Ôn tập kiến thức sinh học 11 KNTT bài 27: Sinh sản ở động vật

Ôn tập kiến thức sinh học 11 kết nối tri thức bài 27: Sinh sản ở động vật. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

Trả lời CH Dừng lại và suy ngẫm

Câu 1:

Phân đôi là hình thức sinh sản đơn giản. Động vật tạo thành eo thắt trên cơ thể, phân đôi cơ thể, các tế bào trên mỗi nửa cơ thể phân bào nguyên nhiễm hình thành cơ thể mới.

Nảy chồi: Một số tế bào trên cơ thể phân bào nguyên nhiễm nhiều lần tạo ra chồi con. Chồi con tách ra từ cơ thể mẹ và phát triển thành cơ thể mới.

Phân mảnh: Cơ thể phân chia thành nhiều mảnh (ví dụ: giun nhiều tơ), hoặc các mảnh nhỏ tách ra từ cơ thể mẹ phát triển thành cơ thể mới dựa trên phân bào nguyên nhiễm.

Trinh sinh: Tế bào trứng không thụ tinh phân bào nguyên nhiễm nhiều lần tạo ra cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội.

Câu 2:

Các hình thức sinh sản vô tính đều dựa trên phân bào nguyên nhiễm để tạo ra cơ thể mới nên các cá thể con có bộ nhiễm sắc thể giống với cá thể mẹ, điều này dẫn đến các cá thể có giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền.

Kết luận: Các hình thức sinh sản vô tính là phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh.

II. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

1. Các hình thức sinh sản hữu tính

Các hình thức sinh sản hữu tính là đẻ trứng, đẻ trứng thai và thai sinh.

2. Quá trình sinh sản hữu tính ở người

Đáp án Câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm trang 175.

CH1. Quá trình sinh tinh diễn ra theo trình tự sau:

  • Tế bào mầm sinh dục (2n) nguyên phân tạo ra các tỉnh nguyên bào (2n).
  • Tinh nguyên bào nguyên phân tạo ra các tinh bào bậc 1 (2n).
  • Tinh bào bậc 1 giảm phân I tạo ra hai tinh bào bậc 2. Mỗi tinh bào bậc 2 giảm phân 1 tạo ra 2 tinh trung có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).

Như vậy, từ 1 tinh bào bậc 1, trải qua giảm phân I và giảm phân II tạo ra 4 tinh trùng.

Quá trình sinh trứng diễn ra theo trình tự sau:

  • Từ khi sinh ra, buồng trứng của trẻ sơ sinh gái đã có noãn bào bậc 1 (2n). Noãn bào bậc I nằm trong nang trứng và phát triển cùng với sự phát triển của nang trứng,
  • Ở tuổi dậy thì, noãn bào bậc 1 bắt đầu giảm phân I và dừng lại ở kì giữa của giảm phân II. Giảm phân I tạo ra noãn bào bậc 2 và thể cực 1.
  • Giảm phân II tiếp tục diễn ra khi trứng thụ tinh với tỉnh trùng để tạo thành hợp tử, kèm theo hình thành thể cực 2.

Như vậy, từ 1 noãn bào bậc 1, trải qua giảm phân I tạo ra noãn bào bậc 2 và thể cực. Nếu trứng không thụ tinh sẽ không tiếp tục giảm phân II và không hình thành thể cực 2.

