Hướng dẫn soạn chi tiết ngữ văn 11 KNTT bài 7: "Và tôi vẫn muốn mẹ" (Trích Những nhân chứng cuối cùng - Solo cho giọng trẻ em)

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn ngữ văn 11 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 7: "Và tôi vẫn muốn mẹ" (Trích Những nhân chứng cuối cùng - Solo cho giọng trẻ em). Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH1. Hãy chia sẻ câu chuyện cảm động nói về tình cảm của mẹ con mà bạn từng biết qua các tác phẩm nghệ thuật (văn học, sân khấu, điện ảnh,...)

Hướng dẫn trả lời: 

Câu chuyện nhỏ “Hãy trả con cho tôi” của nhà văn An Đéc Xen, kể về:  Bà mẹ chạy ra ngoài, hớt hải gọi con. Suốt mấy đêm ròng thức trông con ốm, bà vừa thiếp đi một lúc, Thần Chết đã bắt nó đi.

Thần Đêm Tối đóng giả một bà cụ mặc áo choàng đen, bảo bà. Bà mẹ khẩn khoản cầu xin Thần chỉ đường cho mình đuổi theo Thần Chết. Thần Đêm Tối chỉ đường cho bà.Bà đã gặp bụi gai, hồ lớn và đánh đổi tính mạng và đôi mắt để được chỉ đường đến chỗ thần chết. Khi thấy bà, Thần Chết ngạc nhiên, hỏi :

- Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây ?

Bà mẹ trả lời :

- Vì tôi là mẹ. Hãy trả con cho tôi !

CH2. Qua thực tế cuộc sống xung quanh, bạn biết được gì về những hậu quả mà chiến tranh gây ra đối với đời sống con người?

Hướng dẫn trả lời: 

-  Hàng nghìn người đã ngã xuống vì chiến tranh. Họ có thể là những người lính trực tiếp tham gia chiến tranh. Nhưng họ có một điểm chung, đều là những con người vô danh, không tên không tuổi. 

- Những người may mắn sống sót sau khi cuộc chiến kết thúc nhưng trở lại cuộc sống bình thường họ lại mang trong mình hai nỗi đau. Một nỗi đau về thể xác, đó là các thương binh, các bệnh nhân chất độc màu da cam… Một nỗi đau về tinh thần, đó là những dư chấn của cuộc chiến, những ám ảnh về chết chóc bom đạn, nỗi đau khi mất đi người thân, gia đình bị ly tán…

ĐỌC VĂN BẢN

CH1. Thời điểm và những sự kiện ban đầu xảy ra được lưu giữ trong kí ức của nhân vật.

Hướng dẫn trả lời: 

Thời điểm: học xong lớp một vào tháng Năm năm 41 và bố mẹ tiễn tôi đi trại hè đội viên Gô-rô-đi-sa (Gorodisha) gần Min-xcơ (Minsk). 

Sự kiện: mới bơi được một lần, hai ngày sau chiến tranh, đưa lên tàu và chở đi, máy bay Đức bay trên đầu còn chúng tôi hò reo.

CH2. Những hình ảnh mà nhân vật chứng kiến trên đường đi trại hè đội viên.

Hướng dẫn trả lời: 

Đó là những chiếc máy bay lạ, cảnh chết chóc.

CH3. Hoàn cảnh của chuyến đi có gì khác thường?

Hướng dẫn trả lời: 

Bị quân đội Đức chiêm mất thành phố và mọi người phải đến Mô-đô-vi-a (Mordovia).

CH4. Ấn tượng về nạn đói và chuyện ăn uống của con người trong đói khát.

Hướng dẫn trả lời: 

Không chỉ trại mồ côi đói, mà những người xung quanh chúng tôi cũng đói bởi mọi thứ đều chuyển ra tiền tuyến. 

Có con ngựa Mai-ca (Maika) già và rất dịu dàng nhưng bị giết; hai con mèo đói nữa.

CH5. Trạng thái tinh thần của những đứa trẻ khi thiếu vắng mẹ

Hướng dẫn trả lời: 

Những đứa trẻ òa khóc, sợ hãi tột độ. 

CH6. Kết quả chờ đợi ba mẹ và niềm khát khao cháy bỏng của nhân vật.

Hướng dẫn trả lời: 

Nhưng họ đã mất tích đâu đó trong một trận bom, sau này những người láng giềng kể lại, cả hai đã lao đi tìm tôi. Khi tôi đã 51 tuổi và tôi vẫn muốn khao khát muốn gặp lại mẹ.

