Hướng dẫn giải nhanh Khoa học 4 KNTT bài 12: Nhiệt độ và sự truyền nhiệt

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn Khoa học 4 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 12: Nhiệt độ và sự truyền nhiệt. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

BÀI 12: NHIỆT ĐỘ VÀ SỰ TRUYỀN NHIỆT

 

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Làm thế nào để biết được vật nào nóng hơn, vật nào lạnh hơn? Có thể làm cho vật nóng lên hay lạnh đi như thế nào?

Trả lời:

Để một vật nào nóng hơn, vật nào lạnh hơn, ta xác định nhiệt độ của vật đó, vật nóng hơn thì có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệt độ thấp hơn.

Chúng ta có thể làm vật nóng hơn bằng cách lấy vật khác truyền nhiệt sang cho vật, còn muốn làm vật lạnh đi thì chỉ cần truyền nhiệt từ vật sang cho vật khác.

 

1. Nóng, lạnh và nhiệt độ

Câu 1: Thực hiện thí nghiệm chứng tỏ vật nóng hơn thì có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệt độ thấp hơn.

Chuẩn bị: 3 cốc nước, nước đá, nước nóng. 

Tiến hành:

- Cho nước đá vào cốc b, rót nước nóng vào cốc c (Hình 1). Hãy cho biết nước ở cốc nào nóng nhất, nước ở cốc nào lạnh nhất?

- Dự đoán nhiệt độ của nước ở cốc nào cao nhất, ở cốc nào thấp nhất.

- Sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước ở mỗi cốc và so sánh kết quả với dự đoán.

Từ kết quả thí nghiệm rút ra nhận xét.

Trả lời:

Thực hiện thí nghiệm, ta nhận thấy: nước ở cốc c nóng nhất còn nước ở cốc b lạnh nhất.

- Em dự đoán nhiệt độ ở cốc c cao nhất, nhiệt độ ở cốc b thấp nhất.

- Sử dụng nhiệt kế, em nhận thấy nhiệt độ của cốc c cao nhất còn nhiệt độ ở cốc b là thấp nhất, vì vậy, dự đoán của em là hoàn toàn chính xác.

-> Từ kết quả thí nghiệm, em rút ra được nhận xét rằng: vật nóng hơn thì có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệt độ thấp hơn.

 

Câu 2: 

- Quan sát hình 2 và cho biết nhiệt kế nào dùng để đo nhiệt độ cơ thể người, nhiệt kế nào dùng để đo nhiệt độ không khí.

- Thảo luận cách sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể người và nhiệt độ không khí trong lớp học.

Trả lời:

Trong hình 2, các hình a, c và d là các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người, hình b là nhiệt kế treo tường dùng để đo nhiệt độ không khí.

Để đo nhiệt độ cơ thể người, em có thể sử dụng nhiệt kế theo các bước sau:

  1. Rửa tay với xà phòng kết hợp với nước ấm.

  2. Dùng một nhiệt kế sạch đã được rửa trong nước lạnh và lau bằng cồn, sau đó rửa sạch để loại bỏ cồn.

  3. Không nên ăn thức ăn trước khi đo nhiệt độ khoảng 5 phút. Vì nhiệt độ thức ăn có thể làm kết quả đo không chính xác.

  4. Đặt đầu nhiệt kế dưới lưỡi và giữ nhiệt kế ở vị trí đó trong khoảng 40 giây.

  5. Số đọc sẽ tăng và ký hiệu F (hoặc C) sẽ nhấp nháy trong khi đo. Trong khoảng 30 giây, nhiệt kế sẽ kêu tiếng bíp trong lần đo cuối cùng này.

  6. Gỡ nhiệt kế, ghi lại kết quả nhiệt độ và thời gian, tránh để nhiệt kế trong nước lạnh lau bằng cồn và rửa lại.

Để đo nhiệt độ không khí trong lớp học, em và các bạn có thể sử dụng nhiệt kế theo các bước sau:

  1. Đặt nhiệt kế cách mặt đất 1.5 m (có thể xê dịch trong khoảng 30 cm).

  2. Nhiệt kế được đặt trong bóng râm.

  3. Đặt nhiệt kế lên bề mặt cỏ hoặc bụi bẩn.

  4. Đo 3 lần 1 ngày (5 giờ, 13 giờ, 21 giờ).

  5. Tính nhiệt độ trung bình ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày/ số lần đo.

 

 

Câu 3: Thực hành đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế điện tử. Viết kết quả theo đơn vị °C. So sánh nhiệt độ cơ thể em với nhiệt độ cơ thể các bạn và nêu nhận xét.

Trả lời:

Em tự thực hành đo sau đó viết kết quả vào bảng, sau đó so sánh với các bạn khác.

Vị trí đo

Ngưỡng thấp 

Ngưỡng thông thường

Ngưỡng cao 

Kết quả của em

Miệng

35.5

37.5

>37.5

37,5

Nách-háng

34.7

37.3

>37.3

37

Tai

35.5

37.7

>37.7

37,5

Trán không tiếp xúc

35.4

37.4

>37.4

36

Nhiệt độ của em và các bạn khác tương đương nhau, điều này chứng tỏ chúng em hoàn toàn khỏe mạnh.

 

Câu 4: Thực hành đo nhiệt độ trong phòng:

- Treo nhiệt kế treo tường ở vị trí ngang tầm mắt.

- Sau vài phút, đọc số chỉ của nhiệt kế, viết kết quả theo đơn vị °C.

- Treo nhiệt kế ở vị trí khác trong phòng, đọc số chỉ của nhiệt kế. Rút ra nhận xét.

