Hướng dẫn giải nhanh Khoa học 4 KNTT bài 5: Vai trò của không khí và bảo vệ bầu không khí trong lành

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn Khoa học 4 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 5: Vai trò của không khí và bảo vệ bầu không khí trong lành. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

BÀI 5: VAI TRÒ CỦA KHÔNG KHÍ VÀ BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Một ngọn nến đang cháy, làm thế nào để ngọn đến tắt mà không cần thổi nến?

Trả lời:

Để làm một ngọn nến đang cháy tắt mà không cần thổi nến, ta cần không cung cấp không khí cho ngọn nến đang cháy, điều này sẽ khiến ngọn nến không thể nào tiếp tục cháy được nữa.

1. Vai trò của không khí đối với sự cháy 

Câu 1: Chuẩn bị: 3 cốc nến, 1 lọ thủy tinh to, 1 lọ thủy tinh nhỏ, 3 đế phẳng, diêm. Trước khi làm thí nghiệm hãy quan sát hình 1 và dự đoán ngọn nến nào sẽ cháy lâu nhất, ngọn nến nào sẽ tắt nhanh nhất.

Tiến hành: Thắp ba ngọn nến như nhau được đặt trên đế và úp lọ thủy tinh to, nhỏ vào hai cốc nến như hình 1.

Hình 1

- Quan sát thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của em là đúng hay sai. Giải thích kết quả quan sát được.

- Từ kết quả thí nghiệm, hãy nhận xét về vai trò của không khí đối với sự cháy.

Trả lời:

- Dự đoán ban đầu của em là ngọn nến a cháy lâu nhất, ngọn nến b tắt nhanh nhất. Và sau khi quan sát thí nghiệm, em nhận thấy dự đoán của em là hoàn toàn đúng. Bởi lí do sau đây: 

  • Ở hình a, ngọn nến không có lọ thủy tinh phủ lên trên nên nó có đủ không khí (chứa oxy) xung quanh để duy trình quá trình cháy.

  • Ở hình b, lọ thủy tinh nhỏ hạn chế lượng không khí có thể tiếp cận ngọn nến hơn so với lọ thủy tinh to. Khi không còn đủ oxy, ngọn nến sẽ tắt.

- Từ kết quả thí nghiệm, ta rút ra được kết luận: không khí có vai trò duy trì sự cháy.

2. Vai trò của không khí đối với sự sống

Câu 1: Để tay trước mũi ngậm miệng lại rồi hít vào thở ra như hình 2a. Lấy tay bịt mũi, ngậm miệng lại như hình 2b. 

Hình 2

- Em cảm thấy thế nào trong mỗi trường hợp?

- Em có nhận xét gì về vai trò của không khí đối với sự sống của con người?

Trả lời:

- Trong trường hợp 2a, em cảm thấy không có thay đổi, trường hợp 2b em cảm thấy khó chịu và không thở được.

- Đối với sự sống của con người, không khí có vai trò rất quan trọng, nó là điều kiện tiên quyết để duy trì sự sống của con người.

Câu 2: Quan sát hình 3. 

- Hãy dự đoán: Nếu đậy kín cây ở hình 3a và lọ đựng con gián ở hình 3b thì sau một thời gian cây và con gián sẽ như thế nào?

- Từ đó rút ra nhận xét về vai trò của không khí đối với sự sống của sinh vật.

Hình 3

Trả lời:

- Nếu đậy kín cây ở hình 3a và đậy kín lọ đựng con gián ở hình b thì sau một khoảng thời gian cây và con gián sẽ chết.

→ Từ thí nghiệm trên, em nhận thấy không khí có vai trò duy trì sự sống của sinh vật.

Câu 3: Quan sát hình 4. 

Hình 4

- Giải thích vì sao trong các nhà kính trồng rau thường có cửa thông khí.

- Người ta sục không khí vào bể cá cảnh để làm gì? 

Trả lời:

- Nhà kính trồng rau thường có của thông khí bởi cây trồng cần không khí tươi, đặc biệt là oxy vào ban đêm để thực hiện quá trình hô hấp. Cửa thông khí giúp không khí tươi từ bên ngoài lưu thông vào nhà kính. Đồng thời trong quá trình quang hợp, cây trồng sử dụng CO2 và tạo ra O2. Khi lượng CO2 trong nhà kính giảm, quá trình quang hợp có thể bị ảnh hưởng. Cửa thông khí giúp đưa CO2 từ không khí ngoài vào nhà kính.

- Người ta sục không khí vào bể cá cảnh bởi vì cá và các sinh vật sống khác trong bể cá cần oxy để sống. Khi không khí được sục vào nước, oxy trong không khí sẽ được hòa tan vào nước, tạo ra nguồn oxy cần thiết cho cá và các sinh vật sống khác.

Câu 4: Lấy ví dụ khác về vai trò của không khí đối với sự sống.

Trả lời:

Đối với sự sống, không khí có vai trò rất quan trọng, ví dụ như:

- Chúng ta cần hít thở không khí để cung cấp oxy cho cơ thể

- Cây cỏ và một số loại vi khuẩn sử dụng CO2 trong không khí để thực hiện quá trình quang hợp

- Không khí cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và điều chỉnh thời tiết và khí hậu.

- …

3. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí 

Câu 1: Quan sát hình 5. 

Hình 5

- Hãy chỉ ra các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

- Các nguyên nhân trên là con người hay tự nhiên gây ra?

