[toc:ul]
1. Hình thức sinh sản vô tính
Trả lời CH1 Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 162:
Trong hình thức sinh sản sinh dưỡng, cây con được tạo thành từ một phần hoặc toàn bộ cơ quan như thân, lá, rễ của cây mẹ dựa trên cơ chế nguyên phân. → cây con mang bộ gene giống hệt với cây mẹ → chúng sẽ có đặc điểm giống với cây mẹ và giống nhau giữa các cây con tạo ra từ cùng một cây mẹ ban đầu.
Hình thức sinh sản sinh dưỡng góp phần tăng nhanh số lượng cây con, giúp loài duy trì nòi giống trong trường hợp mật độ quần thể thấp, đồng thời cây con sinh ra sẽ thích nghi tốt trong điều kiện môi trường sống ổn định, ít biến đổi (tương đồng với điều kiện sống của cây mẹ). Tuy nhiên, khi môi trường sống thay đổi, cây con tạo ra bằng hình thức sinh sản vô tính khó thích nghi và dễ bị đào thải.
Đáp án PHT 01
Đặc điểm phân biệt | Sinh sản bằng bào tử | Sinh sản vô tính (Sinh sản sinh dưỡng) |
Nguồn gốc cây con | Bào tử nằm trong túi bào tử của cây mẹ | Từ một phần của cơ thể mẹ, có thể là rễ, thân, lá |
Khả năng phát tán | Rộng | Hẹp |
Xen kẽ hệ thống lưỡng bội và đơn bội trong vòng đời | Có | Không |
Số lượng cá thể tạo được trong một lần sinh sản | Nhiều | Ít |
Gặp ở nhóm thực vật | Rêu, dương xỉ | Đa số các loài thực vật: khoai lang, khoai tây, thuốc bỏng, dâu tây,... |
Kết luận: Thực vật sinh sản vô tính bằng cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) hoặc bằng bào tử.
2. Các phương pháp nhân giống vô tính và ứng dụng trong thực tiễn
Trả lời CH2, 3 Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 162:
CH2.
Phương pháp | Nhân giống vô tính truyền thống | Nhân giống in vitro |
Ưu điểm | - Cây giống tạo ra có kích thước lớn. - Tỉ lệ sống của cây con cao (lên tới 100%). - Kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện. | - Hệ số nhân giống cao. - Tạo được cây giống sạch bệnh (đặc biệt là các bệnh do virus). - Có thể thực hiện nhân giống quanh năm, không phụ thuộc vào mùa vụ. |
Hạn chế | - Hệ số nhân giống thấp. - Cây giống có thể mang mầm bệnh từ cây mẹ. - Hoạt động nhân giống chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường. | - Cây giống tạo được có kích thước nhỏ, có thể xuất hiện các biến dị không mong muốn. - Đòi hỏi các yêu cầu về trang thiết bị và người thực hiện phải có kĩ thuật cao.
|
CH3.
Để bảo tồn và phát triển loài cây có nguy cơ tuyệt chủng nên áp dụng biện pháp nhân giống in vitro. Một quy trình nhân giống tạo cây hoàn chỉnh chỉ cần sử dụng mảnh mô của cây mẹ sẽ giúp khắc phục tình trạng thiếu hụt các cá thể trong quần thể tham gia duy trì nòi giống của loài thông qua sản hữu tính.
Việc nhân giống in vitro có thể tạo ra một số lượng lớn các cá thể trong khoảng thời gian ngắn, điều này giúp gia tăng số lượng cá thể của loài.
Kết luận: Trong nông nghiệp, người ta đã áp dụng nhiều phương pháp nhân giống vô tính như: giâm, chiết, ghép, nhân giống in vitro để nhân nhanh nhiều giống cây trồng có lợi cho con người.
1. Cấu tạo cung của hoa
Đáp án Câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm trang 162.
CH1. Hoa được cấu tạo từ các bộ phận
Lá đài:
Cánh hoa
Nhị hoa:
Nhụy hoa
CH2. Sai vì hoa có thể là hoa đơn tính (hoa đực chỉ có nhị hoa và hoa cái chỉ có nhuỵ) như hoa bí ngô, dưa chuột, mướp, ...
Kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa, gồm các bộ phận chính đài hoa, cánh hoa, nhị hoa, nhụy hoa.
2. Quá trình sinh sản hữu tính
Trả lời CH Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 164
CH1.
Sau khi hạt phấn nảy mầm trên núm nhụy, ống phấn sinh trưởng kéo dài đến lỗ noän, 2 tinh tử (kết quả quá trình nguyên phân từ nhân sinh sản của hạt phấn) di chuyển theo ống phấn, 1 tinh tử kết hợp với trứng tạo hợp tử (2n), I tỉnh tử kết hợp với 2 nhân cực tạo nội nhũ tam bội.
Quá trình thụ tính ở thực vật diễn ra với sự tham gia đồng thời của 2 tinh tử (giao tử đực) nên quá trình này được gọi là thụ tính kép.
CH2:
Số 1: hạt phấn từ hoa này rơi trên núm nhụy của hoa khác cùng loài, đây là hình thức thụ phấn chéo.
Số 2: hạt phấn rơi trên núm nhụy của cùng một hoa, đây là hình thức tự thụ phần.
Trả lời CH Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 164
CH1. Hạt của cây một lá mầm cấu tạo gồm phôi và nội nhũ. Hạt của cây hai lá mầm có chất dinh dưỡng trong nội nhũ được chuyển dần và tích luỹ vào các lá mầm trong quá trình hình thành, dẫn đến hạt của cây hai lá mầm sẽ không có nội nhũ, thay vào đó là hai lá mầm có kích thước lớn.
Nội nhũ là nơi dự trữ dinh dưỡng của hạt, giúp nuôi phôi và cây mầm cho đến khi cây con có thể tự dưỡng.
CH2.
Đồng thời với quá trình hình thành hạt, phôi hạt cũng tăng cường tổng hợp các hormone kích thích sinh trưởng như auxin, gibberellin, cytokinin. Các hormone này sẽ khuếch tán vào bầu nhụy, thúc đẩy tế bào tại đây phân chia và gia tăng kích thước làm bầu nhuy to lên và quả được hình thành.
Đặc điểm giúp quả thực hiện được vai trò bảo vệ và phát tán hạt:
Kết luận