CH2: Quá trình thụ tinh diễn ra theo trình tự như sau:

(1) Tinh trùng đi qua lớp tế bào hạt

(2) Đầu tinh trùng giải phóng enzyme giúp tinh trùng đi qua màng sáng

(3) Tinh trùng gắn vào thụ thể trên màng sinh chất, màng tinh trùng hoà nhập với màng trứng

(4) Nhân tinh trùng xâm nhập vào tế bào trứng và kết hợp với nhân của tế bào trứng

CH3:

Ưu điểm: Ở Thú, nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và O2 từ cơ thể mẹ qua nhau thai là rất lớn, đảm bảo cho phôi thai phát triển thuận lợi: ngoài ra, phôi thai phát triển trong bụng mẹ nên được bảo vệ trước tác động của môi trường (nhiệt độ. độ ẩm, tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm,...). Ở các loài động vật đẻ trứng, phôi phát triển nhờ chất dinh dưỡng dự trữ trong trứng mà chất dinh dưỡng dự trữ trong trứng chỉ có giới hạn, ngoài ra trứng ở bên ngoài cơ thể mẹ nên dễ trở thành thức ăn của các động vật khác và chịu tác động của điều kiện môi trường.

Nhược điểm: Ở Thú, do cơ thể mẹ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi thai phát triển nên nếu cung cấp không đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con thì phôi thai phát triển kém, sức sống kém, dễ mắc bệnh. Ngoài ra, do phôi thai tăng dần khối lượng và kích thước, nên cơ thể mẹ trở nên nặng nề di chuyển khó khăn khi đuổi bắt mồi và chạy trốn kẻ thù săn mồi.

Kết luận:

  • Quá trình sinh sản hữu tính ở người gồm các giai đoạn: hình thành giao tử, thụ tinh, phát triển phôi thai và đề con.
  • Thụ tinh là sự kết hợp giữa một trứng đơn bội và một tinh trùng đơn bội tạo thành hợp tử lưỡng bội.

3. Cơ chế điều hòa sinh sản

Trả lời CH Dừng lại và suy ngẫm

Câu 1:

Ở con đực, FSH kích thích ống sinh tinh phát triển và sản sinh tinh trùng, LH kích thích tế bào kẽ tiết ra testosterone, testosterone kích thích ống sinh tinh hình thành tỉnh trùng.

Ở con gái, FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết estrogen, LH kích thích nang trứng chín, trứng rụng, hình thành và duy trì thể vàng, thể vàng tiết ra estrogen và progesterone. Estrogen và progesterone kích thích niêm mạc tử cung phát triển, chuẩn bị đón hợp tử làm tổ.

Câu 2.

Ở con đực, nồng độ testosterone cao ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên, làm giảm sản sinh GnRH, FSH và LH.

Ở con cái, nồng độ estrogen và progesterone cao ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên, làm giảm sản sinh GnRH, FSH và LH.

Kết luận: Hệ nội tiết đóng vai trò chính trong điều hoà sinh sản ở động vật.

III. ỨNG DỤNG

Đáp án Câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm trang 179.

CH1.

1. Một số biện pháp điều khiển số con ở động vật: thụ tinh nhân tạo (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể con cái), điều chỉnh yếu tố môi trường (ánh sáng, thức ăn,...), nuôi cấy phôi.

→ Các biện pháp này giúp làm tăng nhanh số lượng con non, tăng sản lượng trứng.

2. Một số biện pháp điều khiển giới tính ở động vật: Chọn lọc tinh trùng X hoặc Y cho thụ tinh với trứng, điều chỉnh yếu tố môi trường (chiếu tia tử ngoại cho tằm, sử dụng hormone ngoại sinh,...).

→ Các biện pháp này giúp tạo ra động vật có giới tính mong muốn, đáp ứng các mục đích khác nhau trong chăn nuôi (tăng sản lượng thịt ở động vật nuôi lấy thịt, tăng sản lượng trứng ở động vật đẻ trứng, tạo ra nhiều tơ ở tằm,...).

3. Một số thành tựu thụ tinh trong ống nghiệm

CH2:

  • Ở người, thụ tinh trong phòng nghiệm là biện pháp hỗ trợ sinh sản, sử dụng trong điều trị hiếm muộn.
  • Ở động vật, thụ tinh trong ống nghiệm thường được thực hiện cho các động vật quý hiếm, động vật có nguy cơ tuyệt chủng, nhờ đó bảo tồn được các loài động vật này.

