Ôn tập kiến thức Vật lí 11 CTST bài 7: Sóng điện từ

Ôn tập kiến thức Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 7: Sóng điện từ. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. ĐỊNH NGHĨA VÀ TÍNH CHẤT CỦA SÓNG ĐIỆN TỪ

1. Định nghĩa sóng điện từ

*Thảo luận 1 (SGK – tr46)

 

Sóng điện từ

Sóng cơ

Môi trường truyền

Chân không và môi trường vật chất.

Môi trường vật chất.

Tốc độ truyền sóng

Bằng 3.10$^{8}$ m/s.

Phụ thuộc tính đàn hồi, nhiệt độ.

Sóng ngang/dọc

Sóng ngang.

Sóng ngang hoặc sóng dọc.

* Kết luận:

- Sóng điện từ là sự lan truyền của điện trường biến thiên và từ trường biến thiên trong không gian.

- Trong quá trình lan truyền, các thành phần vecto đặc trưng cho điện trường và từ trường dao động cùng pha, vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng điện từ. Do đó, sóng điện từ là sóng ngang.

2. Tính chất của sóng điện từ

*Thảo luận 2 (SGK – tr47)

Trong các môi trường khác nhau, tần số của sóng điện từ không đổi, nhưng tốc độ truyền sóng thay đổi nên bước sóng của sóng điện từ cũng thay đổi khi truyền trong các môi trường khác nhau do v=$\frac{c}{n}$.

*Kết luận

Sóng điện từ có một số tính chất sau:

- Tốc độ truyền sóng của sóng điện từ trong chân không là c = 3.10$^{8}$ m/s. Trong không khí, ta có thể lấy gần đúng tốc độ này bằng c = 3.10$^{8}$ m/s.

- Trong mọi môi trường vật chất, tốc độ truyền của sóng điện từ đều nhỏ hơn c.

- Một số hiện tượng đặc trưng của sóng điện từ là: phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ,…

II. THANG SÓNG ĐIỆN TỪ

*Thảo luận 3 (SGK – tr47)

Bước sóng của ánh sáng nhìn thấy có giá trị trong khoảng 380 nm đến 760 nm.

*Thảo luận 4 (SGK – tr47)

- Ánh sáng tím: 

f$_{t}$=$\frac{c}{\lambda _{t}}$=$\frac{3.10^{8}}{380.10^{-9}}$≈8.10$^{14}$ Hz.

- Ánh sáng đỏ:

 f$_{đ}$=$\frac{c}{\lambda _{đ}}$=$\frac{3.10^{8}}{760.10^{-9}}$≈4.10$^{14}$ Hz.

Vậy tần số của ánh sáng nhìn thấy có giá trị trong khoảng 4.10$^{14}$ Hz – 8.10$^{14}$ Hz.

*Kết luận

- Sóng điện từ có thể được phân loại dựa vào bước sóng hoặc tần số.

- Thang sóng điện từ cho biết dải bước sóng và dải tần số ứng với các loại bức xạ khác nhau.

- Thứ tự của các sóng điện từ có bước sóng từ nhỏ đến lớn là: Tia $\gamma $  (gamma), tia X hay tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, các sóng vô tuyến.

*Luyện tập (SGK – tr47)

- Tần số của sóng điện từ ứng với tần số 850 MHz:

λ$_{1}$=$\frac{c}{f}$=$\frac{3.10^{8}}{850.10^{6}}$≈0,35 m.

- Tần số của sóng điện từ ứng với tần số 2600 MHz:

λ$_{2}$=$\frac{c}{f}$=$\frac{3.10^{8}}{2600.10^{6}}$≈0,12 m.

Vậy bước sóng của sóng điện từ được sử dụng trong mạng điện thoại di động tại Việt Nam có giá trị trong khoảng 0,12 m đến 0,35 m. Mắt không nhìn thấy các sóng này (vì bước sóng nằm ngoài vùng ánh sáng nhìn thấy).

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Vật lí 11 CTST bài 7: Sóng điện từ, Kiến thức trọng tâm Vật lí 11 Chân trời bài 7: Sóng điện từ

Xem thêm các môn học

Giải vật lí 11 CTST mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net