Hướng dẫn giải nhanh Khoa học 4 KNTT bài 6: Gió, bão và phòng chống bão

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn Khoa học 4 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 6: Gió, bão và phòng chống bão. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

BÀI 6: GIÓ, BÃO VÀ PHÒNG CHỐNG BÃO

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Quan sát hình 1 và cho biết nhờ đâu diều bay được lên cao?

Hình 1

Trả lời:

Sau khi quan sát hình 1, em nhận thấy cánh diều bay lên cao nhờ gió.

1. Sự chuyển động của không khí

Câu 1:

Hình 2

Quan sát thí nghiệm và trả lời các câu hỏi sau:

- Không khí bên trong và bên ngoài lọ, ở đâu nóng hơn?

- Nến ở hình 2a tắt, trong khi nến ở hình 2b vẫn cháy. Vậy không khí đã vào lọ ở hình 2b theo cách nào để duy trì sự cháy?

- Vì sao chong chóng ở hình 2c quay? Nguyên nhân làm không khí chuyển động và gió được hình thành như thế nào?

Trả lời:

- Theo thí nghiệm giữa không khí bên trong và bên ngoài lọ thì không khí bên trong lọ nóng hơn.

- Vì ở phần đế trong lọ ở hình 2b đã bị cắt, nên không khí đã đi vào từ phần đế lên.

- Chong chóng ở hình 2c quay được bởi vì có không khí chuyển động tạo thành gió. Gió là hiện tượng không khí chuyển động trên quy mô lớn do sự khác biệt áp suất khí quyển giữa các vùng. Không khí có xu hướng di chuyển từ vùng áp suất cao (không khí đặc) đến vùng áp suất thấp (không khí loãng). Tốc độ chuyển động của không khí càng lớn thì gió càng mạnh. 

Câu 2: Hãy cho biết vào ban ngày, trên đất liền và biển ở đâu nóng hơn. 

Trả lời:

Vào ban ngày, trên đất liền nóng hơn biển. Lý do là do nước biển có nhiệt dung riêng lớn hơn đất, nên hấp thụ và tỏa nhiệt chậm hơn đất. Do đó, khi Mặt Trời chiếu sáng, đất liền nóng lên nhanh hơn và cao hơn nước biển.

Câu 3: Quan sát hình 3a, cho biết chiều gió thổi giữa biển và đất liền vào ban ngày và giải thích. 

Trả lời:

Sau khi quan sát hình 3a, em nhận thấy ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền. Bởi vì ban ngày không khí trong đất liền nóng, không khí ngoài biển lạnh nên không khí từ nơi lạnh đến nơi nóng tạo thành gió thổi từ biển vào đất liền.

Câu 4: Hãy cho biết vào ban đêm, trên đất liền và biển ở đâu lạnh hơn. 

Trả lời:

Vào ban đêm ở đất liền lạnh hơn. Bởi vì đất liền mất nhiệt nhanh hơn nước biển. Điều này là do nước biển có nhiệt dung riêng lớn hơn đất, nên hấp thụ và tỏa nhiệt chậm hơn đất.

Câu 5: Quan sát hình 3b, cho biết chiều gió thổi giữa biển và đất liền vào ban đêm và giải thích. 

Trả lời:

Sau khi quan sát hình 3b, em nhận thấy vào ban đêm gió thổi từ đất liền ra biến. Bởi vì ban đêm không khí trong đất liền lạnh, không khí ngoài biển nóng nên không khí từ nơi lạnh đến nơi nóng tạo thành gió thổi từ đất liền ra biển.

2. Mức độ mạnh của gió

Câu 1:

- Chuẩn bị: quạt điện, chong chóng.

- Tiến hành: Cầm chong chóng trước quạt (Hình 4) và bật quạt với các mức độ khác nhau. Quan sát chong chóng.

Hình 4

- Trường hợp nào chong chóng quay nhanh nhất, trường hợp nào chậm nhất?

- Qua thí nghiệm, hãy kết luận không khí chuyển động mạnh sẽ gây ra gió mạnh hay nhẹ.

Trả lời:

- Sau khi làm xong thí nghiệm, em nhận thấy chong chóng quay nhanh nhất khi quạt chạy với mức nhanh nhất, chong chóng quay chậm nhất khi quạt chạy với mức chậm nhất.

- Qua thí nghiệm, em có thể kết luận được rằng: không khí chuyển động mạnh sẽ gây ra gió mạnh, ngược lại, không khí chuyển động nhẹ sẽ gây ra gió nhẹ.

Câu 2: 

Quan sát hình 5.

Hình 5

So sánh mức độ mạnh của gió trong các hình. Dựa vào đặc điểm nào trong hình để so sánh mức độ đó?

Trả lời:

Sau khi quan sát hình 5, em có thể so sánh mức độ của gió theo các hình là: từ hình a → b → c → d → e

Để so sánh mức độ đó, em dựa vào mức độ chuyển động của cây cối, lá cờ và mức thiệt hại của tài sản (nhà cửa, ngói, ...).

Câu 3: Dự đoán cấp gió và nêu tác động của gió trong mỗi hình.

