Hướng dẫn soạn chi tiết ngữ văn 11 KNTT bài 1: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện (Những đặc điểm trong cách kể của tác giả)

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn ngữ văn 11 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 1: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện (Những đặc điểm trong cách kể của tác giả). Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

Câu 1: Giới thiệu tác phẩm và phương diện nghệ thuật của tác phẩm mà bài viết sẽ đi sâu phân tích.

Tham khảo:

- Giới thiệu tác phẩm: Một vài nét nghệ thuật tự sự của Nam Cao trong tác phẩm Đời thừa

- Phương diện nghệ thuật  là giá trị về mặt tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật tự sự của tác phẩm Đời thừa qua đó giúp người đọc có cái nhìn tổng thể về phong cách kể chuyện của nhà văn Nam Cao

Câu 2: Mô tả và đánh giá cách Nam Cao kiến tạo truyện kể. 

Tham khảo:

- Mở đầu bằng dòng hồi tưởng của Hộ sau đó quay lại cảnh hiện tại. Toàn bộ câu chuyện chỉ diễn ra từ ngày hôm trước đến ngày hôm sau với sự kiện trung tâm là trận say rượu của nhà văn Hộ. Là cách phá vỡ trật tự sự kiện điển hình trong văn chương theo trình tự thời gian. Nam Cao nhấn mạnh cốt truyện theo dòng hồi tưởng của nhân vật.  Đời thừa có cấu trúc của truyện ngắn điển hình.

- Đánh giá: Độc đáo và tinh tế  mang lại dấu ấn rất riêng của Nam Cao. Từ lối truyện ngắn truyền thống, ông thay đổi trật tự của câu chuyện, kể chuyện theo dòng hồi tưởng của nhân vật đan xen với những chi tiết hiện tại đã làm nổi bật nên tính cách. Để từ đó giúp người đọc hiểu được con người tài hoa ấy, khi bị hoàn cảnh vùi dập đã tha hóa, khổ đau như thế nào. Và cũng là cốt truyện điển hình bao tác phẩm lớn khác của ông. 

Câu 3: Chỉ ra đặc điểm của người kể chuyện trong truyện ngắn (ngôi kể và điểm nhìn).

Tham khảo:

Đời thừa là một truyện ngắn ít hành động, không có những kịch tính dồn dập, thay vào đó, truyện tập trung miêu tả dòng suy tưởng và những xung đột trong thế giới tinh thần của nhân vật. 

Người kể chuyện ở ngôi thứ ba, trần thuật theo điểm nhìn bên trong, gắn với ý thức của nhân vật hơn là từ điểm nhìn bên ngoài. Hình thức trần thuật hướng nội này phù hợp với việc khắc họa nhân vật như là một con người có đời sống tư tưởng. 

Câu 4: Phân tích vai trò của ngôi kể, điểm nhìn và lời trần thuật trong việc khắc họa nhân vật.

Tham khảo:

- Ngôi kể người kể chuyện kết hợp với độc thoại nội tâm nhân vật: Trong tác phẩm Đời thừa, miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Hộ vốn là một nhà văn với nội tâm phong phú, phức tạp, khó hiểu như vậy nhờ vào việc sử dụng ngôi thứ ba sẽ giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được diễn biến tâm lí của nhân vật đang bị giằng xé khi phải lựa chọn trước lý tưởng văn chương thanh cao của bản thân và nỗi lo về cơm ăn, áo mặc trong cuộc sống.

- Kết hợp với việc lựa chọn điểm nhìn bên trong, gắn với ý thức của từng nhân vật đã giúp cho việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật của tác giả được rõ ràng. Giữa một anh nhà văn hết lòng với văn chương nhưng phải đánh đổi vì gia đình, và một cô vợ hiểu chuyện thấu tình đạt lý. Đến đây, tác giả đã thành công sử dụng điểm nhìn bên trong để soi chiếu từng nhân vật cùng cách trần thuật hướng nội đã góp phần làm rõ được tính cách của hai nhân vật, một người nhận ra được lