Hướng dẫn soạn chi tiết ngữ văn 11 KNTT bài 5: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn ngữ văn 11 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 5: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng). Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH1. Phải chăng giá trị của nghệ thuật là ở chỗ nó có ích cho đời sống?

Hướng dẫn trả lời: 

- Tạo ra trải nghiệm đẹp và độc đáo giúp chúng ta tìm thấy niềm vui và sự hài lòng trong cuộc sống.

- Thúc đẩy sự sáng tạokhám phá những ý tưởng mới.

- Gợi cảm hứng tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống.

- Tăng cường khả năng tưởng tượng và suy nghĩ sâu sắc hơn về những vấn đề trong cuộc sống.

- Giúp chúng ta hiểu thêm về thế giới xung quanh, hiểu thêm về lịch sử, văn hóa và các giá trị xã hội khác nhau.

ĐỌC VĂN BẢN

CH1. Lời thoại và hành động thể hiện thái độ gì của các nhân vật?

Hướng dẫn trả lời: 

Thể hiện thái độ bất ngờ, đột ngột khi các nhân vật hay tin người dân và phản quân đang nổi lên, đòi đến phá Cửu Trùng Đài và muốn giết Vũ Như Tô.

CH2. Tình huống kịch được miêu tả trong lớp I là gì?

Hướng dẫn trả lời: 

Tình huống kịch trong Lớp I là việc cung nữ Đan Thiềm nhận được tin phản quân cùng người dân nghèo khổ đang kéo đến để phá Cửu Trùng Đài, bà đến nói cho Vũ Như Tô – người kỹ sư ra công trình đó và bảo ông phải trốn ngay đi vì người dân đang đến định giết ông

CH3. Bối cảnh nào được tái hiện thông qua các chỉ dẫn sân khấu?

Hướng dẫn trả lời: 

Khung cảnh hết sức hỗn loạn, phản quân cùng người dân đang ầm ầm kéo đến cùng tiếng quân, tiếng trống… ầm ầm cả một vùng, khiến người trong hoàn cảnh không khỏi phấp phỏng, lo sợ. 

CH4. Chú ý thái độ của Vũ Như Tô, Đan Thiềm khi Nguyên Vũ xuất hiện.

Hướng dẫn trả lời: 

Khi Nguyễn Vũ xuất hiện, Đan Thiềm và Vũ Như Tô được trấn an  nhưng tiếng của phản quân dồn dập ngày càng gần, Đan Thiềm lại tiếp tục hối thúc Vũ Như Tô nhanh chóng trốn đi nhưng ông bằng sự cương trực và lý lưởng với tượng đài của mình ông vẫn lựa chọn không chịu trốn đi.

CH5. Sự kiện nào được miêu tả trong lớp III?

Hướng dẫn trả lời: 

 Lê Trung Mại xuất hiện và thông báo về tình hình phản quân. Nguyễn Vũ lo lắng hỏi vua đang ở đâu thì hay tin vua đã chết. Ngay sau đó, Nguyễn Vũ rút dao ra tự tử trước con mắt của Đan Thiềm, Vũ Như Tô và Lê Trung Mại.

CH6. Sự kiện nào được miêu tả trong lớp IV?

Hướng dẫn trả lời: 

Cảnh bọn nội gián chạy vào, báo cho Vũ Như Tô biết Cửu Trùng Đài đang bị kẻ đốt, người phá, sắp không còn gì nữa nhưng ông không tin đó là sự thật.

CH7. Chú ý sự khác biệt trong hành động, thái độ của các nhân vật trong tình thế nguy ngập.

Hướng dẫn trả lời: 

- Vũ Như Tô: thản nhiên, chỉ nghĩ đến Cửu Trùng Đài, không tin rằng công trình quan trọng của cả đời ông bị phá

- Lũ thái giám: tìm cách bỏ trốn với hy vọng thoát chết.

CH8. Chú ý thái độ của Vũ Như Tô, Đan Thiềm khi Nguyên Vũ xuất hiện.

Hướng dẫn trả lời: 

- Vũ Như Tô: vẫn nhất quyết không chịu trốn đi và có ý muốn ở lại chịu họa cùng Đan Thiềm 

- Đan Thiềm: một lòng tha thiết cầu xin ông mau trốn đi

CH9. Chú ý hành động của đám cung nữ và quân khởi loạn.

Hướng dẫn trả lời: 

- Cung nữ: quỳ xuống xin hàng, mong được sống sót 

- Quân khởi loạn: hùng hổ xông vào, hùng hổ, độc ác, quyết giết chết lũ cung nữ

CH10. Hành động, lời thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm thể hiện thái độ gì của nhân vật?

Hướng dẫn trả lời: 

Thái độ kiên định, không khuất phục trước bọn phản quân, một lòng trung thành với triều đình. Họ là những người trong sạch và ngay thẳng. Đan Thiềm luôn một lòng muốn xin tội cho Vũ Như Tô, bà đã hạ mình, quỳ gối trước giặc để xin tha tội chết cho Vũ Như Tô.

