Câu hỏi: Ở người, khi tiếp xúc cùng một tác nhân gây bệnh, có những người sẽ mắc bệnh do tác nhân đó gây ra nhưng một số người khác thì không. Hiện tượng này được giải thích như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Do hệ miễn dịch, sức đề kháng của mỗi người là khác nhau.
Câu 1: Quan sát Hình 12.1, hãy xác định các nguyên nhân gây bệnh ở động vật và người bằng cách hoàn thành các bảng sau:
Hướng dẫn trả lời:
Nguyên nhân bên ngoài | Nguyên nhân bên trong |
|
|
Câu 2: Miễn dịch có vai trò như thế nào đối với động vật và người
Hướng dẫn trả lời:
Miễn dịch giúp cơ thể sinh vật chống lại các tác nhân gây bệnh, giữ cơ thể khỏe mạnh, đảm bảo sinh vật tồn tại.
Câu 3: Quan sát Hình 12.2 và cho biết hàng rào bảo vệ của cơ thể gồm những thành phần nào. Khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt các tác nhân đó bằng những cách nào?
Hướng dẫn trả lời:
Hàng rào bảo vệ cơ thể gồm:
Hàng rào bảo vệ bên ngoài: da, niêm mạc, các chất tiết
Hàng rào bảo vệ bên trong: các cơ quan, các tế bào bạch cầu
Khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể:
Các chất tiết: chứa nhiều enzyme tiêu diệt vi khuẩn, ức chế vi sinh vật phát triển
Các cơ quan tạo ra các loại bạch cầu → tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
Câu 4: Trong miễn dịch không đặc hiệu, cơ thể sẽ được bảo vệ bởi những hàng rào bảo vệ nào?
Hướng dẫn trả lời:
Cơ thể có các hàng rào bảo vệ là hàng rào bảo vệ bên ngoài (da, niêm mạc, các chất tiết) và hàng rào bảo vệ bên trong (các cơ quan, các tế bào bạch cầu).
Câu 5: Quan sát Hình 12.4, hãy cho biết vai trò của các loại tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch đặc hiệu bằng cách hoàn thành bảng sau:
Hướng dẫn trả lời:
Loại tế bào | Vai trò |
Tế bào trình diện kháng nguyên | Bắt giữ các tác nhân gây bệnh, mang kháng nguyên đến trình diện cho tế bào T |
Tế bào T hỗ trợ | Gây các đáp ứng miễn dịch nguyên phát và tiết cytokeni hoạt hóa tế bào B |
Tế bào B | Tăng sinh, biệt hóa tạo tế bào B nhớ và tương bào |
Tế bào T độc | Tiết chất độc làm tan tế bào có kháng nguyên lạ |
Tế bào T hỗ trợ | Hoạt hóa tế bào đáp ứng miễn dịch khác |
Tế bào B và T nhớ | Ghi nhớ các kháng nguyên phòng khi chúng tái xâm nhập, cơ thể sẽ tạo đáp ứng miễn dịch thứ phát |
Câu 6: Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu
Hướng dẫn trả lời:
Tiêu chí | Miễn dịch không đặc hiệu | Miễn dịch đặc hiệu |
Tính đặc hiệu | Không cần tiếp xúc trước với kháng nguyên. | Đặc hiệu với một kháng nguyên. |
Cơ chế miễn dịch | Các hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể và các đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu. | Miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào, |
Tế bào tham gia | Bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, đại thực bào, tiểu thực bào, dưỡng bào, tế bào giết tự nhiên và các tế bào trình diện kháng nguyên. | Tế bào lympho T và lympho B. |
Khả năng ghi nhớ | Không | Có |
Tính hiệu quả | Thấp. | Cao. |
Thời gian xảy ra | 0 – 12 giờ. | Miễn dịch nguyên phát: 7 – 10 ngày. Miễn dịch thứ phát: 2 – 3 ngày. |
Luyện tập: Hãy giải thích tại sao nguy cơ mắc bệnh ở người rất lớn nhưng xác suất bị bệnh lại rất nhỏ?
