Học sinh lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: Sưu tầm các nguồn tư liệu về xu hướng gia tăng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo...

Vận dụng

2. Học sinh lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1: Sưu tầm các nguồn tư liệu về xu hướng gia tăng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo ở châu Âu và chia sẻ với các bạn.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về một hoạt động bảo vệ môi trường (nước, không khí hoặc đa dạng sinh học) ở địa phương em.

 

Câu trả lời:

* Nhiệm vụ 1: Tư liệu về xu hướng gia tăng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo ở châu Âu:

   Châu Âu là một trong khu vực đi đầu trong việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành năng lượng theo hướng sử xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nguồn năng lượng sạch. Ngành công nghiệp năng lượng tái tạo ở châu Ậu liên tục phát triển nhanh những năm gần đây, 6 tháng đầu năm 2020 tăng trưởng 11% so với cùng kỳ 2019, góp phần tạo ra 40% tổng sản lượng điện cho 27 quốc gia trong khu vực.Với quyết tâm mạnh mẽ trong việc chuyển đổi hướng đi ngành năng lượng, châu Âu đặt mục tiêu sẽ tăng tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng sinh học lên 60% vào năm 2030, và tăng cường công suất điện gió ngoài khơi lên gấp 25 lần vào năm 2050, để đạt mục tiêu trung hòa khí thải các bon năm 2050. Để đẩy nhanh việc thực hiện kế hoạch “Năng lượng sạch cho toàn châu Âu”, cuối năm 2018 các nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) đã thông qua đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) về gói đầu tư trị giá 873 triệu euro cho các dự án lớn của châu Âu về cơ sở hạ tầng năng lượng sạch, bao gồm 17 dự án. Trong đó, 680 triệu euro đầu tư cho 8 dự án thuộc lĩnh vực điện và193 triệu euro cho 9 dự án khác liên quan tới khí đốt. Các dự án liên quan tới lĩnh vực năng lượng tái tạo này sẽ đẩy mạnh liên kết và tăng cường an ninh cho mạng lưới năng lượng trên toàn châu Âu. Theo đó, các nước châu Âu sẽ nhanh chóng chuyển đổi sang nền kinh tế có mức độ thải khí các-bon thấp, an toàn sức khỏe cho người dân và góp phần tăng khả năng cạnh tranh cho nhiều ngành công nghiệp. Liên minh năng lượng sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của EC nhằm chuyển đổi châu Âu sang một nền kinh tế sạch, hiện đại và bền vững.

* Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về một hoạt động bảo vệ môi trường (nước, không khí hoặc đa dạng sinh học) ở địa phương em.

    Để giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp cải thiện chất lượng môi trường, ưu tiên xử lý các sông bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó, có sông Tô Lịch, sông Nhuệ và sông Đáy, từng bước làm “sống lại” các dòng sông.

   Để xử lý lượng nước thải sinh hoạt, thành phố đã vận hành các nhà máy xử lý nước thải tập trung và các trạm xử lý nước thải khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Lượng nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý tập trung theo công suất thiết kế tại tám nhà máy đạt khoảng 296.700 m3/ngày-đêm, tương đương khoảng 108,3 triệu m3/năm, đáp ứng được khoảng gần 30% nhu cầu xử lý nước thải. Ngoài ra, nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu đô thị được xử lý tại các trạm xử lý phân tán. Hiện nay, thành phố đang tập trung đầu tư xây dựng dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, tại huyện Thanh Trì, với công suất xử lý 270.000 m3 nước thải/ngày-đêm; hệ thống xử lý nước thải tập trung tại làng nghề Phùng Xá,…Bên cạnh đầu tư các nhà máy xử lý nước thải, thành phố triển khai các dự án làm sạch, thu gom, nạo vét sông Nhuệ, sông Đáy; xây dựng các trạm bơm tiêu thoát nước và tăng cường công tác giám sát, xử lý vi phạm đất đai, lấn chiếm hành lang các sông thoát nước. Từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn thành phố có 287 công trình thủy lợi được đầu tư, cải tạo, sửa chữa nâng cấp, điển hình như Dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc (giai đoạn 1); dự án Nâng cấp trục chính sông Nhuệ kết hợp làm đường giao thông, cải thiện môi trường gắn với chỉnh trang sông, đoạn từ cống Hà Đông đến đường vành đai 4 và đoạn từ Liên Mạc đến cống Hà Đông; xây dựng các trạm bơm tiêu nước vào sông Nhuệ.

   Bên cạnh những kết quả đạt được, việc giải quyết  tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do sức ép về gia tăng dân số, phát triển kinh tế, xã hội và phát triển cơ sở hạ tầng, ý thức giữ gìn môi trường của người dân chưa cao, vẫn còn hiện tượng vứt trực tiếp rác thải xuống dòng sông,...

   Trong thời gian sắp tới, Hà Nội tiếp tục xây dựng và triển khai các biện pháp để bảo vệ môi trường nước tại thành phố.

 

 

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net