Trả lời:

Từ mỗi hình, ta có thể dự đoán cấp gió và tác động của chúng như sau: 

Hình a: 

Cấp gió: 0-3 

Tác động: gió nhẹ, không gây nguy hại.

Hình b: 

Cấp gió: 4-5 

Tác động: cây nhỏ có lá bắt đầu lay động, ảnh hưởng đến lúa đang phơi màu; biển hơi động, thuyền đánh cá bị chao nghiêng, phải cuốn bớt buồn.

Hình c: 

Cấp gió: 6-7 

Tác động: cây cối rung chuyển, khó đi ngược gió; biển động, nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

Hình d: 

Cấp gió: 8-9

Tác động: gió làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa, không thể đi ngược gió; biển động rất mạnh, rất nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

Hình e: 

Cấp gió: 10-11

Tác động: làm đổ cây cối, nhà cửa; gây thiệt hại rất nặng; biển động dữ dội, làm đắm tàu biển.

Câu 4: Gió đến cấp nào thì cần phải đề phòng những thiệt hại do tác động của nó gây ra?

Trả lời:

Chúng ta cần đề phòng những thiệt hại do gió gây ra khi gió bắt đầu từ cấp độ 9 trở lên.

3. Phòng chống bão

Câu 1: Đọc bản tin dự báo thời tiết trong hình 6 và cho biết ở thời điểm nào trong ngày, chúng ta cần đề phòng thiệt hại do gió gây ra.

Hình 6

Trả lời:

Theo dự báo thời tiết, ở thời điểm đêm và rạng sáng sớm, chúng ta cần đề phòng thiệt hại do gió gây ra.

Câu 2: Ở địa phương em có hay xảy ra bão không? Nếu có hãy nêu những thiệt hại do bão gây ra mà em biết. 

Trả lời:

Ở địa phương em rất hay xảy ra bão. Bão xảy ra gây thiệt hại rất nhiều về nhà cửa. Cơn bão càng lớn, thiệt hại về người và của càng nhiều. Bão thường làm gãy đổ cây cối, làm nhà cửa bị hư hại. Nếu như bão có lốc xoáy còn có thể cuốn bay người, nhà cửa, làm gãy, đổ cây cối, gây thiệt hại về mùa màng, gây tai nạn cho máy bay, tàu thuyền.

Câu  3: Quan sát hình 7, hãy chỉ ra cách phòng chống bão trong mỗi hình.

Trả lời:

Trong mỗi hình đều có cách phòng chống bão khác nhau: 

Hình a: chống bão bằng cách gia cố nhà cửa.

Hình b: chống bão bằng cách cưa bớt cành to.

Hình c: chống bão bằng cách neo đậu tàu, thuyền an toàn.

Câu 4: Để giảm các thiệt hại do bão gây ra, hãy nêu các cách phòng chống khác mà em biết.

Trả lời:

Có rất nhiều cách để giảm các thiệt hại do bão gây ra, trong đó em biết những cách sau:

- Theo dõi bản tin dự báo thời tiết.

- Bảo vệ các đồ dùng điện tử, thiết bị điện bằng cách rút phích cắm, che chắn hoặc di chuyển vào nơi khô ráo, an toàn.

- Đóng chặt cửa sổ, cửa ra vào, tìm nơi ẩn náu an toàn trong nhà và không ra ngoài khi bão đang diễn ra.

- Chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn, vùng ven biển, cửa sông đề phòng nước dâng.

- Cắt tỉa các cành cây xung quanh nhà để tránh bị gãy đổ, làm hư hại nhà cửa

Câu 5: Khi có bão, gia đình và địa phương em đã thực hiện các cách nào để giảm thiểu thiệt hại?

Trả lời:

Gia đình và địa phương đã thực hiện những các sau để giảm thiểu thiệt hại khi có bão là:

- Gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây.

-  Dự trữ nước uống, lương thực thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết đủ để dùng ít nhất 7 ngày.

- Ngắt các thiết bị điện.

- Xác định ví trí an toàn để trú ẩn.

Câu 6: Có cách phòng chống bão phù hợp khi theo dõi bản tin dự báo thời tiết.

Trả lời:

Ta có cách phòng chống bão phù hợp khi theo dõi bản tin dự báo thời tiết vì:

  • Bản tin dự báo thời tiết sẽ cung cấp cho ta các thông tin quan trọng về bão, như vị trí, hướng, tốc độ di chuyển, cường độ và tác động của bão đến các vùng biển và đất liền.

  • Từ các thông tin này, ta có thể biết được bão sẽ ảnh hưởng đến khu vực nào, khi nào và như thế nào, từ đó có thể chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp phòng chống bão cho gia đình và cộng đồng, như di tản, gia cố nhà cửa, bảo vệ tài sản, chuẩn bị thực phẩm, nước uống, thuốc men…

  • Ngoài ra, ta cũng có thể theo dõi các cập nhật mới nhất về tình hình bão và các khuyến cáo của chính quyền địa phương để có thể ứng phó kịp thời và hiệu quả.

Tìm kiếm google: Hướng dẫn giải nhanh sách giáo khoa Khoa học 4 kết nối, giải siêu nhanh sách Khoa học 4 KNTT.

Xem thêm các môn học

Giải khoa học 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 5. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com