Hướng dẫn giải nhanh sinh học 11 CTST bài 18: Tập tính ở động vật

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn sinh học 11 bộ sách chân trời sáng tạo bài 18: Tập tính ở động vật. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Chim rồng rộc (ploceus sp.) là loài sống theo bầy đàn (ở Việt Nam, chúng phân bố phổ biến ở vùng Nam Bộ và Nam Trung Bộ). Vào mùa sinh sản, các con chim trống thường làm tổ cạnh nhau. Chúng dùng lá, cỏ hoặc cành cây nhỏ kết lại với nhau tạo thành tổ chim dày, dạng hình ống và có lối vào nằm ở phía dưới. Vì sao chim rồng rộc lại có cách xây tổ cầu kì như vậy? Cách xây tổ này có ý nghĩa gì đối với chúng?

Hướng dẫn trả lời:

Để bảo vệ con non khỏi các mối đe dọa của động vật săn mồi. Ngoài ra, tổ chim còn để giữ ấm, tránh mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho trứng nở. 

I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TẬP TÍNH

Câu 1: Thế nào là tập tính? Cho ví dụ. Tập tính có vai trò gì đối với động vật?

Hướng dẫn trả lời:

  • Tập tính là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

  • Ví dụ: Các loài gia cầm khi mới nở đi theo vật chuyển động chúng nhìn thấy đầu tiên.

  • Tập tính giúp động vật thích ứng với môi trường, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chúng.

Câu 2: Lập bảng phân biệt tính bẩm sinh và tập tính học được.

Hướng dẫn trả lời:

Tiêu chí

Tập tính bẩm sinh

Tập tính học được

Tính di truyền

Không

Tính ổn định

Ổn định

Không ổn định

Tính cá thể

Không

Cơ chế phản xạ

Phản xạ không điều kiện

Phản xạ có điều kiện

Luyện tập: Xác định các ví dụ sau thuộc loại tập tính nào. Giải thích.

a, Khỉ biết dùng ống hút để hút nước

b, Thú con biết tìm vú mẹ để bú khi chưa mở mắt.

Hướng dẫn trả lời:

a, Tập tính học được: Vì đây là tập tính không phải sinh ra đã có, mà do khỉ học được trong quá trình sinh trưởng

b, Tập tính bẩm sinh: Vì đây là tập tính sinh ra đã có

II. CÁC DẠNG TẬP TÍNH PHỔ BIẾN Ở ĐỘNG VẬT

Câu 3: Ở động vật có những dạng tập tính nào? Nêu vai trò của mỗi dạng tập tính đó

Hướng dẫn trả lời:

  • Tập tính kiếm ăn: Đảm bảo cho động vật sinh tồn 

  • Tập tính bảo vệ lãnh thổ: Bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản

  • Tập tính di cư: Tránh điều kiện môi trường không thuận lợi

  • Tập tính sinh sản: Tạo ra thế hệ sau, duy trì nòi giống

  • Tập tính xã hội: Hỗ trợ nhau trong kiếm ăn, săn mồi, chống lại kẻ thù

Câu 4: Cho ví dụ chứng minh tập tính kiếm ăn khác nhau tùy từng loài động vật

Hướng dẫn trả lời:

  • Cua, tôm kiếm ăn lúc chiều muộn, dùng càng để bắt mồi

  • Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá.

Câu 5: Động vật có thể bảo vệ lãnh thổ của mình bằng những cách nào?

Hướng dẫn trả lời:

  • Đánh dấu bằng nước tiểu: chó, báo đốm

  • Bằng dịch tiết có mùi đặc biệt: chồn

  • Chiến đấu với con đực khác: sư tử đực, tinh tinh đực

Câu 6: Nguyên nhân nào dẫn đến việc di cư ở một số loài động vật? Cho ví dụ

Hướng dẫn trả lời:

  • Nguyên nhân: Điều kiện môi trường sống không còn phù hợp hoặc quá khắc nghiệt tùy theo mùa.

  • Ví dụ: hạc, sếu đầu đỏ di cư theo mùa

Câu 7: Cho ví dụ về tập tính sinh sản ở một số loài động vật mà em biết

Hướng dẫn trả lời:

Ví dụ:

  • Vào mùa sinh sản, các con đực sẽ chiến đấu để tranh giành quyền giao phối với con cái.

  • Ếch đẻ trứng vào sau cơn mưa đầu mùa hạ

Câu 8: Tập tính xã hội ở động vật gồm những loại nào? Cho ví dụ

Hướng dẫn trả lời:

  • Tập tính xã hội gồm tập tính thứ bậc, tập tính vị tha, tập tính hợp tác,...

  • Ví dụ: Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn. 

Luyện tập: Tại sao hiện tượng di cư cũng được xem là một loại tập tính xã hội? Cho ví dụ.

Hướng dẫn trả lời:

Vì: Sự di cư xảy ra đối với động vật sống theo bầy đàn, có tổ chức, hỗ trợ nhau cùng di cư tránh điều kiện khắc nghiệt của môi trường

III. PHEROMONE

Câu 9: Pheromone có vai trò gì đối với động vật? Cho ví dụ.