SAU KHI ĐỌC

CH1. Hãy tóm lược nội dung được kể lại trong văn bản và cho biết những điểm nhấn quan trọng của câu chuyện.

Hướng dẫn trả lời: 

“Những nhân chứng cuối cùng” là cuốn sách tập hợp của 101 lời kể sống động, chân thực và tinh khiết nhất đến từ những đứa bé sống ở Belarus, Ukraine, Do Thái,… – những đứa trẻ đã phải trải qua nỗi kinh hoàng của chiến tranh trong những tháng năm thơ ấu của mình, những đứa trẻ thời chiến. “Những nhân chứng cuối cùng” được viết năm 1985. Cuộc chiến tranh chống phát xít Đức cướp mất hàng chục triệu con người Liên Xô đã khiến nhiều ngôi làng Xô viết sau chiến tranh không còn bóng dáng đàn ông và tại những ngôi nhà góa bụa đó, Svetlana thường nghe được hai câu chuyện: Một của người mẹ và một của đứa con.

CH2. Chỉ ra những yếu tố tạo nên tính xác thực của các sự kiện được nhân vật kể lại cũng như trạng thái tâm lí của nhân vật trước các sự kiện đó.

Hướng dẫn trả lời: 

Nhân vật tôi tự kể câu chuyện của mình, tự nhớ lại những ký ức tuổi thơ mà mình đã trải qua để thấy được cái hiện thực của chiến tranh và những giá trị của tình cảm gia đình. Nét đẹp đầu tiên của nhân vật tôi lúc bé đó chính là một đứa trẻ hồn nhiên, kiên cường. Reo hò khi lần đầu tiên thấy máy bay, chỉ biết ngồi lên xe đi và nghĩ mình đang được đi trại hè. Những đứa trẻ ngây thơ được chuẩn bị cho rất nhiều bánh kẹo, sẵn sàng sẻ chia số bánh kẹo đó cho những người lính bị thương. Khi đói khát ngày một nhiều, cuộc sống của những đứa trẻ càng khổ cực hơn khi phải ăn cả cỏ, vỏ cây. 

Nét tính cách thứ hai cũng là nét tính cách khiến người đọc ấn tượng nhất đối với nhân vật tôi. Nhân vật tôi có tình cảm sâu sắc với ba mẹ của mình, đó có lẽ là thứ tình cảm giúp nhân vật tôi vượt qua sự khốc liệt của chiến tranh. Lúc nào cũng muốn được tìm lại mẹ, không ngại khó khăn khổ cực.

CH3. Phân tích một số chi tiết, hình ảnh tạo nên bức tranh cuộc sống đặc biệt được tái hiện trong văn bản. Chi tiết, hình ảnh nào đã thực sự gây ấn tượng mạnh với bạn? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời: 

* Cuộc sống nghèo đói, khổ cực

- Không có chỗ nằm ngủ, chúng tôi đành chợp mắt trên rơm rạ…

- Nạn đói bắt đầu; người ta gọi đi ăn trưa, nhưng chẳng có gì để ăn.

- Chúng tôi ăn hết tất cả chồi mầm, chúng tôi tước cả lớp vỏ non…

→ Đó là tình cảnh của cuộc sống di tản bởi chiến tranh. Ở đó, những đứa trẻ đáng ra phải nhận được tình yêu thương lại phải chịu cảnh nay đây, mai đó, không có đủ thức ăn để ăn mà chỉ gắng gượng để sống sót bằng cách ăn mọi thứ mà chúng có.

* Cuộc sống thiếu vắng tình thương của mẹ

- Những đứa trẻ nhỏ, chúng tôi có khoảng bốn mươi đứa… chúng tôi khóc rền. Gọi ba gọi mẹ.

- Cô bảo mẫu và giáo viên cố không nhắc đến từ “mẹ”…

- … ai đó bất ngờ nhắc đến mẹ, lập tức tất cả khóc òa

→ Tiếng khóc của những đứa trẻ đáng thương, chúng còn quá nhỏ để xa mẹ. Chúng ngày đêm mong ngóng ngày được gặp lại ba mẹ của mình trong vô vọng. 

CH4. Toàn bộ câu chuyện được kể bởi một người vì chiến tranh mà đã phải nếm trải những ngày tháng đau thương ở tuổi ấu thơ, tác giả chỉ là người ghi lại. Vậy trong việc tạo lập văn bản này, tác giả đóng vai trò gì? Phân tích thái độ của tác giả khi ghi lại các sự kiện mà nhân chứng kể lại.