Trả lời:

Sau khi quan sát hình 5, em nhận thấy các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là: 

Hình a : ô nhiễm không khí do khói bụi từ các phương tiện giao thông.

Hình b: ô nhiễm không khí do cháy rừng.

Hình c: ô nhiễm không khí do rác thải sinh hoạt.

Hình d: ô nhiễm không khí do khí thải từ các nhà máy.

- Trong các nguyên nhân trên, em nhận thấy các nguyên nhân a, b, c do con người gây ra, nguyên nhân b có thể do con người hoặc tự nhiên gây ra.

Câu 2: Kể hoạt động khác gây ô nhiễm không khí mà em biết.

Trả lời:

- Đốt rơm dạ sau thu hoạch.

- Đốt rừng làm nương rẫy.

- Đốt than hoa, than củi.

- Đốt rác thải không đúng quy định.

- Khói thuốc lá

- Khí thải từ máy bay

-…

4. Bảo vệ bầu không khí trong lành 

Câu 1: Sống trong bầu không khí bị ô nhiễm chúng ta có thể mắc bệnh gì về mắt và đường hô hấp? 

Trả lời:

Sống trong bầu không khí bị ô nhiễm có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các bệnh về mắt và đường hô hấp. Dưới đây là một số bệnh có thể phát sinh:

  • Bệnh về mắt: Tiếp xúc với các hạt bụi mịn trong không khí bị ô nhiễm có thể gây kích ứng mắt, đau mắt đỏ, mắt bị nẹo,...

  • Bệnh về đường hô hấp: Các hạt bụi mịn có thể thâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch, gây ra các bệnh như viêm phế quản mạn tính, suy giảm chức năng phổi. Ngoài ra, ô nhiễm không khí cũng có thể gây ra các bệnh đường hô hấp khác như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Câu 2: Vì sao cần thiết phải bảo vệ bầu không khí trong lành? 

Trả lời:

Chúng ta phải bảo vệ bầu không khí trong lành bởi nhiều lý do:

  • Sức khỏe con người: Không khí ô nhiễm có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phổi, và thậm chí là ung thư phổi. Nó cũng có thể gây ra các vấn đề về tim mạch và tăng nguy cơ mắc các bệnh khác.

  • Môi trường sống: Không khí ô nhiễm có thể gây hại cho các hệ sinh thái và động vật hoang dã. Ví dụ, không khí ô nhiễm có thể gây ra mưa axit, làm hại cây cối và động vật.

  • Biến đổi khí hậu: Một số chất gây ô nhiễm không khí, như khí CO2, là các khí gây hiệu ứng nhà kính, góp phần vào biến đổi khí hậu. Bảo vệ không khí trong lành giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

  • Chất lượng cuộc sống: Không khí sạch giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng ta. Nó giúp chúng ta tận hưởng môi trường sống sạch sẽ, tươi mới và lành mạnh.

Câu 3: Quan sát hình 6 và cho biết việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành.

Hình 6

Trả lời:

Sau khi quan sát hình 6, em nhận thấy những việc nên làm và những việc không nên làm là: 

Nên làm

Không nên làm

Hình b: vệ sinh lớp học

Hình c: trồng cây xanh

Hình a: đốt rơm dạ sau thu hoạch

Hình d: dùng than hoa để đun nấu

Câu 4: Hãy chọn phương án thích hợp để vận động những người xung quanh em cùng thực hiện bảo vệ bầu không khí trong lành.

a) Sử dụng phương tiện giao thông nào ít gây ô nhiễm không khí: xe buýt, xe đạp, tàu điện, xe máy? 
b) Việc không nên làm là:

- Đi vệ sinh không đúng nơi quy định.

- Vệ sinh đường làng, ngõ xóm cuối tuần.

- Đổ rác nơi công cộng.

- Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh.

Trả lời:

  1. a) Phương án thích hợp nhất để sử dụng phương tiện giao thông ít gây ô nhiễm môi trường là: xe buýt, xe đạp và tàu điện.

  2. b) Trong những phương án trên, việc không nên làm là: Đi vệ sinh không đúng nơi quy định.

Câu 5: Kể những việc làm em đã làm để bảo vệ bầu không khí trong lành và cho biết ý nghĩa của những việc làm đó. 

Trả lời:

Em đã làm những việc để bảo vệ bầu không khí trong lành là:

- Trồng cây xanh: giúp bầu không khí trong lành.

- Đổ rác, đi vệ sinh đúng nơi quy định: bảo vệ môi trường góp phần bảo vệ không khí.

- Sử dụng các phương tiện giao thông xanh: Góp phầm làm giảm lượng khí thải thải ra môi trường.

- Không hút thuốc: bảo vệ không khí không bị ô nhiễm.

Câu 6: Giải thích được vì sao ở đầm nuôi tôm cá người ta thường có hệ thống sục không khí vào nước (Hình 7). 

Trả lời:

Hệ thống sục không khí vào nước ở đầm nuôi tôm cá đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường sống tốt cho tôm và cá bởi: tôm và cá cần oxy để sống, giống như con người cần oxy để hô hấp. Hệ thống sục không khí giúp tăng cường lượng oxy hòa tan trong nước, đảm bảo rằng tôm và cá có đủ oxy để sống.

Tìm kiếm google: Hướng dẫn giải nhanh sách giáo khoa Khoa học 4 kết nối, giải siêu nhanh sách Khoa học 4 KNTT.

Xem thêm các môn học

Giải khoa học 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 5. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com