Giải vở bài tập Tiếng việt 4 chân trời Bài Ôn tập giữa học kỳ II Tiết 6 và 7

Hướng dẫn giải Bài Ôn tập giữa học kỳ II Tiết 6 và 7 Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo tập 2. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1. Đọc bài và thực hiện yêu cầu:

Cây bàng không rụng lá

Phố tôi có một cây bàng. Ai đã trồng cây bàng ấy, tôi không rõ. Chỉ biết rằng bây giờ cây đã to lắm rồi. Đến mùa quả chín, một mùi thơm ngòn ngọt, lờ lợ toả ra, lên mãi tận gác ba gác tư.

Khi tôi đã biết suy nghĩ, tôi mới nhận ra được một điều rất lạ: Cây bàng trồng ở phố tôi không rụng lá. Tôi đem chuyện đó hỏi bố. Bố tôi hơi nhíu lông mày, từ từ đứng dậy:

  • Nào, con ra đây.

Hai bố con cùng đứng ở ngoài hành lang, nhìn xuống đường phố. Cây bàng như ngủ yên dưới bầu trời thoang thoảng ánh trăng non ...

  • Lúc này là tám giờ, con ạ …

Bố tôi nói tiếp:

  • Con có thể thức đến mười rưỡi được không?

  • Được ạ.

Bố bảo tôi cứ đi ngủ, đến giờ bố sẽ gọi. Mặc dù thấy lạ nhưng cơn buồn ngủ kéo đến khiến tôi ngủ quên mất.

Bố gọi tôi dậy cùng bố đi xuống gác khi trời vừa mưa xong. Xuống tới mặt đường, tôi đứng sững lại. Trước mặt tôi, những chiếc lá bàng nằm la liệt trên đường phố như những cái quạt mo lung linh ánh điện. Thật là lạ, là rơi nhiều thế này mà đến sáng mai, tuyệt không còn một cái! Xa xa ... đâu tận cuối phố, tôi nghe thấy tiếng chổi tre khua loạt xoạt. Từ nãy, bố tôi chỉ đứng yên. Tôi ngước nhìn, dò hỏi. Bố tôi nói khế:

  • Con có nghe thấy gì không? 

  • Có ạ. Tiếng chổi tre.

  • Đó, những chiếc lá sẽ đi theo cái chổi tre ấy đấy …

Cùng lúc, tôi nhìn thấy hai bác công nhân mặc áo khoác xanh, miệng đeo khẩu trang trắng, đang vừa đi vừa quét đường phổ và cúi nhặt những chiếc lá rơi bỏ vào thùng rác có bánh xe…

Tôi vụt hiểu tất cả: Vì sao cây bàng không rụng lá.

Theo Phong Thu

Đánh dấu (v) vào [  ] trước ý trả lời đúng. 

a. Bạn nhỏ nhận ra điều gì rất lạ ở phố nhà mình?

[  ] Phố có một cây bàng rất to.

[  ] Cây bàng ở phố không rụng lá.

[  ] Cây bàng to có rất nhiều quả chín.

[  ] Mùi bằng chín toả lên tận gác ba, gác tư.

b. Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?

[  ] Về người đã trồng cây bàng trên phố.

[  ] Về điều rất lạ mà bạn thấy ở cây bàng.

[  ] Về hương vị của những quả bằng chín.

[  ] Về cây bàng, quả bằng và hương vị của nó.

c. Bố đã giải đáp cho bạn nhỏ bằng cách nào?

[  ] Bảo bạn nhỏ quan sát cây bàng thật kĩ khi trời vừa mưa xong.

[  ] Dặn bạn nhỏ thức đến mười giờ rưỡi để xem cây bàng trên phố.

[  ] Đánh thức bạn nhỏ dậy và dẫn bạn nhỏ đi ra phố sau mười giờ đêm.

[  ] Chỉ cho bạn nhỏ cách quan sát cây bàng và đường phố sau cơn mưa.

d. Theo em, câu chuyện nói về điều gì?

[  ] Vẻ đẹp của cây bàng vào mùa rụng lá.

[  ] Vẻ đẹp của đường phố sau cơn mưa.

[  ] Vẻ đẹp của những người công nhân môi trường.

[  ] Vẻ đẹp của âm thanh tiếng chổi tre.

e. Từ ngữ nào là chủ ngữ trong câu "Cây bàng trồng ở phố tôi không rụng lá."?

[  ] Cây bàng.

[  ] Phố tôi.

[  ] Ở phố tôi.

[  ] Cây bàng trồng ở phố tôi.

g. Từ nào sau đây có nghĩa giống với từ in đậm trong câu “Tôi vụt hiểu tất cả: Vì sao cây bàng không rụng lá.”

