Hướng dẫn giải nhanh sinh học 11 KNTT bài 25: Sinh sản ở thực vật

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn sinh học 11 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 25: Sinh sản ở thực vật. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Các loài thực vật có những chiến lược sinh sản như thế nào để đảm bảo cho chúng thích nghi được với các điều kiện sống khác nhau?

Hướng dẫn trả lời:

Các loài thực vật có những hình thức sinh sản như:

  • Sinh sản vô tính tạo ra cây con có giống hệt cây mẹ, duy trì kiểu gene thích nghi với môi trường sống ổn định và ít biến đổi.

  • Sinh sản hữu tính xuất hiện nhiều biến dị di truyền, phù hợp với môi trường thường xuyên biến đổi.

I. SINH SẢN VÔ TÍNH

Câu 1: Tại sao trong sinh sản sinh dưỡng, cây con thường giống nhau và giống với cây mẹ? Đặc điểm này có lợi thế trong điều kiện môi trường như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

  • Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cây con được tạo ra từ các bộ phận sinh dưỡng khác nhau của cây mẹ → cây con giống nhau và giống hệt cây mẹ.

  • Hình thức sinh sản này có lợi thế trong điều kiện môi trường ổn định và ít biến đổi.

Câu 2: So sánh ưu điểm và hạn chế của phương pháp nhân giống in vitro với các phương pháp nhân giống vô tính khác.

Hướng dẫn trả lời:

Ưu điểm

Hạn chế

  • Số lượng đời con lớn.

  • Có thể liên tục sinh sản, không bị yếu tố bên ngoài ảnh hưởng.

  • Tạo ra cây giống tốt 

  • Có thể từ một vài bộ phận để tái sinh được các cây hoàn chỉnh.

  • Chi phí cao

  • Cần trình độ kĩ thuật và chuyên môn cao.

  • Quy trình thực hiện phức tạp

  • Nếu điều kiện bất lợi có thể chết hàng loạt 

Câu 3: Để bảo tồn các cây trồng quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nên sử dụng phương pháp nhân giống nào? Tại sao?

Hướng dẫn trả lời:

Nên sử dụng phương pháp nhân giống in vitro. Vì phương pháp này từ một phần của cơ thể thực vật có thể tạo ra số lượng lớn cây con, giúp bảo tồn bộ gene của loài. Có thể kiểm soát được các yếu tố môi trường, tạo ra các cây con khỏe mạnh giúp nâng cao hiệu quả việc bảo tồn.

II. SINH SẢN HỮU TÍNH

1. Cấu tạo chung của hoa

Câu 1: Hoa được cấu tạo từ những bộ phận nào và vai trò của mỗi bộ phận đó là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Hoa được cấu tạo gồm bộ phần bất thụ và bộ phận hữu thụ.

  • Bộ phận bất thụ:

  • Lá đài: bao bọc và bảo vệ búp hoa trước khi hoa nở.

  • Cánh hoa: thu hút côn trùng tham gia vào quá trình thụ phấn.

  • Bộ phận hữu thụ:

  • Nhị hoa: nơi sinh ra hạt phấn.

  • Nhụy: giữ vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn và sinh sản.

Câu 2: Một hoa luôn bao gồm hai thành phần là nhị và nhụy đúng hay sai? Lấy ví dụ chứng minh.

Hướng dẫn trả lời:

Sai. Ví dụ: Hoa bí ngô có hoa đực và hoa cái, hoa cái chỉ có nhụy và hoa đực chỉ có nhị, đây là hoa đơn tính.

2. Quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật

b, Thụ phấn và thụ tinh

Câu 1: Quá trình thụ tinh ở thực vật diễn ra như thế nào (tham khảo Hình 25.10 trang 164)? Tại sao gọi quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa là thụ tinh kép?

Quá trình thụ tinh ở thực vật diễn ra như thế nào (tham khảo Hình 25.10 trang 164)? Tại sao gọi quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa là thụ tinh kép?

Hướng dẫn trả lời:

  • Quá trình thụ tinh ở thực vật: ống phấn sinh trưởng kéo vòi nhụy chạm tới túi phôi, xuyên qua lỗ noãn, giải phóng hai tinh tử, một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử (2n), tinh tử còn lại kết hợp với nhân cực tạo thành nhân tam bội (3n).

  • Đây là thụ tinh kép vì có cả hai tinh tử cùng tham gia vào quá trình thụ tinh.

Câu 2: Ở hình bên (trang 164), chiều di chuyển của hạt phấn đến nhụy hoa được thể hiện bằng mũi tên, cho biết số (1) và số (2) tương ứng với kiểu thụ phấn nào ở thực vật?

Ở hình bên (trang 164), chiều di chuyển của hạt phấn đến nhụy hoa được thể hiện bằng mũi tên, cho biết số (1) và số (2) tương ứng với kiểu thụ phấn nào ở thực vật?

Hướng dẫn trả lời:

  • Số (1) là thụ phấn chéo, do thụ phấn giữa hoa của hai cây khác nhau.

  • Số (2) là tự thụ phấn, do thụ phấn giữa các hoa trên cùng một cây.

c, Quá trình hình thành hạt và quả

Câu 1: Nội nhũ của hạt ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm khác nhau như thế nào? Nội nhũ có vai trò gì?

Hướng dẫn trả lời:

  • Hạt của cây một lá mầm có nội nhũ, hạt của cây hai lá mầm không có nội nhũ. 

  • Nội nhũ giúp nuôi phôi và cây mầm đến khi cây con có thể tự phát triển.

Câu 2: Quả được hình thành như thế nào? Đặc điểm nào giúp quả thực hiện được vai trò bảo vệ và phát tán hạt?

Hướng dẫn trả lời:

  • Quả được hình thành do bầu nhụy dày lên phát triển thành. Xuất hiện hạt làm lượng hormone khuếch tán vào bầu nhụy tăng, kích thích các tế bào phân chia và tăng kích thước để hình thành quả.

  • Đặc điểm của quả: Quả chứa hạt, giúp bảo vệ hạt. Khi chín, quả có vị ngọt và thơm, hấp dẫn động vật, tạo điều kiện cho hạt phát tán.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: So sánh hình thức sinh sản vô tính với hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật.

Hướng dẫn trả lời:

  • Giống nhau: Đều tạo ra đời sau, duy trì nòi giống.

  • Khác nhau:

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Không có sự kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái.

Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái 

Dựa trên quá trình nguyên phân.

Dựa trên quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Ít đa dạng di truyền

Đa dạng di truyền cao

Cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định.

Cá thể thích nghi tốt với nhiều điều kiện sống.

Câu 2: Bằng kiến thức đã học và quan sát thực tế, em hãy kẻ và hoàn thành bảng vào vở theo mẫu dưới đây và rút ra nhận xét chung về điều kiện sinh thái (môi trường) đảm bảo cho quá trình sinh sản vô tính ở thực vật diễn ra thuận lợi trong tự nhiên.

Hướng dẫn trả lời:

Thực vật

Cây chuối

Cây riềng

Cỏ gấu

Sen đá

Trầu không

Cơ quan, bộ phận tạo cây con

Thân củ

Thân rễ

Thân rễ

Thân

Điều kiện sinh thái đảm bảo quá trình sinh sản vô tính diễn ra thuận lợi: môi trường cung cấp đủ độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng và dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh sản sinh dưỡng.

Câu 3: Vườn nhà bác Minh có một cây bưởi cho quả rất ngon, bác muốn nhân giống để trồng thêm vài cây nữa ở góc vườn, em hãy gợi ý cho bác Minh phương pháp nhân giống phù hợp và thuyết phục bác thực hiện theo lời khuyên của em.

Hướng dẫn trả lời:

Phương pháp nhân giống phù hợp là phương pháp chiết cành. Vì phương pháp này phù hợp với cây ăn quả thân gỗ, tỉ lệ sống của cây con cao, đặc tính của cây không đổi, cây con sinh trưởng nhanh, rút ngắn thời gian sinh trưởng và thời gian thu hoạch.

Tìm kiếm google: Giải ngắn gọn Sinh học 11 kết nối bài 25: Sinh sản ở thực vật, Soạn ngắn Sinh học 11 KNTT bài 25: Sinh sản ở thực vật

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 KNTT mới

PHẦN 3. SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Copyright @2024 - Designed by baivan.net