Hướng dẫn giải nhanh sinh học 11 CTST bài 24: Sinh sản ở thực vật

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn sinh học 11 bộ sách chân trời sáng tạo bài 24: Sinh sản ở thực vật. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Hiện nay, để sản xuất một lượng lớn hoa lan nhằm cung ứng cho thị trường vào các dịp lễ, Tết, những nhà làm vườn đã thực hiên bằng cách nào?

Hướng dẫn trả lời:

Tưới nước, bón phân đầy đủ, trồng cây trong bóng râm, chú ý xịt thuốc phòng bệnh cho hoa lan,...

I. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

Câu 1: Quan sát Hình 24.1, hãy cho biết vì sao sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính.

Quan sát Hình 24.1, hãy cho biết vì sao sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính.

Hướng dẫn trả lời:

Vì sinh sản sinh dưỡng tạo ra cây con từ cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ, không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.

Câu 2: Quan sát Hình 24.2, hãy mô tả quá trình sinh sản bằng bào tử ở rêu. Trong đó, xác định sinh sản vô tính diễn ra ở giai đoạn nào.

Quan sát Hình 24.2, hãy mô tả quá trình sinh sản bằng bào tử ở rêu. Trong đó, xác định sinh sản vô tính diễn ra ở giai đoạn nào.

Hướng dẫn trả lời:

  • Quá trình sinh sản bằng bào tử ở rêu: Túi bào tử ở cây mẹ → bào tử đơn bội, → vỡ ra, giải phóng bào tử vào môi trường, gặp điều kiện thích hợp → nguyên phân nhiều lần → thể giao tử → giao tử đực và giao tử cái → hình thành thể bào tử (2n) qua quá trình thụ tinh.

  • Sinh sản vô tính diễn ra ở giai đoạn từ khi túi bào tử giải phóng bào tử vào môi trường, nguyên phân và phát triển thành thể giao tử.

Luyện tập: Trong chu trình sinh sản của rêu, giai đoạn đơn bội hay lưỡng bội chiếm ưu thế? Vì sao

Hướng dẫn trả lời:

Giai đoạn đơn bội chiếm ưu thế vì giao tử đơn bội có số lượng lớn, chỉ cần điều kiện thích hợp sẽ hình thành cây mới. Còn thể lưỡng bội cần có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, trải qua quá trình thụ tinh, do đó thể lưỡng bội sẽ kém ưu thế hơn.

Câu 3: Trong nông nghiệp, người ta đã áp dụng những phương pháp nào để nhân nhanh các giống cây trồng mang những đặc tính mong muốn? Cho ví dụ.

Hướng dẫn trả lời:

Những phương pháp áp dụng trong nông nghiệp:

  • Giâm cành: mía, khoai lang,...

  • Chiết cành: cam, quýt, bưởi,...

  • Ghép cành: Xoài cát ghép với xoài tượng

  • Nuôi cấy mô tế bào thực vật: Nuôi cấy mô dưới ánh sáng nhân tạo để nhân giống việt quất,...

Luyện tập: Tại sao nuôi cấy mô tế bào thực vật có thể tạo ra số lượng lớn cây trồng có đặc điểm giống nhau? Điều này có ý nghĩa gì đối với đời sống con người?

Hướng dẫn trả lời:

  • Nuôi cấy mô tế bào thực vật có thể tạo ra số lượng lớn cây trồng có đặc điểm giống nhau vì các cây con đều được tạo ra từ bộ phận của cơ thể thực vật, do đó kiểu gene quy định các tính trạng của cây giống nhau → Cây có đặc điểm giống nhau.

  • Ý nghĩa: Tạo ra số lượng lớn các cây con giống nhau và giống hệt mẹ → thuận lợi cho công nghiệp hóa, giảm không gian sử dụng, dễ vận chuyển.

II. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT

Câu 4: Quan sát Hình 24.5 và dựa vào kiến thức đã học, hãy mô tả cấu tạo chung của hoa.