Trả lời:

Sau khi đo nhiệt độ ở vị trí treo tường ngang tầm mắt, em nhận thấy nhiệt kế chỉ 31 độ C, sau khi chuyển sang vị trí gần cửa sổ có ánh nắng mặt trời chiếu vào, nhiệt kế chỉ 34 độ C

Em có thể rút ra nhận xét rằng nhiệt đọ có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí trong phòng.

 

Câu 5: Số chỉ của nhiệt kế cho biết điều gì?

Trả lời:

Số chỉ trên nhiệt kế cho biết nhiệt độ của môi trường mà nhiệt kế đang đo. Nhiệt độ thường được đo bằng đơn vị Celsius (°C), Fahrenheit (°F), hoặc Kelvin (K), tùy thuộc vào loại nhiệt kế và quốc gia sử dụng.

 

Câu 6: Làm thế nào biết vật này nóng hơn hay lạnh hơn vật kia?

Trả lời:

Để biết vật này nóng hơn hay lạnh hơn vật kia, ta sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ: vật nóng hơn thì có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệt độ thấp hơn.

 

Câu 7: Nếu đổ một phần nước nóng ở cốc c (Hình 1c) vào cốc nước nguội (Hình 1a) thì nhiệt độ của nước ở cốc a tăng lên hay giảm đi?

Trả lời:

Nếu đổ một phần nước nóng ở cốc c (Hình 1c) vào cốc nước nguội (Hình 1a) thì nhiệt độ của nước ở cốc a tăng lên. Bởi vì nhiệt độ của nước ở cốc c cao hơn nhiệt độ của cốc a,  nên khi đổ nước sang cốc a, nhiệt đã truyền từ cốc c sang làm cho nước trong cốc a tăng nhiệt độ. 

 

2. Sự truyền nhiệt

Câu 1: Thực hiện thí nghiệm tìm hiểu sự truyền nhiệt.

Chuẩn bị: Cốc nước nóng, cốc nước có nước đá, hai thìa kim loại giống nhau.

Tiến hành:

- Dùng hai tay cầm hai thìa kim loại để cảm nhận nhiệt độ.

- Cắm thìa vào mỗi cốc (Hình 4). Sau vài phút, cầm lần lượt vào hai cán thìa. Mô tả cảm giác ở tay em.

- Thìa nào có nhiệt độ cao hơn so với ban đầu? Thìa nào có nhiệt độ thấp hơn so với ban đầu? Vì sao?

Rút ra kết luận từ thí nghiệm.

Trả lời:

- Sau vài phút, em nhận thấy cán thìa ở hình a nóng, cán thìa ở hình b lạnh.

- Theo em, thìa a có nhiệt độ cao hơn so với ban đầu, thìa b có nhiệt độ thấp hơn so với ban đầu. Vì khi cho vào nước nóng, thìa a đã được nước nóng truyền nhiệt cho và tăng nhiệt độ. Trong khi đó, thìa b khi được cho vào nước lạnh đã truyền nhiệt độ sang cho nước làm cho nhiệt độ của thìa giảm đi.

→ Từ thí nghiệm, em có thể rút ra nhận xét rằng nhiệt truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn.

 

Câu 2: Khi chạm vào cốc nước nóng, tay em cảm thấy nóng. Nhiệt truyền từ đâu đến tay em?

Trả lời:

Khi chạm vào cốc nước nóng, tay em cảm thấy nóng bởi nhiệt truyền từ cốc nước nóng đến tay em.

 

Câu 3: Vì sao khi được đun nấu thì nhiệt độ của thức ăn tăng lên?

Trả lời:

Nhiệt độ của thức ăn tăng lên khi được đun nấu bởi vì nó được nhiệt truyền từ bếp sang.

 

Câu 4: Vì sao vào mùa đông mọi người thích ngồi bên bếp lửa?

Trả lời:

Vào mùa đông mọi người thích ngồi bên bếp lửa vì mùa đông trời lạnh khiến cho nhiệt độ từ người truyền ra môi trường, điều này làm cho người trở nên lạnh hơn.

→ Vì thế, khi ngồi gần bếp lửa, nhiệt truyền từ bếp lửa sang làm người ấm lên.

 

Câu 5: Nêu một số cách khác làm vật nóng lên hay lạnh đi trong cuộc sống.

Trả lời:

- Các cách làm vật nóng lên: rót nước sôi vào cốc, khi cầm vào cốc ta thấy nóng; múc canh nóng vào bát, ta thấy muôi, thìa, bát nóng lên; cắm bàn là vào ổ điện, bàn là nóng lên, …

- Các cách làm vật lạnh đi: để rau, củ, quả vào tủ lạnh, lúc lấy ra thấy lạnh; cho đá vào cốc, cốc lạnh đi; chườm đá lên trán, trán lạnh đi; khi ta ăn kem, người ta lạnh hơn, …

 

Câu 6: Đo được nhiệt độ cơ thể của người thân trong gia đình em và nhiệt độ trong phòng.

Trả lời:

Em sẽ dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của bố mẹ, sau đó sẽ đo nhiệt độ trong phòng. Em nhận thấy nhiệt độ của bố mẹ nóng hơn so với nhiệt độ trong phòng.

 

Câu 7: Làm thay đổi nhiệt độ của cốc nước cần uống: tăng lên hoặc giảm đi.

Trả lời:

Để làm cốc nước giảm nhiệt độ, em có thể cho thêm đá, để nước vào tủ lạnh, ...

Để làm cốc nước tăng nhiệt độ, em có thể rót thêm nước nóng vào,…

Tìm kiếm google: Hướng dẫn giải nhanh sách giáo khoa Khoa học 4 kết nối, giải siêu nhanh sách Khoa học 4 KNTT.

Xem thêm các môn học

Giải khoa học 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 5. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com