HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Hãy kể tên một số nấm mà em biết. Làm thế nào để phân biệt được chúng?
Trả lời:
- Một số loại nấm mà em biết:
Nấm kim châm
Nấm hương
Nấm rơm
Nấm kim châm
Nấm bào ngư
Nấm đùi gà
- Để phân biệt các loại nấm em dựa vào:
Hình dạng
Màu sắc
Hoa văn trên mũ nấm
Mùi hương
1. Hình dạng, kích thước và màu sắc của nấm.
Câu 1: Theo em, nấm có hình dạng, kích thước, màu sắc như thế nào?
Trả lời:
Theo em, Trong tự nhiên, nấm có hình dạng, kích thước và màu sắc rất đa dạng, tùy thuộc vào loài. Ví dụ: nấm hương có màu nâu nhạt, nấm đùi gà có hình dạng giống đùi gà, nấm kim châm có hình dạng thon dài,…
2. Sự sống của nấm
Câu 1: Quan sát hình 9, đọc thông tin và cho biết nấm thường sống ở đâu.
Trả lời:
Trong hình 9 có những loại nấm sau:
Hình a - Nấm tai mèo (mộc nhĩ) mọc trên gỗ mục.
Hình b - Nấm mốc mọc trên bánh mì để lâu ngày.
Hình c - Nấm rơm mọc trên rơm rạ mục.
Hình d - Nấm mốc ở góc tường nhà.
Hình e - Nấm tùng nhung mọc ở rễ cây thông sống.
Hình g - Nấm truffel mọc dưới lòng đất.
Câu 2: Nấm còn có thể sống ở những nơi nào khác và nhận xét về nơi sống của chúng.
Trả lời:
Theo em, nấm có thể sống ở rất nhiều nơi khác nhau trên Trái Đất như
Trong đất: Đây là môi trường phổ biến nhất mà nấm có thể sống.
Trên chất mùn: Nấm có thể sống và phát triển trên chất mùn, nơi chúng có thể tận dụng các chất hữu cơ từ chất mùn để phát triển.
Cộng sinh hoặc ký sinh trên cơ thể động, thực vật và nấm khác: Nấm có thể sống cộng sinh hoặc ký sinh trên cơ thể của động vật, thực vật và nấm khác.
Trong không khí: Nấm cũng có thể sống trong không khí.
3. Một số bộ phận của nấm
Câu 1: Quan sát hình 10 và chỉ một số bộ phận của nấm.
Trả lời:
Trong hình 10, em nhận thấy nấm có những bộ phận sau: mũ nấm, thân nấm, chân nấm.
Câu 2: Lựa chọn một loại nấm khác thường gặp, vẽ và ghi chú các bộ phận của chúng.
Trả lời:
Em lựa chọn nấm hương và em có hình như sau:
Câu 3: Sưu tầm một số nấm khác và chia sẻ với bạn về hình dạng, màu sắc, các bộ phận và nơi sống của chúng.
Trả lời:
Em đã sưu tầm được một số loại nấm khác là nấm đùi gà và nấm bào ngư:
Nấm đùi gà:
Hình dạng: Nấm đùi gà có thân nhỏ và dài, trông giống như một chiếc đùi gà. Phần mũ của nấm có hình cầu, màu từ xám đến trắng xám. Thịt nấm màu trắng, dày. Cuống mọc xiên, màu trắng hay gần trắng, dài từ 2–6 cm.
Nơi sống: Nấm đùi gà là loài bản địa khu vực Địa Trung Hải của châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi nhưng hiện đang được trồng khắp châu Á.
Nấm bào ngư:
Hình dạng: Nấm bào ngư có hình dạng giống như chiếc phễu lệch, mũ nấm xòe ra, chóp nấm lõm nhẹ, dưới mũ nấm có các cánh tơ mỏng. Mũ nấm có màu xám – nâu sẫm và màu trắng nhạt. Cuống nấm ngắn được phủ lông mịn có màu nhạt hơn phần mũ nấm.
Nơi sống: Nấm bào ngư thường mọc thành từng cụm, ít khi mọc đơn lẻ. Loại nấm này thích hợp với môi trường lạnh, thường sinh trưởng và phát triển mạnh nhất vào mùa đông, khi nhiệt độ chỉ từ 10 – 15 độ C. Tuy nhiên, với công nghệ nhà lạnh vô cùng hiện đại ngày nay, nấm bào ngư có thể được trồng quanh năm và trở nên phổ biến, ngay cả ở vùng khí hậu nhiệt đới.
Câu 4: Phân biệt đặc điểm bên ngoài của nấm với các loài thực vật.
Trả lời:
Nấm và thực vật có một số đặc điểm bên ngoài khác nhau:
Nấm:
Nấm có hình dạng, kích thước, màu sắc và nơi sống rất đa dạng (đất ẩm, rơm rạ mục, thức ăn, hoa quả,…).
Nấm mũ thường có một số bộ phận như mũ nấm, thân nấm và chân nấm.
Nấm không có chất diệp lục và không có khả năng quang hợp như các loài thực vật khác.
Thực vật:
Thực vật có chất diệp lục và có khả năng quang hợp.
Thực vật có lượng đường dự trữ là tinh bột.
Dinh dưỡng chủ yếu của thực vật là chất xơ
Câu 5: Nhận biết được các bộ phận của một số nấm.
Trả lời:
Từ bài học, em có thể nhận biết được đâu là mũ nấm, thân nấm và chân nấm