CH11. Chú ý sự đối lập trong lời thoại, hành động của Vũ Như Tô và đám quân sĩ.

Hướng dẫn trả lời: 

- Vũ Như Tô: thà chết chứ không chịu khuất phục trước phản quân, luôn muốn được phân trần cũng An Hòa Hầu

- Đám quân sĩ: cười mỉa mai, có thái độ thô lỗ nhưng cũng có cái lý khi phân bua lý do Vũ Như Tô có tội.

CH12. Chú ý thái độ của Vũ Như Tô khi biết Cửu Trùng Đài bị đốt cháy.

Hướng dẫn trả lời: 

Vũ Như Tô như sụp đổ, biết bao công sức, hy vọng ông đều gửi gắm vào công tình này mà nay nó bị đốt đi cùng với những khát khao, hoài bão lý tưởng của ông mong cho sau này sẽ là một công trình sống đời với đất nước, vang danh tận đời sau. Sự sụp đổ đó khiến ông không còn thiết sống nữa, ông dứt khoát muốn chết cùng với Cửu Trùng Đài, cùng lý tưởng, hoài bão của ông.

SAU KHI ĐỌC VĂN BẢN

CH1. Tóm tắt các sự kiện chính trong đoạn trích. Bạn có nhận xét gì về diễn biến của các sự kiện?

Hướng dẫn trả lời: 

  1. Đan Thiềm hay tin có quân phản loạn muốn đến giết Vũ Như Tô và phá Cửu Trùng Đài, bà đến thúc giục Vũ Như Tô trốn đi nhưng ông nhất quyết không trốn. 

  2. Nguyễn Vũ xuất hiện, hay tin vua chết liền tự tử theo vua

  3. Bọn nội gián bỏ trốn

  4. Quân lính bắt đầu xông vào đòi giết các cung nữ và Vũ Như Tô

  5.  Đan Thiềm xin phản quân tha cho Vũ Như Tô và bị chúng kéo ra ngoài

  6. Vũ Như Tô nghe tin Cửu Trùng Đài bị phá và muốn đến phân bua với thủ lĩnh của phản quân

  7. Vũ Như Tô hiểu ra cơ sự và xin đến pháp trường để chết 

→ Diễn biến của các sự kiện diễn ra khá nhanh nhưng phù hợp với diễn biến của câu chuyện và thể hiện rõ được thái độ của từng nhân vật.

CH2. Tình huống kịch được miêu tả trong đoạn trích là gì? Trước tình huống đó, mỗi nhân vật đã có những phản ứng, hành động như thế nào? Những phản ứng, hành động đó thể hiện đặc điểm tính cách gi của nhân vật?

Hướng dẫn trả lời: 

- Miêu tả trong đoạn trích là phản quân và người dân đang muốn tìm để giết Vũ Như Tô – chủ nhân của công trình Cửu Trùng Đài. Cung nữ Đan Thiềm thấy vậy đến nói với Vũ Như Tô bảo ông chạy trốn ngay đi. 

Phản ứng, hành động của nhân vật

Đặc điểm tính cách

Ban đầu Vũ Như Tô vẫn thản nhiên, không tin là mình có tội, một lòng muốn ở lại không chịu đi trốn. Cuối cùng ông hiểu được cơ sự, lỗi lầm, thấy tâm huyết của mình bị đốt, đánh phá, ông xin được chết theo.

Ngay thẳng, có niềm say mê với kiến trúc nghệ thuật. Mong ước tạo ra tác phẩm để đời. Chỉ vì chưa nhận thức rõ cơ sự nên mới làm hại đến người dân. Sau này mới nhận ra lỗi lầm của mình ở đâu.

Đan Thiềm thì lo lắng, giục Vũ Như Tô mau chạy trốn

Một lòng tiếc thương cho tài năng của Vũ Như Tô, muốn ông trốn đi để lưu giữ lại một tài năng tuyệt với đó.

Phản quân thì hùng hổ kéo vào đòi giết đám cung nữ và Vũ Như Tô

Mưu mô, ấp ủ kế hoạch để phá hoại nước nhà. 

Nguyễn Vũ thì tự tử

Trung thành, hết lòng phụng sự cho vua

đám nội giám thì trốn chạy nhằm tìm cách thoát thân

Cung nữ và đám nội giám hèn nhát, bên thì quỳ xuống nhận tội, bên thì bỏ của chạy lấy người hòng tìm cách sống sót. 

CH3. Xung đột chính trong đoạn trích là gì? Dựa vào đâu bạn nhận ra xung đột đó?

Hướng dẫn trả lời: 

Xung đột chính trong đoạn trích là ở nhận thức của nhân vật Vũ Như Tô. Đan Thiềm bảo ông trốn đi, phản quân đến rồi nhưng ông không chịu, vẫn một lòng muốn ở lại nơi Cửu Trùng Đài. Đến cuối cùng, Đan Thiềm nguyện chết chết để cứu vớt tài năng của Vũ Như Tô. Đám phản quân mỉa mai, giải thích khiến ông nhận ra cái lý tưởng của mình lại kéo theo nhiều hệ lụy như vậy, ông buồn chán và hiểu ra mọi điều.