Quan sát Hình 24.5 và dựa vào kiến thức đã học, hãy mô tả cấu tạo chung của hoa.

Hướng dẫn trả lời:

Hoa gồm các bộ phận chính như: cánh hoa (tràng hoa), đài hoa, nhị và nhụy. Ngoài ra còn có các bộ phận khác như: cuống hoa và đế hoa.

  • Nhị hoa gồm: Chỉ nhị, bao phấn, hạt phấn

  • Nhụy hoa gồm: Đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy, noãn

Câu 5: Quan sát Hình 24.6, hãy mô tả quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi. Hai quá trình này có đặc điểm gì khác nhau?

Quan sát Hình 24.6, hãy mô tả quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi. Hai quá trình này có đặc điểm gì khác nhau?

Hướng dẫn trả lời:

  • Hình thành hạt phấn: Tế bào mẹ (2n) ở bao phấn giảm phân 4 tế bào con (n) (bào tử đực). Các tế bào con nguyên phân tạo thành các hạt phấn (thể giao tử đực).

  • Hình thành túi phôi: Tế bào mẹ (2n) ở bầu nhụy giảm phân tạo 4 tế bào con (đại bào tử đơn bội), 3 tế bào tiêu biến chỉ còn lại 1 đại bào tử. Đại bào tử nguyên phân hình thành túi phôi (gồm 7 tế bào với 8 nhân).

  • Khác nhau: 

Quá trình hình thành hạt phấn: 4 bào tử đực nguyên phân 2 lần để tạo nên hạt phấn (thể giao tử đực).
Quá trình hình thành túi phôi: đại bào tử nguyên phân 3 lần tạo thành túi phôi (thể giao tử cái).

Câu 6: Tại sao quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa được gọi là thụ tinh kép?

Hướng dẫn trả lời:

Vì có cả hai tinh tử (giao tử đực) cùng tham gia vào quá trình thụ tinh. Một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử (2n), tinh tử còn lại kết hợp với nhân lưỡng cực (2n) tạo thành nhân tam bội (3n).

Câu 7: Hạt và quả được hình thành như thế nào? Trong quá trình chín, quả đã có những biến đổi sinh lí như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

  • Hạt do noãn phát triển thành. Quả được hình thành do bầu nhụy dày lên phát triển thành quả, chứa hạt.

  • Trong quá trình chín, quả đã có những biến đổi sinh lí: biến đổi về màu sắc (màu xanh → màu quả chín), thay đổi về độ cứng (quả mềm hơn), có mùi vị và hương thơm đặc trưng.

Luyện tập: Lập bảng so sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật

Hướng dẫn trả lời:

  • Giống nhau: Đều tạo ra cá thể mới từ các cá thể ban đầu.

  • Khác nhau:

Tiêu chí

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Khái niệm

Là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của các giao tử đực với giao tử cái. Con cái sinh ra giống nhau và giống bố mẹ. 

Là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của các giao tử đực với giao tử cái. Con cái sinh ra giống nhau và giống bố mẹ.

Cơ sở tế bào học

Nguyên phân

Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh

Ý nghĩa

Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định

Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống thay đổi

Vận dụng: Hiện nay, biện pháp nhân giống nào đang được áp dụng để duy trì các giống thực vật mang nguồn gene quý hoặc có nguy cơ tuyệt chủng? Hãy cho biết cơ sở khoa học của biện pháp đó

Hướng dẫn trả lời:

  • Biện pháp: nuôi cấy mô tế bào thực vật

  • Cơ sở khoa học của biện pháp dựa trên tính toàn năng của tế bào.

Tìm kiếm google: Giải ngắn gọn Sinh học 11 chân trời bài 24: Sinh sản ở thực vật, Soạn ngắn Sinh học 11 chân trời bài 24: Sinh sản ở thực vật

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 CTST mới

PHẦN BA: SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com