Hướng dẫn giải nhanh sinh học 11 CTST bài 9: Hô hấp ở động vật

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn sinh học 11 bộ sách chân trời sáng tạo bài 9: Hô hấp ở động vật. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Tế bào hồng cầu trong máu có vai trò vận chuyển O2 từ phổi đến các tế bào và vận chuyển CO2 từ tế bào về phổi. Tại sao những người sống ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu lại tăng lên so với khi sống ở vùng đồng bằng

Hướng dẫn trả lời:

Do không khí trên cao có áp lực thấp → oxi kết hợp với hemoglobin (Hb) thấp → số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxi cho hoạt động của con người.

I. VAI TRÒ CỦA HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT

Câu 1: Tại sao ở động vật, quá trình trao đổi O2 và CO2 giữa cơ thể và môi trường luôn diễn ra?

Hướng dẫn trả lời:

Để cung cấp O2 cho các hoạt động sống của tế bào, đồng thời thải CO2 ra ngoài môi trường.

Câu 2: Quan sát Hình 9.1, hãy nêu mối liên hệ giữa các giai đoạn trong quá trình hô hấp.

Quan sát Hình 9.1, hãy nêu mối liên hệ giữa các giai đoạn trong quá trình hô hấp.

Hướng dẫn trả lời:

  • Thông khí ở phổi duy trì nồng độ O2 và CO2 ở mức thích hợp.

  • Sự trao đổi khí ở phổi: giúp O2 khuếch tán vào máu và CO2 theo chiều ngược lại → máu về tim mang nhiều O2 hơn và ít CO2 hơn → thuận lợi cho sự trao đổi khí ở tế bào.

  • Sự trao đổi khí ở tế bào: giúp O2 khuếch tán từ mao mạch máu → nước mô → tế bào và CO2 khuếch tán theo chiều ngược lại.

II. CÁC HÌNH THỨC TRAO ĐỔI KHÍ

Câu 3: Quan sát Hình 9.2, hãy trình bày hình thức trao đổi khí ở giun đất.

Quan sát Hình 9.2, hãy trình bày hình thức trao đổi khí ở giun đất.

Hướng dẫn trả lời:

Hình thức trao đổi khí: Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể: O2 khuếch tán qua da vào hệ thống mạch máu, vận chuyển máu giàu O2 đi nuôi cơ thể. CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu, vận chuyển CO2  tới da và khuếch tán ra ngoài môi trường.

Luyện tập: Giải thích vì sao sau cơn mưa lớn giun đất thường chui hết lên khỏi mặt đất.

Hướng dẫn trả lời:

Giun đất trao đổi khí qua bề mặt cơ thể. Bình thường giun giun đất trao đổi khí qua các khe đất. Khi trời mưa, đất ngấm nước → lượng không khí giảm đáng kể → giun không thể trao đổi khí → chui lên mặt đất để thở.

Câu 4: Quan sát Hình 9.3, hãy trình bày hình thức trao đổi khí ở côn trùng

Quan sát Hình 9.3, hãy trình bày hình thức trao đổi khí ở côn trùng

Hướng dẫn trả lời:

Côn trùng trao đổi khí nhờ hệ thống ống khí: O2 → lỗ thở → ống khí lớn → ống khí nhỏ dần → tế bào, CO2 → ống khí nhỏ → ống khí lớn dần → lỗ thở ra ngoài.

Câu 5: Quan sát Hình 9.4, hãy trình bày hình thức trao đổi khí ở cá

Quan sát Hình 9.4, hãy trình bày hình thức trao đổi khí ở cá

Hướng dẫn trả lời:

Cá trao đổi khí qua mang: O2 → khuếch tán vào máu, đồng thời CO2 từ máu khuếch tán vào nước chảy: Miệng mở → nắp mang đóng → thể tích khoang miệng tăng, áp suất giảm → nước đi vào mang theo O2 khuếch tán vào máu. Miệng đóng → nắp mang mở → thể tích khoang miệng giảm, áp suất tăng → đẩy nước ra ngoài mang theo CO2 từ máu khuếch tán ra ngoài môi trường.

