Câu hỏi 1.
“Những nhân chứng cuối cùng” là cuốn sách tập hợp của 101 lời kể sống động, chân thực và tinh khiết nhất đến từ những đứa bé sống ở Belarus, Ukraine, Do Thái, Tatar, Latysh, Digan, Kazak,… – những đứa trẻ đã phải trải qua nỗi kinh hoàng của chiến tranh trong những tháng năm thơ ấu của mình, những đứa trẻ thời chiến. “Những nhân chứng cuối cùng” được viết năm 1985. Cuộc chiến tranh chống phát xít Đức cướp mất hàng chục triệu con người Liên Xô đã khiến nhiều ngôi làng Xô viết sau chiến tranh không còn bóng dáng đàn ông và tại những ngôi nhà góa bụa đó, Svetlana thường nghe được hai câu chuyện: Một của người mẹ và một của đứa con.
Câu hỏi 2.
Nhân vật tôi tự kể câu chuyện của mình, tự nhớ lại những ký ức tuổi thơ mà mình đã trải qua để thấy được cái hiện thực của chiến tranh và những giá trị của tình cảm gia đình. Nét đẹp đầu tiên của nhân vật tôi lúc bé đó chính là một đứa trẻ hồn nhiên, kiên cường. Nhân vật tôi reo hò khi lần đầu tiên thấy máy bay, chỉ biết ngồi lên xe đi và nghĩ mình đang được đi trại hè. Những đứa trẻ ngây thơ được chuẩn bị cho rất nhiều bánh kẹo, sẵn sàng sẻ chia số bánh kẹo đó cho những người lính bị thương. Chúng không biết rằng mai sau đây chúng sẽ không còn cái gì để ăn. Khi đói khát ngày một nhiều, cuộc sống của những đứa trẻ càng khổ cực hơn khi phải ăn cả cỏ, vỏ cây. Nét tính cách thứ hai cũng là nét tính cách khiến người đọc ấn tượng nhất đối với nhân vật tôi. Nhân vật tôi có tình cảm sâu sắc với ba mẹ của mình, đó có lẽ là thứ tình cảm giúp nhân vật tôi vượt qua sự khốc liệt của chiến tranh. Lúc nào cũng muốn được tìm lại mẹ, không ngại khó khăn khổ cực.
Câu hỏi 3.
Một số chi tiết, hình ảnh tạo nên bức tranh cuộc sống đặc biệt được tái hiện trong văn bản là:
+ Hình ảnh bọn trẻ vui vẻ và thích thú với chuyến đi trại hè đội viên mà không biết tương lai có sự kiện kinh khủng chuẩn bị diễn ra, chúng hoàn toàn không biết đến khái niệm chiến tranh và hậu quả khủng khiếp mà chúng mang lại.
+ Bọn trẻ có cuộc sống rất khổ cực, đói khát đến nỗi phải ăn cả cỏ, vỏ cây.
+ Những giáo viên còn không dám nhắc đến từ “mẹ” trước mặt chúng, cũng tránh không đọc những cuốn sách có từ này vì chúng sẽ khóc.
+ Nhân vật tôi nhớ mẹ và cậu đã quyết định trốn trại và đi tìm mẹ của mình.
+ Cậu kiên trì tìm mẹ từ lúc chiến tranh bắt đầu đến tận khi nó kết thúc, cậu vẫn không gặp được mẹ của mình. Cậu vẫn cứ chờ, chờ đến khi mình đã năm mươi mốt tuổi nhưng vẫn chưa gặp mẹ.
Chi tiết, hình ảnh đã thực sự gây ấn tượng mạnh với em là chi tiết hình ảnh Nhân vật tôi nhớ mẹ và cậu đã quyết định trốn trại và đi tìm mẹ của mình. Dù chỉ là một cậu bé đang trải qua rất nhiều cực khổ, thậm chí còn rất đói khát nhưng cậu bé vẫn rất gan dạ, vì tình yêu gia đình, với mẹ mà quyết định trốn cả trại để tìm gặp mẹ dù không biết mẹ ở đâu và biết ngoài kia tình hình đang khó khăn như nào.
Câu hỏi 4.
Những kí ức về chiến tranh được lưu giữ qua ký ức của những đứa trẻ vừa chân thực, nhưng cũng đầy khốc liệt. Dưới cái nhìn của nhân vật tôi đó là bức tranh nhiều màu sắc có chút ngây ngô của trẻ con, có cả tình yêu thương sâu sắc dành cho gia đình. Việc tạo lập văn bản này, tác giả đóng vai trò làm người kể chuyện. Những câu chuyện mà nhân vật tôi kể, không có những khung cảnh gia đình áp, ở đó toàn sự chia ly xa cách. Nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được sự yêu thương của nhân vật tôi dành cho cha mẹ, cũng như của cha mẹ dành cho nhân vật tôi. Thứ tình cảm đó khắc sâu vào tâm trí của tác giả theo nhân vật tận đến sau này. Đó là thứ tình cảm khát khao dai dẳng đi theo suốt những năm tháng trưởng thành của nhân vật tôi. Tựa đề câu chuyện là “Và tôi vẫn muốn mẹ…” cho thấy thứ tình cảm mãnh liệt tình mẫu tử. Khi nhân vật tôi chỉ là một đứa trẻ, tình yêu lớn nhất là dành cho gia đình của mình. Dù có đói khát thì chúng vẫn không khóc lóc mà chỉ khóc khi nhớ đến mẹ của mình. Tận khi lớn lên thì thứ tình cảm đó vẫn không mất đi. Dù có không còn chiến tranh, cuộc sống đủ đầy thì thứ tình cảm đó vẫn ăn sâu nảy mầm trong tâm trí của nhân vật tôi.
Câu hỏi 5.
Các chi tiết: Những đứa trẻ lần đầu nhìn thấy máy bay, không hề biết những nguy hiểm đang cận kề. Tận khi tất cả khung cảnh xung quanh những đứa trẻ mất, thì chúng mới biết cái khốc liệt và thê thảm của những thứ này. Chúng phải trải qua một mình mà không được ở bên cạnh bố mẹ. Những đứa trẻ gặp những ngày lính bị thương và sẵn sàng cho đi tất cả những gì chúng có. Trong con mắt của những đứa trẻ ngây thơ này, thì đó như là những người cha của mình vì cha của những đứa trẻ này cũng đang phục vụ cho quân đội. Vì quân Đức đang chiếm đóng và tàn phá nặng nề, những đứa trẻ sẽ được đến những nơi mà không có chiến tranh. Nhưng đến nơi không có chiến tranh thì cuộc sống của những đứa trẻ vẫn không thể có một cuộc sống đủ đầy. Không có chỗ ăn, chỗ ngủ mà phải chợp mắt trên những đống rơm rạ. Chúng thiếu thốn đồ ăn đến mức mà những người bảo mẫu ở đấy phải giết cả con vật đang chở nước để ăn. Thiếu đồ ăn ngày một nhiều đến mức những đứa trẻ phải ăn cả vỏ cây và những chồi non, nếu như chúng không muốn chết đói. Thiếu đồ ăn không phải là điều tồi tệ nhất với những đứa trẻ mà là việc chúng phải xa gia đình của mình. Những đứa trẻ nhớ bố mẹ đến mức đêm nào cũng khóc, khiến cho những người giáo viên không dám nhắc đến mẹ trước mặt bọn chúng. Khi ngày càng nhớ mẹ, nhân vật tôi đã trốn đi để tìm mẹ.
Thông điệp: Chiến tranh đã khiến những gia đình phải xa cách, sinh ly tử biệt. Chiến tranh là thứ tàn phá nhân loại.