Thảo luận 1 trang 46 sgk vật lý 11 ctst
So sánh sóng điện tử và sóng cơ về: môi trường truyền, tốc độ truyền, sóng ngang hay sóng dọc.
Đáp án:
Sóng | Sóng điện từ | Sóng cơ |
Môi trường truyền | Chân không và môi trường vật chất | Môi trường vật chất |
Tốc độ truyền | Bằng c = 3.10$^{8}$ m/s trong chân không. Bằng c/n trong môi trường chiết suất n. | Phụ thuộc tính đàn hồi, nhiệt độ môi trường truyền sóng |
Loại sóng | Sóng ngang | Sóng ngang và sóng dọc |
Thảo luận 2 trang 46 sgk vật lý 11 ctst
Khi sóng điện từ truyền qua hai môi trường khác nhau, bước sóng của nó có bị thay đổi không? Giải thích.
Đáp án:
Bước sóng có bị thay đổi vì trong các môi trường khác nhau, tần số của sóng điện từ không đổi, nhưng tốc độ truyền sóng thay đổi
Thảo luận 3 trang 46 sgk vật lý 11 ctst
Dựa vào Hình 7.2 và cho biết bước sóng của vùng ánh sáng nhìn thấy.
Đáp án:
Bước sóng của vùng ánh sáng nhìn thấy nằm trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm.
Thảo luận 4 trang 46 sgk vật lý 11 ctst
Dựa vào số liệu trong Hình 7.2, xác định tần số của ánh sáng nhìn thấy.
Đáp án:
f = c/λ
=> Tần số của ánh sáng nhìn thấy là xấp xỉ từ 3,95.10$^{14}$Hz đến 7,89.10$^{14}$Hz
Luyện tập trang 48 sgk vật lý 11 ctst
Vào thời điểm năm 2022, điện thoại di động ở Việt Nam sử dụng sóng điện từ có tần số trong khoảng từ 850 MHz đến 2 600 MHz. Tính bước sóng của sóng điện từ tương ứng với dải tần số này. Mắt chúng ta có thể thấy được các sóng này không? Vì sao?
Đáp án:
Ta có: λ = c/f
Bước sóng của sóng điện từ nằm trong khoảng từ 0,115 m đến 0,353 m
Sóng này có bước sóng và tần số nằm ngoài khoảng ánh sáng nhìn thấy nên mắt chúng ta không thể nhìn thấy sóng này
Vận dụng trang 48 sgk vật lý 11 ctst
Tìm hiểu và giải thích vì sao khi sử dụng tia X để chụp ảnh trong y khoa như Hình 7.3, ta có thể thấy được xương của bàn tay.
Đáp án:
Ánh sáng X có năng lượng cao vì có bước sóng nhỏ. Nó có khả năng xuyên qua da và thịt, nhưng bị cản lại bởi xương. Khi tia X đi qua cơ thể và gặp xương, nó được ghi lại trên phim X-quang và hiển thị xương màu trắng. Các mô mềm như cơ và mỡ cho phép tia X đi qua, xuất hiện màu xám. Hình ảnh X-quang giúp chẩn đoán và theo dõi bệnh.
Bài tập 1 trang 48 sgk vật lý 11 ctst
Hình 7P.1 mô tả các hiện tượng xảy ra đối với sóng vô tuyến có các tần số khác nhau do tác dụng của tầng điện li ở khí quyển.
a) Gọi tên các hiện tượng liên quan đến sóng vô tuyến có tần số 5 MHz và 100 MHz.
b) Giải thích vì sao các sóng vô tuyến ngắn được sử dụng để truyền thông tin trên mặt đất.
Đáp án:
a) Trong Hình 7P.1 SGK, sóng vô tuyến tần số 5 MHz bị phản xạ bởi tầng điện li, trong khi sóng tần số 100 MHz truyền qua và bị khúc xạ.
b) Các sóng vô tuyến ngắn phản xạ tốt trên tầng điện li, trên mặt đất và mặt nước biển. Nhờ có sự phản xạ liên tiếp trên tảng điện li và trên mặt đất nên các sóng ngắn có thể truyền đi rất xa trên mặt đất (có thể đến vài chục nghìn km). Mặt khác, trong một số vùng tương đối hẹp, sóng ngắn hầu như không bị không khí hấp thụ. Do đó, sóng ngắn thường được sử dụng để truyền thông tin trên mặt đất.
Bài tập 2 trang 48 sgk vật lý 11 ctst
Các tia UV-A (có bước sóng trong khoảng từ 320 nm đến 400 nm) trong ánh sáng mặt trời có thể có tác dụng sinh học tốt như kích thích sự sản sinh vitamin D. Nhưng các tia UV-B có bước sóng trong khoảng từ 280 nm đến 320 nm lại có thể nguy hiểm như gây ung thư da.
Bằng cách tra cứu sách, báo, hãy lập biểu đồ cho biết ở địa phương em, trong khoảng thời gian nào của một năm và thời gian nào trong ngày ta cần phải phòng tránh tia UV-B.
Đáp án:
Tra cứu thông tin về lượng tia UV hàng ngày ở các địa phương qua một số trang web như: Uvlens.com, accuweather.com,kttv.gov.vn,... hoặc ứng dụng SunSmart Global UV do Liên hợp quốc giới thiệu để theo dõi và ghi nhận
Biểu đồ dự báo tia UV ở thành phố Hà Nội ngày 24/3/2023
Trong khoảng thời gian từ 9h sáng đến khoảng hơn 15h, nắng thường rất mạnh và có lượng tia UV cao, nên hạn chế ra ngoài vào thời gian đó, nếu phải ra ngoài hãy mặc quần áo dài để che nắng, đeo kính chống tia UV, bôi kem chống nắng,...
Bài tập trang 48 sgk vật lý 11 ctst
Một vệ tinh nhân tạo chuyển động ở độ cao 575 km so với mặt đất phát sóng vô tuyến có tần số 92,4 MHz với công suất bằng 25,0 kW về phía mặt đất. Hãy tính cường độ sóng nhận được bởi một máy thu vô tuyến ở mặt đất ngay phía dưới vệ tinh. Bỏ qua sự hấp thụ sóng của khí quyển.
Đáp án:
I =$\frac{P}{4\pi r^{2}}$=$\frac{25.10^{3}}{4\pi (575.10^{3})^{2}}$ = 6,017.10$^{-9}$(W/m$^{2}$)