[  ] chợt

[  ] vừa

[  ] đã

[  ] mới

Viết câu trả lời vào chỗ trống.

h. Em biết thêm điều gì qua câu chuyện?

i. Theo em, nhờ đâu mà bạn nhỏ tìm được câu trả lời cho điều thắc mắc của minh?

k. Đặt một tên khác cho câu chuyện.

l. Đặt một câu giới thiệu về cây bàng trong câu chuyện.

Hướng dẫn trả lời:

a. Bạn nhỏ nhận ra điều gì rất lạ ở phố nhà mình?

[  ] Phố có một cây bàng rất to.

[ v ] Cây bàng ở phố không rụng lá.

[  ] Cây bàng to có rất nhiều quả chín.

[  ] Mùi bằng chín toả lên tận gác ba, gác tư.

b. Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?

[  ] Về người đã trồng cây bàng trên phố.

[ v ] Về điều rất lạ mà bạn thấy ở cây bàng.

[  ] Về hương vị của những quả bằng chín.

[  ] Về cây bàng, quả bằng và hương vị của nó.

c. Bố đã giải đáp cho bạn nhỏ bằng cách nào?

[  ] Bảo bạn nhỏ quan sát cây bàng thật kĩ khi trời vừa mưa xong.

[  ] Dặn bạn nhỏ thức đến mười giờ rưỡi để xem cây bàng trên phố.

[ v ] Đánh thức bạn nhỏ dậy và dẫn bạn nhỏ đi ra phố sau mười giờ đêm.

[  ] Chỉ cho bạn nhỏ cách quan sát cây bàng và đường phố sau cơn mưa.

d. Theo em, câu chuyện nói về điều gì?

[  ] Vẻ đẹp của cây bàng vào mùa rụng lá.

[  ] Vẻ đẹp của đường phố sau cơn mưa.

[ v ] Vẻ đẹp của những người công nhân môi trường.

[  ] Vẻ đẹp của âm thanh tiếng chổi tre.

e. Từ ngữ nào là chủ ngữ trong câu "Cây bàng trồng ở phố tôi không rụng lá."?

[  ] Cây bàng.

[  ] Phố tôi.

[  ] Ở phố tôi.

[ v ] Cây bàng trồng ở phố tôi.

g. Từ nào sau đây có nghĩa giống với từ in đậm trong câu “Tôi vụt hiểu tất cả: Vì sao cây bàng không rụng lá.”

[ v ] chợt

[  ] vừa

[  ] đã

[  ] mới

Viết câu trả lời vào chỗ trống.

h. Em biết thêm điều gì qua câu chuyện?

Em biết rằng đường phố được sạch sẽ là nhờ vào công sức của những cô chú công nhân đã phải thức đêm, dậy sớm bất kể thời tiết nắng mưa để dọn dẹp mỗi con đường.

i. Theo em, nhờ đâu mà bạn nhỏ tìm được câu trả lời cho điều thắc mắc của minh?

Bố bạn nhỏ đã cho bạn nhỏ nhìn thấy khung cảnh đường phố lúc 10 giờ rưỡi đêm, nơi có những cô chú công nhân đang quét lá rụng dưới lòng đường.

k. Đặt một tên khác cho câu chuyện.

“Tiếng chổi tre”.

l. Đặt một câu giới thiệu về cây bàng trong câu chuyện.

Cây bàng trồng ở phố tôi không rụng lá.

Bài tập 2. Thực hiện một trong hai đề bài sau:

a. Viết bài văn tả một vườn rau hoặc vườn hoa mà em thích.

b. Trường em có rất nhiều cây. Viết bài văn tả một cây bóng mát hoặc cây hoa gắn bó với em và bạn bè.

Hướng dẫn trả lời:

a. Viết bài văn tả một vườn rau hoặc vườn hoa mà em thích.

Phía sau nhà em có một vườn rau nhỏ. Ở đó có rất nhiều loại rau thơm ngon do chính tay bố em trồng.

Vườn rau có hình giống như hình chữ nhật, không rộng lắm. Chiều dài khoảng 20m, chiều rộng khoảng 15m, gần giống như một căn phòng. Hai mặt của vườn nằm sát với tường rào, hai mặt còn lại được quây bằng hàng cọc gỗ sơn trắng. Khu vườn được bố chia thành từng luống nhỏ, để trồng nhiều loại rau khác nhau. Ở góc sát bờ tường trong cùng, bố dựng một hàng các thanh tre sát tường để cho rau mồng tơi bò lên. Mặt tường còn lại, thì dựng tre cho cây đậu que bò lên. Thế là cả hai mặt tường ấy đều phủ lá xanh um. Ở hai mặt rào gỗ, bố trồng chanh leo, để bò quanh các cọc gỗ, tạo thành một hàng rào tự nhiên rất xinh đẹp. Mỗi khi cây ra hoa, kết trái, bốn mặt rào của khu vườn toàn là những hoa nhỏ trắng xinh. Ở giữa vườn, bố chia thành sáu luống rau nhỏ, gồm hai cột, mỗi cột ba luống. Luống trong cùng bố chia làm hai nửa, một nửa trồng rau diếp cá, một nửa trồng rau càng cua. Luống bên cạnh thì để trồng rau ngót. Các luống còn lại thì tùy mùa mà bố trồng các loại rau khác nhau. Mùa đông, xuân trời rét, bố sẽ trồng rau cải, rau thơm, rau xà lách, rau cần… Mùa hè, bố sẽ trồng rau tàu bay, rau má. Ở giữa các luống, bố lát các viên gạch đỏ chéo, tạo thành lối đi chắc chắn, lại sạch sẽ. Ở hai góc vườn đối nhau, bố trồng cây mướp và cây bầu, rồi dẫn cho nó bò lên khung dàn che ở trên khu vườn. Thế là, mùa hè đi ra vườn không sợ nắng, trời mưa lại chẳng sợ ướt. Khi có quả thì chúng lủng lẳng phía dưới sàn trông thật thích mắt.

