là gì? (nếu có)

b. Thân bài:

  • Miêu tả khái quát về con vật đó:

Con vật đó thuộc giống gì? (ví dụ: nếu là mèo thì có mèo lông ngắn, mèo mướp, mèo ba tư, mèo xiêm, mèo tai cụp…)

Con vật đó là giống cái hay giống đực?

Cân nặng, chiều cao, thể tích của con vật đó? Kích thước ấy có gì đặc biệt (to hơn hay nhỏ hơn so với các con vật khác cùng giống loài)?

Bộ lông (hoặc lớp da) bên ngoài của con vật đó có màu sắc như thế nào? Khi chạm vào có cảm giác ra sao? Tác dụng của bộ lông đó với cơ thể của con vật? (giữ ấm, chống nắng, chống vi khuẩn, chống ướt…)

  • Miêu tả chi tiết về con vật đó: miêu tả theo từng bộ phận của cơ thể:

Hình dáng và kích thước của đầu.

Hình dáng, màu sắc và khả năng nhìn trong bóng tối của đôi mắt.

Hình dáng, trạng thái (cụp, dựng thẳng…) và khả năng nghe của đôi tai.

Cái mõm/miệng/mỏ của con vật có hình dáng gì, có sắc nhọn không, có khả năng gặm/cắn tốt không.

Phần lưng, bụng của con vật có hình dáng gì? Có đặc điểm nào đặc biệt nổi trội không?

Con vật có bao nhiêu cái chân? Chân có móng vuốt hay đệm lót không và tác dụng của chúng là gì?

Đuôi của con vật có hình dáng và kích thước như thế nào? Chúng cụp xuống/ xòe ra/ dựng lên… khi có điều gì diễn ra?

  • Miêu tả hoạt động của con vật:

Con vật thích ăn gì, chơi gì cùng với ai.

Con vật dành nhiều thời gian để làm việc gì trong ngày, những thời gian còn lại thì nó làm gì.

Con vật có giúp ích gì cho cuộc sống của con người hay không.

c. Kết bài: 

Tình cảm của em dành cho con vật đó

Em có yêu quý con vật đó không?

Em muốn làm những việc gì cho con vật đó?

Tìm kiếm google: Giải vbt tiếng việt 4 chân trời, giải vbt tiếng việt 4 tập 2 CTST bài 3: Từ Cu-ba

Xem thêm các môn học

Giải SBT Tiếng việt 4 tập 2 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net