Hướng dẫn giải nhanh sinh học 11 KNTT bài 27: Sinh sản ở động vật

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn sinh học 11 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 27: Sinh sản ở động vật. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Sinh sản ở động vật khác với sinh sản ở thực vật như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

  • Sinh sản vô tính ở thực vật gồm sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bằng bào tử. Sinh sản vô tính ở động vật gồm phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh.

 

Sinh sản hữu tính ở thực vật

Sinh sản hữu tính ở động vật

Tạo giao tử

Bao phấn tạo giao tử đực, bầu nhụy tạo giao tử cái.

Cơ quan sinh dục đực tạo giao tử đực, cơ quan sinh dục cái tạo giao tử cái.

Thụ tinh

Thụ tinh kép (thực vật hạt kín)

Thụ tinh ngoài hoặc thụ tinh trong

Phát triển thành hợp tử

Hợp tử trong bầu nhụy, vách bầu phát triển thành vỏ quả để bảo vệ phôi.

Hợp tử phát triển trong trứng/tử cung của con cái/túi của con đực.

I. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

Câu 1: Phân biệt hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh

Hướng dẫn trả lời:

  • Phân đôi: dựa trên phân chia đơn giản chất tế bào và nhân.

  • Trinh sinh: dựa trên phân chia tế bào trứng theo kiểu nguyên phân nhiều lần tạo nên cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội.

  • Nảy chồi: dựa trên phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo thành một chồi non → tách khỏi mẹ → cá thể mới.

  • Phân mảnh: dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể, tạo cơ thể mới qua phân bào nguyên nhiễm.

Câu 2: Tại sao trong sinh sản vô tính ở động vật, các cá thể con giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền?

Hướng dẫn trả lời:

Vì các cá thể con được tạo ra từ một phần của cơ thể mẹ:

  • Phân đôi: Cá thể mẹ phân đôi thành hai cá thể kích thước bằng nhau

  • Nảy chồi: Chồi mọc ra từ cơ thể mẹ, phát triển → tách thành cơ thể mới

  • Phân mảnh: Phát triển cơ thể mới từ mảnh tách ra từ cơ thể mẹ

  • Trinh sinh: Phát triển con từ trứng không được thụ tinh

II. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

2. Quá trình sinh sản hữu tính ở người

Câu 1: Trình bày quá trình sinh tinh và sinh trứng?

Hướng dẫn trả lời:

  • Quá trình sinh tinh: tế bào mầm sinh dục nguyên phân tạo hai tinh nguyên bào, tinh bào bậc 1 giảm phân tạo ra tinh bào bậc hai, tinh bào bậc 2 giảm phân 2 tạo 4 tinh tử 

  • Quá trình sinh trứng: tế bào mầm sinh dục nguyên phân tạo noãn nguyên bào, noãn bào bậc 1 giảm phân tạo 1 noãn bào bậc 2 và 1 thể cực → giảm phân 2: 1 thể cực tạo 2 thể cực, noãn bào bậc 2 tạo 1 thể cực và 1 trứng.

Câu 2: Quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Quá trình thụ tinh:

  • Tinh trùng đi qua lớp tế bào

  • Đầu tinh trùng giải phóng enzyme giúp tinh trùng đi qua màng sáng

  • Tinh trùng gắn vào thụ thể trên màng sinh chất, màng tinh trùng hoà nhập với màng trứng

  • Nhân tinh trùng xâm nhập vào tế bào trứng, kết hợp với nhân tế bào trứng

Câu 3: Cho biết ưu điểm và nhược điểm của mang thai và sinh con ở Thú so với đẻ trứng ở các loài động vật khác.

Hướng dẫn trả lời:

  • Ưu điểm: nuôi dưỡng và bảo vệ phôi, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ để nuôi thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ cũng phù hợp sự phát triển của phôi.

  • Nhược điểm: thời gian mang thai lâu, tốn nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng

3. Cơ chế điều hòa sinh sản

Câu 1: So sánh vai trò của các hormone trong điều hòa quá trình sinh tinh và sinh trứng.

Hướng dẫn trả lời:

  • Giống nhau:

Đều do vùng dưới đồi và tuyến yên tiết ra 
Đều được kiểm soát nhờ liên hệ ngược
Vùng dưới đồi đều tiết ra GnRH kích tích tuyến yên tiết ra FSH và LH

  • Khác nhau:

Ở quá trình sinh tinh, FSH kích thích ống sinh tinh sản xuất tinh trùng, LH kích thích tế bào kẽ tiết ra testosterone
Ở quá trình sinh trứng, FSH kích thích nang trứng tiết ra estrogen, LH làm nang trứng chín và trứng rụng, hình thành thể vàng, thể vàng tiết ra progesterone và estrogen.

Câu 2: Liên hệ ngược có vai trò như thế nào trong điều hòa sinh tinh và sinh trứng?

Hướng dẫn trả lời:

  • Ở quá trình sinh tinh: nồng độ testosterone trong máu tăng → ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên → giảm GnRH, FSH và LH

  • Ở quá trình sinh trứng: nồng độ progesterone và estrogen trong máu tăng → ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên → giảm GnRH, FSH và LH.

III. ỨNG DỤNG

3. Một số thành tựu thụ tinh trong ống nghiệm

Câu 1: Những biện pháp nào có thể điều khiển số con, điều khiển giới tính ở động vật? Thay đổi số con và thay đổi giới tính có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi?

Hướng dẫn trả lời:

  • Biện pháp điều khiển số con: Thụ tinh nhân tạo, thay đổi yếu tố môi trường, nuôi cấy phôi

  • Biện pháp điều khiển giới tính: Sử dụng kĩ thuật tách tinh trùng thành hai loại NST giới tính. Tùy theo mục đích và nhu cầu để chọn ra loại tinh trùng thụ tinh với trứng.

  • Trong chăn nuôi, áp dụng được các biện pháp điều khiển số lượng con và giới tính giúp đáp ứng nhu cầu của ngành chăn nuôi, tăng năng suất chăn nuôi.

Câu 2: Thụ tinh trong ống nghiệm giải quyết vấn đề gì trong sinh sản ở người và động vật?

Hướng dẫn trả lời:

Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản, góp phần giải quyết vấn đề hiếm muộn hoặc vô sinh ở người. 

4. Sinh đẻ có kế hoạch ở người và các biện pháp tránh thai

Câu 1: Vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch?

Hướng dẫn trả lời:

Phải sinh đẻ có kế hoạch vì:

  • Giúp cha mẹ chuẩn bị chu đáo mọi mặt để tăng khả năng chăm sóc và nuôi dạy trẻ phát triển toàn diện

  • Đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé

  • Giảm áp lực lên xã hội và tài nguyên cộng đồng.

Câu 2: Tìm hiểu qua tài liệu, internet, hỏi bác sĩ, cán bộ y tế, ... về tên và cơ chế tác dụng của các biện pháp tránh thai, sau đó kẻ bảng vào vở và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây:

Hướng dẫn trả lời:

Tên biện pháp tránh thai

Cơ chế tác dụng

1. Tính vòng kinh

Một chu kỳ kinh nguyệt khoảng 28 - 32 ngày. Theo chu kỳ kinh nguyệt, có 3 khoảng thời gian để tính xác suất của việc thụ thai: thời điểm xác suất tương đối, thời điểm có xác suất mang thai cao nhất, và thời điểm tránh thai cao nhất.

2. Đặt vòng tránh thai

Chứa hormone nội tiết, ngăn cản sự rụng trứng, đồng thời làm dày chất nhầy ở tử cung ngăn sự xâm nhập của tinh trùng, làm lớp niêm mạc tử cung mỏng đi ngăn cản quá trình thụ thai.

3. Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày

  • Ngăn cản sự rụng trứng. Đồng thời, nó làm dày chất nhầy ngăn cản tinh trùng vào tử cung.

  • Chứa progestin làm dày chất nhầy tử cung để tinh trùng không thể gặp trứng, làm mỏng niêm mạc tử cung trứng không làm tổ được.

4. Thắt ống dẫn trứng

Ngăn trứng di chuyển từ buồng trứng đến tử cung qua ống dẫn trứng hoặc ngăn không cho tinh trùng di chuyển lên ống trứng để thụ tinh. 

5. Thắt ống dẫn tinh

Ngăn chặn sự di chuyển của tinh trùng 

6. Sử dụng bao cao su

Chứa tinh dịch, không để tinh dịch vào trong âm đạo 

Câu 3: Những biện pháp tránh thai nào vừa tránh được mang thai và sinh con ngoài ý muốn, vừa tránh được các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục?

Hướng dẫn trả lời:

Tránh thai bằng bao cao su là biện pháp duy nhất vừa giúp tránh thai, vừa phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục và gần như không có tác dụng phụ. 

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Cho biết sự khác nhau giữa hai hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Hướng dẫn trả lời:

 

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Khái niệm

Là sự sinh ra cơ thể mới với các đặc điểm giống cá thể ban đầu mà không có sự đóng góp vật chất di truyền của các cá thế khác

Là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới

Cơ sở tế bào học

Nguyên phân

Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh

Đặc điểm di truyền

  • Không giảm phân, thụ tinh

  • Cơ thể con được hình thành từ một phần cơ thể mẹ

  • Đời con giống hệt mẹ

  • Không đa dạng di truyền

  • Phân li độc lập và tổ hợp tự do tạo ra nhiều giao tử khác nhau

  • Xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp

  • Có sự đa dạng di truyền

Ý nghĩa

Tạo ra cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định

Tạo ra cá thể thích nghi tốt với điều kiện sống thay đổi

Ví dụ

Từ một lá của cây sen đá có thể phát triển thành một cây hoặc nhiều cây sen đá mới 

Ở con người, sinh sản là quá trình tinh trùng thụ tinh với trứng thành phôi, phát triển thành thai nhi

Câu 2: Vai trò của việc hình thành thể cực trong quá trình sinh trứng là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Thể cực có tác dụng dự trữ dinh dưỡng cần thiết để nuôi trứng.

Câu 3: Tuyến yên giảm sản xuất hormone FSH, LH sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sinh tinh và sinh trứng?

Hướng dẫn trả lời:

  • Ở quá trình sinh tinh: giảm hormone FSH và LH ảnh hưởng đến quá trình tiết hormone testosterone và quá trình sản xuất tinh trùng.

  • Ở quá trình sinh trứng: giảm hormone FSH và LH ảnh hưởng đến quá trình tiết progesterone, estrogen, sự phát triển của nang trứng và quá trình rụng trứng.

Câu 4: Tại sao những người tiêm testosterone tổng hợp với mục đích phát triển cơ bắp lại có nguy cơ bị vô sinh?

Hướng dẫn trả lời:

Nồng độ hormone testosterone cao → ức chế tiết hormone GnRH, FSH và LH. Hormone FSH kích thích ống sinh tinh sản xuất tinh trùng nên khi ức chế tiết hormone FSH → ức chế sản xuất tinh trùng → những người tiêm testosterone tổng hợp có nguy cơ bị vô sinh.

Câu 5: Tại sao cần phải có hiểu biết về biện pháp tránh thai? 

Hướng dẫn trả lời:

Sử dụng biện pháp tránh thai giúp phụ nữ tránh được việc phá thai hoặc sinh con ngoài ý muốn, đồng thời giúp giữ gìn sức khỏe và hạnh phúc gia đình.

Tìm kiếm google: Giải ngắn gọn Sinh học 11 kết nối bài 27: Sinh sản ở động vật, Soạn ngắn Sinh học 11 KNTT bài 27: Sinh sản ở động vật

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 KNTT mới

PHẦN 3. SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com