Ở lối vào khu vườn, bố có lắp một cái bơm nước ở đấy. Kéo theo vòi bơm, em có thể tưới nước cho cả khu vườn. Nhờ vậy, lúc nào cây trong vườn cũng tươi xanh. Từ lúc có khu vườn, hầu như nhà em không phải mua rau ngoài chợ nữa. Ăn rau do chính nhà mình trồng em cảm thấy ngon và sạch lắm. Thích vô cùng. Mỗi ngày chủ nhật, em sẽ theo bố mẹ ra vườn, làm cỏ cho rau mọc tốt. Thỉnh thoảng khi bố bận, em sẽ xin được ra vườn tưới rau thay bố. Lúc ấy, em cảm thấy vui sướng vô cùng vì mình làm được việc có ích.

Khu vườn sau nhà đối với em không chỉ là một nơi để trồng rau. Mà nó còn là nơi để em được thư giãn sau giờ học mệt mỏi. Em sẽ cố dành dành thời gian để thường xuyên tưới nước, làm cỏ cho khu vườn. Để khu vườn luôn là một ốc đảo nhỏ tươi xanh.

b. Trường em có rất nhiều cây. Viết bài văn tả một cây bóng mát hoặc cây hoa gắn bó với em và bạn bè.

Giữa sân trường tôi có một cây phượng vĩ đang nở rộ những chùm hoa thắm tươi như báo hiệu cho chúng tôi một mùa hè nữa lại bắt đầu.

Cây phượng vĩ đã nhiều tuổi lắm rồi. Thân cây to đến mấy người ôm không xuể. Dưới gốc phượng có đến mấy cái rễ to, nhỏ khác nhau. Cái thì trồi lên trên mặt đất vài mét mới chui xuống dưới, cái thì ngoằn ngoèo, cái thì thẳng đuột. Tán phượng thì xòe rộng ra như cái dù phi công trùm lấy một khoảng sân rộng, che bóng mát cho tụi nhỏ chúng tôi. Trên những cành phượng cao tít, chim chóc thường đến cây ca hát líu lo làm cho cả sân trường không chỉ rộn rã tiếng trẻ thơ mà còn âm vang cả một bản hợp xướng của nhiều loài chim.

Giữa khoảng trời mênh mông, những chùm phượng nổi lên một màu đỏ rực. Đây là hình ảnh đọng lại trong tâm tưởng tôi mỗi khi tiếng ve sầu bắt đầu râm ran trên các cành phượng và phượng bắt đầu ra hoa đón mùa hè đến. Hè sắp về thời gian thúc giục tụi nhỏ chúng tôi mau mau luyện bài chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Và đây cũng là khoảng thời gian chuẩn bị chia tay nhau trong mấy tháng hè. Rồi đây nữa, những trang lưu bút hồn nhiên, ngây thơ nhưng chứa đầy những cảm xúc tình bạn. Trong ấy có thể là những kỉ niệm buồn vui với những cánh phượng hồng ép khô thành con bướm màu huyết dụ gợi nhớ những ngày học bên nhau dưới gốc phượng này. Và sau nữa, những cơn mưa mùa hạ sẽ đến, xác phượng khắp sân trường đỏ hồng như xác pháo. Nhưng khi hè qua đi, năm học mới lại đến, phượng đâm chồi nảy lộc… Cứ thế, cứ thế, phượng lại ra hoa, thắp đỏ cả một vùng trời, báo hiệu năm học mới sắp kết thúc. Và hè lại đến.

Giã từ những cành phượng thắm, lòng tôi lại cảm thấy xao xuyến bâng khuâng khi phải chia tay với cây phượng thân yêu, chia tay với những người bạn cùng trường với biết bao lưu luyến.

Tìm kiếm google: Giải vbt tiếng việt 4 chân trời, giải vbt tiếng việt 4 tập 2 CTST bài Ôn tập giữa học kỳ II Tiết 6 và 7

Xem thêm các môn học

Giải SBT Tiếng việt 4 tập 2 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net