Kết luận: Các biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật (điều khiển số con hoặc điều khiển giới tính) thông qua sử dụng hormone, chất kích thích tổng hợp, thay đổi yếu tố môi trường, nuôi cấy phôi, thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm,...

4. Sinh đẻ có kế hoạch ở người và các biện pháp tránh thai

Đáp án Câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm trang 180.

CH1:

Đối với cá nhân và gia đình: Sinh đẻ có kế hoạch giúp nâng cao chất lượng cuộc sống về vật chất và tinh thần đối với mọi thành viên trong gia đình, góp phần đảm bảo sức khỏe công việc, tạo điều kiện, học tập. giải trí...

Đối với xã hội: Giúp ổn định dân số, giảm áp lực đối với phát triển kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường.

CH2:

Nội dung trả lời CH2 trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 180 

Biện pháp tránh thai

Cơ chế tác dụng

1. Tính vòng kinh

Trứng thường rụng vào ngày thứ 14 trong chu kì sinh sản của phụ nữ (chu kì kinh nguyệt và chu kì buồng trứng) và sống được 24 giờ, thời điểm trứng rụng có thể sai lệch 3 ngày (trước 3 ngày hoặc sau 3 ngày) so với ngày thứ 14; tinh trùng sống trong cơ quan sinh dục nữ được khoảng 3 ngày, vì vậy muốn tránh mang thai, cần tránh giao hợp từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 18 của chu kì kinh nguyệt.

2. Bao cao su tránh thai

Bao cao su mỏng lồng vào dương vật để hứng tinh dịch, ngăn tinh trùng đi vào âm đạo và ống dẫn trứng để gặp trứng.

3. Mũ đậy tử cung

Mũ đậy tử cung bịt kín cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng đi vào tử cung và ống dẫn trứng để gặp trứng.

4. Dụng cụ tử cung

Dụng cụ tử cung kích thích niêm mạc tử cung, gây phản ứng chống lại sự làm tổ của hợp tử trong tử cung.

5. Thuốc tránh thai (thuốc hằng ngày, thuốc tiêm tránh thai, que cấy dưới da có chứa thuốc tránh thai,...

Thuốc tránh thai chứa progesterone và estrogen tổng hợp hoặc chỉ chứa progesterone ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết ra hormone, làm nang trứng không chín và trứng không rụng, đồng thời làm cho chất nhầy ở cổ tử cung đặc lại, ngăn cản tinh trùng xâm nhập vào ống dẫn trứng để gặp trứng.

6. Thắt ống tinh

Cắt và thắt 2 đầu của mỗi ống dẫn tinh, ngăn cản không cho tinh trùng đi ra từ ống dẫn tinh để gặp trứng.

7. Thắt ống dẫn trứng

Cắt và thắt 2 đầu của mỗi ống dẫn trứng, ngăn cản không cho trứng gặp tinh trùng trong ống dẫn trứng.

8. Thuốc viêm tránh thai khẩn cấp

Viên thuốc tránh thai khẩn cấp làm cho hợp tử không thể làm tổ trong tử cung.

9. Xuất tinh ngoài âm đạo

Xuất tinh ngoài âm đạo làm tinh trùng không vào âm đạo để gặp trứng.

10. Thuốc diệt tinh trùng

Thuốc đưa vào âm đạo trước khi giao hợp và diệt tinh trùng khi tinh trùng xâm nhập vào âm đạo.

CH3: Sử dụng bao cao su vừa tránh được mang thai và sinh con ngoài ý muốn, vừa tránh được các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục.

Kết luận:

 

  • Sinh đề có kế hoạch là điều chỉnh số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
  • Sử dụng các biện pháp tránh thai tránh được việc phá thai và sinh con ngoài ý muốn.
Tìm kiếm google: Ôn tập sinh học 11 KNTT bài 27: Sinh sản ở động vật, ôn tập sinh học 11 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm sinh học 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 KNTT mới

PHẦN 3. SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com