Hướng dẫn trả lời:
Vì cơ thể người tiếp xúc với nhiều tác nhân gây bệnh trong môi trường nên nguy cơ mắc bệnh cao. Các tác nhân chỉ gây bệnh khi đủ 3 yếu tố: có khả năng gây bệnh, con đường xâm nhiễm phù hợp và số lượng đủ lớn. Cơ thể người có hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh nên xác suất bị bệnh thấp.
Câu 7: Hãy dự đoán một số nguyên nhân có thể làm cho hệ miễn dịch bị tổn thương và suy giảm chức năng
Hướng dẫn trả lời:
Một số nguyên nhân: Thiếu hụt các tế bào miễn dịch, chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, yếu tố di truyền,...
Câu 8: Tại sao nói "Người nhiễm HIV không chết vì HIV mà chết vì các loài sinh vật gây bệnh khác"?
Hướng dẫn trả lời:
Vì HIV khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể không còn khả năng chống đỡ các loại bệnh tật và viêm nhiễm. Hầu hết người nhiễm HIV giai đoạn cuối sẽ chết vì các bệnh khác.
Câu 9: Ở người, tại sao các tế bào ung thư khó bị phát hiện bởi hệ miễn dịch?
Hướng dẫn trả lời:
Giải thích:
Tế bào ung thư tạo ra protein có sẵn trong cơ thể hoặc rất ít kháng nguyên ung thư → hệ miễn dịch không phát hiện → tế bào ung thư phát triển mạnh.
Một số tế bào ung thư đột biến tạo ra các protein làm mất khả năng nhận biết của các tế bào lympho T → ung thư phát triển và di căn.
Luyện tập: Hãy cho biết vai trò của việc bảo vệ môi trường trong phòng chống các bệnh ở người
Hướng dẫn trả lời:
Việc bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống của con người. Bảo vệ môi trường giúp hạn chế sự sinh sống và phát triển của các vi khuẩn, virus gây bệnh, từ đó giúp hạn chế các tác nhân gây bệnh ở người.
Câu 10: Hãy hoàn thành bảng sau về một số hiện tượng dị ứng mà em biết
Hướng dẫn trả lời:
Tác nhân gây dị ứng | Hiện tượng dị ứng |
Làm việc quá sức, các dị nguyên đường hô hấp, thức ăn khác, thuốc, nhiễm trùng hô hấp, viêm mũi dị ứng. | Hen phế quản |
| Viêm da dị ứng |
Câu 11: Sau khi tiêm kháng sinh (hay vaccine), cơ thể chúng ta có thể xuất hiện những phản ứng gì? Tại sao lại có những phản ứng đó?
Hướng dẫn trả lời:
Một số phản ứng sau khi tiêm: Đau, sưng ở vị trí tiêm, sốt,...
Do thuốc kháng sinh (vaccine) có thể chứa dị nguyên → hệ miễn dịch nhận biết → phản ứng.
Câu 12: Hãy kể tên một số loại vaccine em đã được tiêm và cho biết tiêm các loại vaccine đó để phòng bệnh gì.
Hướng dẫn trả lời:
Vaccine BCG phòng bệnh lao
Vaccine Quinvaxem phòng 5 loại bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não.
Vaccine HPV phòng bệnh ung thư cổ tử cung.
Vận dụng: Tiến hành điều tra việc thực hiện tiêm phòng bệnh, dịch tại địa phương em thông qua các nội dung sau: đối tượng (vật nuôi, con người), loại bệnh (dịch), kế hoạch tiêm phòng, loại vaccine, tỉ lệ đã tiêm và chưa tiêm (nêu rõ lý do nếu chưa tiêm); đánh giá tính hiệu quả của công tác tiêm phòng
Hướng dẫn trả lời:
Hướng dẫn:
Đối tượng: Con người
Loại bệnh: Covid-19
Kế hoạch tiêm phòng: Mỗi người tiêm đủ 3 mũi vaccine, khoảng cách giữa các lần tiêm là 28 ngày - 3 tháng
Loại vaccine: Pfizer, AstraZeneca,...
Tỉ lệ đã tiêm: 100%
Hiệu quả: Tăng đề kháng với bệnh, nếu mắc → triệu chứng nhẹ hơn và nhanh khỏi.