CH4. Phân tích diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tò được thể hiện trong đoạn trích (dựa vào các lời thoại và hành động của nhân vật).

Hướng dẫn trả lời: 

- Vũ Như Tô  khi nghe tin phản quân đến và người dân muốn phá hủy Cửu Trùng Đài -> không tin vào hiện thực, luôn nghĩ mình làm đúng và chưa nhận ra cớ sự hiện tại

- Khi phản quân đến, ông đứng trước mặt chúng không hề tỏ thái độ khuất phục và bọn chúng đòi giết ông -> Vẫn chưa nhận ra lỗi lần của mình, nhưng sau khi được chỉ ra ông bắt đầu thấy hối hận chỉ vì muốn thực hiện ước mơ của bản thân mà làm hại đến nhiều người dân lành

- Nghe tin Cửu Trùng Đài bị phá đốt, ông đau đớn và xin được đến pháp trường hành quyết -> Nhận ra cái sai và xin chịu chết để đền tội

CH5. Hình tượng Cửu Trùng Đài trong vở kịch có ý nghĩa gì? Bạn có suy nghĩ gì về những phản ứng khác nhau của các nhân vật khi Cửu Trùng Đài bị đốt cháy?

Hướng dẫn trả lời: 

- Cửu Trùng Đài là biểu tượng cao nhất của một giá trị nghệ thuật, đó là một công trình kiến trúc lớn, mang ý nghĩa thời đại của một kỹ sư tài ba mang tên Vũ Như Tô. Đây được coi là một sản phẩm của giá trị nghệ thuật tạc thành. 

- Cách phản ứng khác nhau của nhân vật trong truyện là hoàn toàn có thể hiểu. Cửu Trùng Đài là công trình cả đời, là lý tưởng sống của Vũ Như Tô, bởi vậy ông đau đớn, gục ngã là truyện hết sức bình thường. Người dân thì cảm thấy vui sướng, phấn khởi muôn phần bởi để làm công trình đó, họ phải bỏ ra sức lao động của mình, thậm chí là xương máu khiến họ cảm thấy nó là nỗi đau khổ chứ không hề đẹp như Vũ Như Tô nghĩ. Bởi vậy họ vui mừng, phấn khởi trước sự hủy hoại của công trình đó.  

CH6. Vở kịch gợi cho bạn suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, giữa lí tưởng và thực tế, giữa cá nhân và lịch sử?

Hướng dẫn trả lời: 

Mối quan hệ mật thiết giữa nghệ thuật và đời sống, nghệ thuật phải luôn phục vụ cho đời sống. Đó là ý nghĩa và giá trị chân chính của nghệ thuật. Sự xa rời thực tiễn sẽ làm mất đi giá trị của nghệ thuật, thậm chí, nó còn gây mất niềm tin và xung đột giữa những người xung quanh với nhau. Bởi mọi giá trị đều phải gắn liền với cuộc sống, phản ánh cuộc sống của con người, như vậy mới hoàn thành được vai trò, sứ mệnh của nghệ thuật.

CH7. Trong lời đề tựa kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng viết: 

" Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm." 

Lời đề tựa này cho thấy thái độ gì của tác giả đối với các nhân vật? Thái độ đó được biểu hiện như thế nào qua văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài?

Hướng dẫn trả lời: 

 Nguyễn Huy Tưởng thương tiếc cho một tài năng tuyệt vời, một con người thiên tài về kiến trúc như Vũ Như Tô, vì lý tưởng của cao đẹp của mình mà quên đi hiện tại. Đan Thiềm cũng là một người thức thời, hiểu đạo lý và thấy thương cho tài năng của Vũ Như Tô, bà là người động viên ông xây dựng Cửu Trùng Đài, cũng mang trong mình hoài bão nghệ thuật như Vũ Như Tô. Đan Thiềm đến chết vẫn thương cho tài năng của Vũ Như Tô, bảo ông trốn đi như muốn giữ lại một tài năng nghệ thuật cho đời. Đây cũng là tâm trạng chung của bao người đọc cũng như nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

Theo bạn, vấn đề xã hội nào được đề cập trong đoạn trích? Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về vấn đề nào.

Tham khảo:

*Gợi ý: học sinh tự phát triển luận điểm theo văn phong của mình

=>Ý nghĩa của nghệ thuật với cuộc sống. Nghệ thuật là thứ con người tạo ra qua quá trình phát triển và nó luôn luôn thể hiện khát vọng, ý chí của con người. Đó là sứ mệnh cao quả của nghệ thuật.

=>Vũ Như Tô trong vở kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài đã không nhận ra điều đó, khiến người dân chịu khổ đau, bởi vậy họ đã vùng lên và đánh sập công trình nghệ thuật ấy. Đó chính là cái giá phải trả cho sự đi ngược lại với  sứ mệnh của mình.

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 11 bài 5 , soạn ngữ văn 11 sách KNTT bài 5, Giải văn 11 bài 5

Xem thêm các môn học

Soạn bài ngữ văn 11 KNTT mới

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com