Hướng dẫn trả lời:

  • Pheromone là một chất hóa học do cơ thể tiết ra, mang tính đặc trưng cho loài, do đó chỉ cá thể cùng loài mới có khả năng nhận biết tín hiệu tương ứng nhờ thụ thể đặc hiệu

  • Ví dụ: Bướm cái tiết pheromone → bướm đực nhân biết → kết đôi 

IV. CÁC HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT

Câu 10: Hãy cho một số ví dụ về quen nhờn ở động vật. Tại sao quen nhờn vừa có lợi vừa có hại đối với động vật

Hướng dẫn trả lời:

  • Ví dụ: khi thấy bóng đen từ trên cao ập xuống, gà con chạy đi trốn. Nếu lặp lại nhiều lần mà không có nguy hiểm → thấy bóng đen → gà con không trốn.

  • Quen nhờn vừa có lợi vừa có hại đối vì quen nhờn giúp động vật thích nghi với môi trường → tiết kiệm năng lượng, hạn chế phản ứng dư thừa. Nếu sau đó kích thích kèm theo nguy hiểm → động vật không kịp phản ứng, ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng.

Câu 11: Tập tính in vết có vai trò như thế nào trong sự phát triển của động vật?

Hướng dẫn trả lời:

Tập tính in vết giúp con non học tập các hành vi nhanh trong một thời gian ngắn, được bố mẹ chăm sóc và bảo vệ.

Câu 12: Quan sát Hình 18.11, hãy:

Quan sát Hình 18.11, hãy:

a, Cho biết ong bắp cày có thể nhận biết đường bay về tổ bằng cách nào.

b, Dự đoán đường di chuyển của ong bắp cày sẽ như thế nào nếu chuyển các quả thông sang vị trí xung quanh điểm A. Giải thích

Hướng dẫn trả lời:

a, Ong bắp cày nhận biết đường bay về tổ bằng cách ghi nhớ các vật xung quanh tổ.

b, Nếu các quả thông di chuyển sang vị trí A, dường bay về tổ của ong bắp cày sẽ bay đến vị trí A vì chúng nhận biết vị trí của tổ nhờ các quả thông nằm xung quanh.

Câu 13: Hãy xác định các ví dụ sau thuộc kiểu học tập nào:

a, Một con báo sau khi bị thương bởi gai nhím, nó sẽ không bao giờ săn nhím nữa.

b, Khi cảm nhận tiếng bước chân, các con cá chép tập trung lại bên bờ hồ chờ cho ăn.

Hướng dẫn trả lời:

a, Kiểu học tập điều kiện hóa hành động

b, Kiểu học tập điều kiện hóa đáp ứng

Câu 14: Khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề có ý nghĩa như thế nào trong việc kiếm ăn hoặc lẩn trốn kẻ thù? Cho ví dụ 

Hướng dẫn trả lời:

  • Khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề giúp động vật tìm ra con đường nhanh nhất để kiếm thức ăn hoặc lẩn trốn kẻ thù. 

  • Ví dụ: Tinh tinh xếp chồng các thùng gỗ để lấy thức ăn treo trên cao

Câu 15: Hãy dự đoán nếu một cá thể động vật bị cách li ra khỏi đời sống xã hội thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành các tập tính học được của cá thể đó. Giải thích

Hướng dẫn trả lời:

Nếu một cá thể bị cách li khỏi xã hội → mất đi việc hình thành các tập tính học được. Vì các tập tính học được này là thông qua sự quan sát đồng loại → nếu không có sự quan sát và học hỏi chúng sẽ không hình thành nên tập tính đó.

Luyện tập: Tại sao động vật có hệ thần kinh càng phát triển thì có khả năng học tập càng cao?

Hướng dẫn trả lời:

Do động vật có hệ thần kinh càng phát triển thì quá trình tiếp nhận, xử lí, ghi nhớ và củng cố thông tin càng hiệu quả, do đó khả năng học tập càng cao. 

V. QUAN SÁT MỘT SỐ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

VI. ỨNG DỤNG TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

Câu 16: Nêu một số ứng dụng tập tính ở động vật trong đời sống thực tiễn. Cho biết những ứng dụng đó dựa trên cơ sở dạng tập tính nào ở động vật bằng cách hoàn thành bảng sau:

Hướng dẫn trả lời:

Ứng dụng

Cơ sở

Nghe tiếng kẻng trâu bò nuôi trở về chuồng

Nhận biết điều kiện hóa đáp ứng

Làm bù nhìn để ở ruộng mương đuổi chim chóc phá hoại mùa màng

Nhận biết điều kiện hóa hành động

Câu 17: Hãy kể tên một số thói quen tốt và thói quen xấu của bản thân. Đề xuất biện pháp để duy trì thói quen tốt và khắc phục thói quen xấu

Hướng dẫn trả lời:

  • Thói quen tốt: Ngủ đúng và đủ giờ, không trễ hẹn

  • Thói quen xấu: nghiện internet, ăn uống không điều độ

  • Đề xuất biện pháp

  • Duy trì và phát huy các thói quen tốt

  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

VẬN DỤNG 

Câu 1: Tại sao nên giáo dục cho trẻ từ khi còn nhỏ?

Hướng dẫn trả lời:

Vì não của trẻ phát triển mạnh nhất từ giai đoạn 0-6 tuổi → giáo dục càng sớm càng tốt → thúc đẩy mặt tư duy, cảm xúc, khả năng ghi nhớ. Đây cũng là thời điểm quyết định sự hình thành tính cách của trẻ.

Tìm kiếm google: Giải ngắn gọn Sinh học 11 chân trời bài 18: Tập tính ở động vật, Soạn ngắn Sinh học 11 chân trời bài 18: Tập tính ở động vật

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 CTST mới

PHẦN BA: SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Copyright @2024 - Designed by baivan.net