Hướng dẫn giải nhanh Khoa học 4 KNTT bài 29: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn Khoa học 4 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 29: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

BÀI 29: CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN

 

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Hãy kể tên một số động vật và thức ăn của chúng mà em biết.

Trả lời:

Một số động vật và thức ăn của chúng mà em biết là: 

  • Gấu trúc: Gấu trúc chủ yếu ăn lá tre, cành tre và măng tre.

  • Hươu cao cổ: Hươu cao cổ ăn lá, cành cây và hoa.

  • Chim hồng hạc: Chim hồng hạc ăn cá, ốc và côn trùng.

  • Chó: Chó ăn thức ăn chuyên dụng cho chó, bao gồm thịt, ngũ cốc và rau.

  • Mèo: Mèo ăn thức ăn chuyên dụng cho mèo, thường là thịt và hải sản.

 

1. Mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật thông qua chuỗi thức ăn

Câu 1: Quan sát từ hình 2 đến 4 và mô tả mối liên hệ về thức ăn giữa các sinh vật:

Trả lời:

Trong hình 2 đến hình 4, em nhận thấy mối liên hệ về thức ăn giữa các sinh vật là: 

Bắp cải lấy nước và khoáng từ đất -> Con sâu ăn lá bắp cải -> Con chim ăn con sâu.

Câu 2: Hãy sử dụng mũi tên (→), các cụm từ: cây bắp cải, con sâu, con chim để vẽ sơ đồ mô tả mối liên hệ về thức ăn giữa ba sinh vật đó.

Trả lời:

Em có sơ đồ giữa cây bắp cải, con sâu và con chim như sau: 

Cây bắp cải → con sâu → con chim.

 

Câu 3: Hình 5 thể hiện các loài sinh vật trong một hồ nước có liên hệ với nhau về thức ăn.

- Mô tả mối liên hệ về thức ăn giữa các sinh vật trong hồ nước.

- Cho biết sinh vật đứng đầu trong mỗi chuỗi thức ăn đó.

Trả lời:

Từ hình 5, em có thể tạo bảng mô tả mối liên hệ về thức ăn giữa các sinh vật trong hồ nước và sinh vật đứng đầu trong mỗi chuỗi thức ăn đó như sau: 

Hình

Mối liên hệ về thức ăn

Sinh vật đứng đầu

a

Bèo tấm → Ốc → Cá trê

Cá trê

b

Thực vật phù du → Động vật phù du → Ấu trùng tôm → Cá chép

Cá chép

 

2. Một số chuỗi thức ăn trong tự nhiên

Câu 1: Quan sát hình 6. Hãy viết vào vở các chuỗi thức ăn theo đường gạch nối giữa các sinh vật theo gợi ý sau:

Trả lời:

Từ hình 6, em có thể viết được các chuỗi thức ăn theo đường gạch nối như sau: 

Chuỗi 1: Cỏ → Con thỏ → Con báo.

Chuỗi 2: Cỏ → Con nai → Con báo.

Chuỗi 3: Cỏ → Con trâu → Con sư tử.

 

 

Câu 2:  Đọc thông tin, vẽ và hoàn thành sơ đồ mô tả về các mối liên hệ thức ăn giữa các sinh vật trong một vùng biển theo sơ đồ gợi ý ở hình 7.

Tại một vùng biển, tảo là thức ăn của tôm, tôm là một trong những thức ăn của cá hồi. Động vật phù du là thức ăn của sứa và tôm, sứa là thức ăn của rùa biển.

Trả lời:

Dựa vào các thông tin trên, em có thể hoàn thành sơ đồ ở hình 7 như sau: 

Câu 3: Một nhóm học sinh quan sát khu vườn và phát hiện được một số sinh vật. (Hình 8)

Hãy vẽ các chuỗi thức ăn giữa các sinh vật trong khu vườn.

Trả lời:

Từ hình 8, em có thể vẽ chuỗi thức ăn các sinh vật trong khu vườn như sau: 

Chuỗi 1: Lá cây → Con sâu → Chim sâu.

Chuỗi 2: Lá cây → Con rệp → Chim sâu.

Chuỗi 3: Lá cây → Con rệp → Ấu trùng bọ rùa → Chim sâu.

 

Câu 4:

- Hãy quan sát xung quanh nơi ở hoặc trường học của em, ghi chép những sinh vật sống trong các khu vực đó.

- Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn giữa các sinh vật mà em quan sát được và chia sẻ.

Trả lời:

Sau khi quan sát xung quanh nơi ở hoặc trường học của em, em nhận thấy có những sinh vật như: chuột, mèo, cỏ, cây, hoa, sâu, chim, giun, …

Từ những sinh vật trên, em có thể vẽ được sơ đồ chuỗi thức ăn như sau:

Chuỗi 1: Cỏ → chuột → mèo.

Chuỗi 2: Hoa → sâu → chim.

 

Câu 5: Các sinh vật sau có mối liên hệ về thức ăn với nhau: cây lúa, rắn hổ mang, chuột, cỏ, châu chấu, chim diều hâu, bò.

- Có thể xây dựng được bao nhiêu chuỗi thức ăn từ các sinh vật nêu trên?

- Hãy thảo luận và vẽ sơ đồ các chuỗi thức ăn đó.

Trả lời:

Từ các sinh vật trên, em có thể xây dựng được 10 chuỗi thức ăn như sau: 

Chuỗi 1: Cây lúa → chuột → rắn hổ mang → chim diều hâu.

Chuỗi 2: Cây lúa → chuột → chim diều hâu.

Chuỗi 3: Cây lúa → châu chấu → chuột → rắn hổ mang → chim diều hâu.

Chuỗi 4: Cây lúa → châu chấu → chuột → chim diều hâu.

Chuỗi 5: Cây lúa → bò.

Chuỗi 6: Cỏ → chuột → rắn hổ mang → chim diều hâu.

Chuỗi 7: Cỏ → chuột → chim diều hâu.

Chuỗi 8: Cỏ → châu chấu → chuột → rắn hổ mang → chim diều hâu.

Chuỗi 9: Cỏ → châu chấu → chuột → chim diều hâu.

Chuỗi 10: Cỏ → bò.

 

Câu 6: Phát hiện và chia sẻ về những chuỗi thức ăn ở nơi em sống.

Trả lời:

Ở nơi em sống có những chuỗi thức ăn sau: 

Chuỗi 1: Cỏ → chuột → mèo.

Chuỗi 2: Lá ngô → châu chấu → ếch → rắn.

Chuỗi 3: Cây lúa → châu chấu → chuột → rắn hổ mang.

 
Tìm kiếm google: Hướng dẫn giải nhanh sách giáo khoa Khoa học 4 kết nối, giải siêu nhanh sách Khoa học 4 KNTT.

Xem thêm các môn học

Giải khoa học 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 5. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com