Câu hỏi 1: Hãy nhận xét về tỉ số U/I đối với từng vật dẫn X và vật dẫn Y.
Hướng dẫn trả lời:
Tỉ số U/I của cả hai vật dẫn X và vật dẫn Y không thay đổi khi hiệu điện thế của nguồn điện thay đổi.
Câu hỏi 2: Đối với vật dẫn X và vật dẫn Y thì tỉ số U/I có khác nhau không?
Hướng dẫn trả lời:
Tỉ số U/I ở mỗi vật dẫn X khác vật dẫn Y vì điện trở của mỗi loại vật dẫn khác nhau
Câu hỏi 3: Nếu đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu vật dẫn X và vật dẫn Y thì cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn nào có giá trị nhỏ hơn?
Hướng dẫn trả lời:
Vật dẫn nào có tỉ số U/I lớn hơn thì cường độ dòng điện sẽ nhỏ hơn và ngược lại.
Câu hỏi 1: Đường đặc trưng vôn - ampe của điện trở có đặc điểm gì...
Hướng dẫn trả lời:
Đường đặc trưng vôn – ampe của điện trở là đồ thị của hàm bậc nhất, xuất phát từ gốc toạ độ. Đặc điểm này cho thấy tỉ số U/I của điện trở là không đổi, U tăng thì I tăng.
Câu hỏi 2: Độ dốc của đường đặc trưng...
Hướng dẫn trả lời:
Độ dốc càng lớn thì điện trở càng nhỏ, độ dốc nhỏ thì điện trở lớn.
Câu hỏi 3: Cho đường đặc trưng vôn – ampe của hai vật dẫn có điện trở R1, R2 ...
Hướng dẫn trả lời:
Từ đồ thị ta thấy: Với cùng U thì $I_{2}<I_{1}$
Mà $R=\frac{U}{I}$ => R2 > R1
Câu hỏi 1: Từ kết quả thí nghiệm em rút ra nhận xét gì về sự phụ thuộc của điện trở nhiệt NTC vào nhiệt độ?
Hướng dẫn trả lời:
Giá trị điện trở nhiệt NTC tỉ lệ nghịch với nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì điện trở giảm, khi nhiệt độ giảm thì điện trở tăng
Câu hỏi 2: Hai đồ thị trong Hình 23.10 a, b mô tả đường đặc trưng...
Hướng dẫn trả lời:
a) Hình 23.10a có khi U = 25V, I = 2A ⇒R=U/I =25/2 = 12,5(Ω)
Hình 23.10b có khi U = 10V, I = 1A ⇒R = U/I = 10/1 = 10(Ω)
b) Điện trở ở hình 23.10a lớn hơn hình 23.10b nên nhiệt độ ở hình 23.10b lớn hơn.
Hoạt động 1: Vận dụng công thức I = Snve để giải thích tại sao điện trở R...
Hướng dẫn trả lời:
Xét một đoạn dây AB có tiết diện S và chiều dài l.
Khi đặt vào hai đầu đoạn dây AB một hiệu điện thế U thì theo định luật Ohm ta có I = UR
Ta có: I = Snve, U = E.d = E.l
$\rho $=$\frac{E}{J}$=$\frac{ES}{l}$=$\frac{ES}{Snve}.\frac{E}{nve}$ = const là một hằng số đo vận tốc của các electron tỷ lệ với cường độ điện trường E trong vật dẫn kim loại với J là mật độ dòng điện J=$\frac{I}{S}$ (A/m$^{2}$)
Từ R=$\frac{U}{I}$ => R=$\frac{El}{Snve}$=$\frac{\rho l}{S}$
Hoạt động 2: Đồ thị Hình 23.11 thể hiện đường đặc trưng...
Hướng dẫn trả lời:
a) Đường cong đi qua gốc tọa độ là đường của dây tóc bóng đèn
Đường thẳng đi qua gốc tọa độ là đường của dây kim loại
b) Tại vị trí giao nhau của 2 đường, hiệu điện thế bằng 8V thì tại đó dây tóc bóng đèn và dây kim loại có điện trở như nhau.
c) R=$\frac{U}{I}$=$\frac{8}{3,4}$=2,35(Ω)