Hướng dẫn trả lời: 

Dưới cái nhìn của nhân vật tôi đó là bức tranh nhiều màu sắc có chút ngây ngô của trẻ con, có cả tình yêu thương sâu sắc dành cho gia đình. Việc tạo lập văn bản này, tác giả đóng vai trò làm người kể chuyện. Những câu chuyện mà nhân vật tôi kể, không có những khung cảnh gia đình áp, ở đó toàn sự chia ly xa cách. Nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được sự yêu thương của nhân vật tôi dành cho cha mẹ, cũng như của cha mẹ dành cho nhân vật tôi. Thứ tình cảm đó khắc sâu vào tâm trí của tác giả theo nhân vật tận đến sau này. Đó là thứ tình cảm khát khao dai dẳng đi theo suốt những năm tháng trưởng thành của  nhân vật tôi. 

Tựa đề câu chuyện là “Và tôi vẫn muốn mẹ…” cho thấy thứ tình cảm mãnh liệt tình mẫu tử. Khi nhân vật tôi chỉ là một đứa trẻ, tình yêu lớn nhất là dành cho gia đình của mình. Dù có đói khát thì chúng vẫn không khóc lóc mà chỉ khóc khi nhớ đến mẹ của mình. 

CH5. Theo bạn, những yếu tố nào có khả năng tạo nên sức lay động của văn bản đối với người đọc? Thông điệp mà bạn nhận được từ văn bản "Và tôi vẫn muốn mẹ..." là gì? 

Hướng dẫn trả lời: 

Các chi tiết: Những đứa trẻ lần đầu nhìn thấy máy bay, không hề biết những nguy hiểm đang cận kề. Tận khi tất cả khung cảnh xung quanh những đứa trẻ mất, thì chúng mới biết cái khốc liệt và thê thảm của những thứ này. Sự ngây thơ ban đầu càng khảng định được cái vô tội của những đứa nhỏ, mặc dù vậy Chiến Trang cũng không ta cho chúng. 

Vì quân Đức đang chiếm đóng và tàn phá nặng nề, những đứa trẻ sẽ được đến những nơi mà không có chiến tranh. Nhưng đến nơi không có chiến tranh thì cuộc sống của những đứa trẻ vẫn không thể có một cuộc sống đủ đầy. Không có chỗ ăn, chỗ ngủ mà phải chợp mắt trên những đống rơm rạ.

 Những đứa trẻ nhớ bố mẹ đến mức đêm nào cũng khóc, khiến cho những người giáo viên không dám nhắc đến mẹ trước mặt bọn chúng. Khi ngày càng nhớ mẹ, nhân vật tôi đã trốn đi để tìm mẹ.

=> Thông điệp: Chiến tranh đã khiến những gia đình phải xa cách, sinh ly tử biệt. Chiến tranh là thứ tàn phá nhân loại..

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích ý nghĩa hai câu cuối trong văn bản: "Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ". 

Hướng dẫn trả lời: 

*Gợi ý: học sinh tự phát triển luận điểm dưới đây theo văn phong của mình 

=> Chiến tranh cũng đã tác động sâu sắc đến nhận thức của những đứa trẻ, khiến cho chúng như “đã già đi”, không còn giữ được sự ngây thơ, hồn nhiên, mà nhìn cuộc đời bằng sự tiêu cực, trực diện với những chiều kích tăm tối của nó. Chỉ trong hai câu văn ngắn thế này, mà nỗi đau đằng đẵng suốt năm tháng gắn liền với khát vọng yêu thương tận cùng trái tim vang lên đầy day dứt: “Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ.” (Lời của một người đã mất mẹ trong cuộc chiến). Hai câu thơ cho thấy niềm khao khát của một đứa trẻ đã mất mẹ trong thời chiến thật ám ảnh, day dứt biết bao!

=> Trên thế giới này một khi tình yêu còn tồn tại, một khi những tâm hồn vẫn biết rung động, biết yêu thương, biết sống vì nhau thì khi đó “Thuyền và biển” còn làm xúc động lòng người, còn dư âm như lời hát ân tình, tha thiết: “Chỉ có thuyền mới hiểu/ Biển mênh mông nhường nào/ Chỉ có biển mới biết/ Thuyền đi đâu về đâu...”

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 11 bài 7, soạn ngữ văn 11 sách KNTT bài 7, Giải văn 11 bài 7

Xem thêm các môn học

Soạn bài ngữ văn 11 KNTT mới

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com