Câu hỏi 1.
- Đan Thiềm hay tin có quân phản loạn muốn đến giết Vũ Như Tô và phá Cửu Trùng Đài, bà đến thúc giục Vũ Như Tô trốn đi nhưng ông nhất quyết không trốn.
- Nguyễn Vũ xuất hiện, hay tin vua chết liền tự tử theo vua
- Bọn nội gián bỏ trốn
- Quân lính xông vào đòi giết cung nữ, Vũ Như Tô
- Đan Thiềm xin phản quân tha cho Vũ Như Tô và bị chúng kéo ra ngoài
- Vũ Như Tô nghe tin Cửu Trùng Đài bị phá và muốn đến phân bua với thủ lĩnh của phản quân
- Vũ Như Tô hiểu ra cơ sự và xin đến pháp trường để chết
→ Diễn biến của các sự kiện diễn ra khá nhanh nhưng phù hợp với diễn biến của câu chuyện và thể hiện rõ được thái độ của từng nhân vật.
Câu hỏi 2.
- Tình huống kịch được miêu tả trong đoạn trích là phản quân và người dân đang muốn tìm để giết Vũ Như Tô – chủ nhân của công trình Cửu Trùng Đài. Cung nữ Đan Thiềm thấy vậy đến nói với Vũ Như Tô bảo ông chạy trốn ngay đi.
- Trước tình huống đó, Vũ Như Tô vẫn thản nhiên, không biết là mình có tội, một lòng muốn ở lại không chịu trốn đi. Đan Thiềm thì lo lắng, giục ông mau chạy trốn đi. Phản quân thì hùng hổ kéo vào đòi giết đám cung nữ và Vũ Như Tô. Nguyễn Vũ thì tự tử, đám nội giám thì trốn chạy nhằm tìm cách thoát thân. Cuối cùng Vũ Như Tô hiểu được cơ sự, lỗi lầm, thấy tâm huyết của mình bị đốt, đánh phá, ông xin được chết theo.
→ Những phản ứng, hành động đó đã thể hiện rõ phẩm chất của từng nhân vật. Vũ Như Tô thì ngay thẳng, có lý nên mãi mới nhận ra lỗi lầm của mình ở đâu. Đan Thiềm một lòng tiếc thương cho tài năng của Vũ Như Tô, muốn ông trốn đi để lưu giữ lại một tài năng tuyệt với đó. Cung nữ và đám nội giám hèn nhát, bên thì quỳ xuống nhận tội, bên thì bỏ của chạy lấy người hòng tìm cách sống sót. Trong khung cảnh hỗn loạn đó, chúng ta có thể nhận ra được tính cách của từng nhân vật, ai tốt, ai xấu, ai ngay thẳng, ai tiểu nhân bỉ ổi.
Câu hỏi 3.
Xung đột chính trong đoạn trích là ở nhận thức của nhân vật Vũ Như Tô. Đan Thiềm bảo ông trốn đi, phản quân đến rồi nhưng ông không chịu, vẫn một lòng muốn ở lại nơi Cửu Trùng Đài. Đến cuối cùng, Đan Thiềm chết, không thể cứu giúp ông, ông lại muốn đến gặp địch để phân bua, xem mình sai ở đâu muốn giết. Đám phản quân mỉa mai, giải thích khiến ông nhận ra cái lý tưởng của mình lại kéo theo nhiều hệ lụy như vậy, ông buồn chán và hiểu ra mọi điều.
Câu hỏi 4.
- Vũ Như Tô không chịu nghe lời khuyên của Đan Thiềm trốn đi
- Khi nắm rõ được tình hình phản quân đang đến dần, ông vẫn không chịu trốn đi
- Khi phản quân đến, ông đứng trước mặt chúng không hề tỏ thái độ khuất phục
- Bọn chúng đòi giết ông và ông không biết bản thân sai ở đâu
- Phản quân chỉ ra cái sai của ông, cái tội đáng chết của ông
- Nghe tin Cửu Trùng Đài bị phá đốt, ông đau đớn và xin được đến pháp trường hành quyết.
Câu hỏi 5.
- Cửu Trùng Đài là biểu tượng cao nhất của một giá trị nghệ thuật, đó là một công trình kiến trúc lớn, mang ý nghĩa thời đại của một kỹ sư tài ba mang tên Vũ Như Tô. Đây được coi là một sản phẩm của giá trị nghệ thuật tạc thành.
- Cách phản ứng khác nhau của nhân vật trong truyện là hoàn toàn có thể hiểu. Cửu Trùng Đài là công trình cả đời, là lý tưởng sống của Vũ Như Tô, bởi vậy ông đau đớn, gục ngã là truyện hết sức bình thường. Người dân thì cảm thấy vui sướng, phấn khởi muôn phần bởi để làm công trình đó, họ phải bỏ ra sức lao động của mình, thậm chí là xương máu khiến họ cảm thấy nó là nỗi đau khổ chứ không hề đẹp như Vũ Như Tô nghĩ. Bởi vậy họ vui mừng, phấn khởi trước sự hủy hoại của công trình đó.
Câu hỏi 6.
Vở kịch gợi cho em suy nghĩ về mối quan hệ mật thiết giữa nghệ thuật và đời sống, nghệ thuật phải luôn phục vụ cho đời sống. Đó là ý nghĩa và giá trị chân chính của nghệ thuật. Sự xa rời thực tiễn sẽ làm mất đi giá trị của nghệ thuật, thậm chí, nó còn gây mất niềm tin và xung đột giữa những người xung quanh với nhau. Bởi mọi giá trị đều phải gắn liền với cuộc sống, phản ánh cuộc sống của con người, như vậy mới hoàn thành được vai trò, sứ mệnh của nghệ thuật.
Câu hỏi 7.
Lời đề tựa đã thể hiện rõ thái độ của tác giả đối với nhân vật. Ông thương tiếc cho một tài năng tuyệt vời, một con người thiên tài về kiến trúc như Vũ Như Tô, vì lý tưởng của cao đẹp của mình mà quên đi hiện tại. Đan Thiềm cũng là một người thức thời, hiểu đạo lý và thấy thương cho tài năng của Vũ Như Tô, bà là người động viên ông xây dựng Cửu Trùng Đài, cũng mang trong mình hoài bão nghệ thuật như Vũ Như Tô. Nhưng biết đấy, nghệ thuật khi đã xa rời cuộc sống thực, tác dụng sẽ ngược lại. Vũ Như Tô mãi đến khi cái chết cận kề mới nhận ra cái sai của mình, Đan Thiềm đến chết vẫn thương cho tài năng của Vũ Như Tô, bảo ông trốn đi như muốn giữ lại một tài năng nghệ thuật cho đời. Nhưng cuối cùng, kết cục của hai người đề bi thảm, họ vẫn thất bại trong việc bảo vệ Cửu Trùng Đài và bảo vệ bản thân mình.