Câu 6: Quan sát Hình 9.5, hãy trình bày hình thức trao đổi khí ở người.

Quan sát Hình 9.5, hãy trình bày hình thức trao đổi khí ở người.

Hướng dẫn trả lời:

Người trao đổi khí qua phổi: 

  • Hít vào → cơ liên sườn co → xương sườn và xương ức nâng lên, cơ hoành co → thể tích lồng ngực tăng, áp suất không khí trong phổi < áp suất không khí bên ngoài, không khí đi từ ngoài vào mang theo O2 trao đổi khí với máu. 

  • Thở ra → cơ liên sườn dãn, xương sườn và xương ức trở lại trạng thái ban đầu, co hoành dãn → thể tích lồng ngực giảm, áp suất không khí trong phổi > áp suất không khí bên ngoài, không khí đi từ trong ra mang theo CO2 ra ngoài môi trường.

Câu 7: Quan sát Hình 9.7, hãy trình bày hình thức trao đổi khí ở chim

Quan sát Hình 9.7, hãy trình bày hình thức trao đổi khí ở chim

Hướng dẫn trả lời:

Chim trao đổi khí bằng phổi và hệ thống túi khí. Thông khí ở phổi chim là nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân và thể tích túi khí. Nhờ sự phối hợp giữa hệ thống túi khí và phổi nên khi hít vào và khi thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi theo liên tục, một chiều và không có khí cặn.

III. BẢO VỆ SỨC KHỎE HỆ HÔ HẤP

Câu 8: Hút thuốc lá có hại như thế nào đối với hệ hô hấp.

Hướng dẫn trả lời:

Trong khói thuốc lá có chứa:

  • Nicotine → thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản → tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy, làm tê liệt lớp lông rung trong khí quản → ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp.

  • Khí CO chiếm chỗ của O2 trong máu → giảm hiệu quả hô hấp.

  • Nito oxit → viêm xương khớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí.

Luyện tập: Nêu ý nghĩa của việc xử phạt người hút thuốc lá nơi công cộng và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá

Hướng dẫn trả lời:

Việc xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá là việc làm cần thiết và đúng đắn để giảm tình trạng hút thuốc lá, giảm tác động tiêu cực của khói thuốc lá nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tạo một môi trường sống lành mạnh.

Vận dụng: Hãy tìm hiểu một số bệnh về đường hô hấp. Trong đó trình bày rõ nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả và những biện pháp phòng tránh bệnh.

Giải thích vì sao trong quá trình nuôi cá, tôm ở mật độ cao người ta thường dùng quạt nước.

Hướng dẫn trả lời:

Bệnh về đường hô hấp

Nguyên nhân

Triệu chứng

Hậu quả

Biện pháp phòng tránh

Viêm xoang

Vi khuẩn, virus hoặc do dị ứng 

Sốt, đau nhức tại vị trí xoang viêm, chảy dịch, nghẹt mũi,...

Nếu không điều trị và phòng ngừa tốt có thể gây viêm xoang mạn tính 

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

  • Hạn chế dùng tay chạm lên mặt, miệng, mũi,... 

  • Bỏ hút thuốc lá

Viêm thanh quản

Virus, vi khuẩn hoặc nấm

Sốt nhẹ đến sốt cao, khàn tiếng, ho, khó thở,... 

Sưng dây thanh âm → giọng nói thay đổi, suy yếu, thậm chí mất giọng

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

  • Hạn chế dùng tay chạm lên mặt, miệng, mũi,... 

  • Giải thích: Khi nuôi tôm, cá với mật độ cao dễ xảy ra tình trạng thiếu O2 do nồng độ O2 trong nước → sử dụng máy sục khí → tăng nồng độ oxygen tan trong nước, giúp tôm, cá hô hấp tốt → phát triển mạnh.

Tìm kiếm google: Giải ngắn gọn Sinh học 11 chân trời bài 9: Hô hấp ở động vật, Soạn ngắn Sinh học 11 chân trời bài 9: Hô hấp ở động vật

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 CTST mới

PHẦN BA: SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Copyright @2024 - Designed by baivan.net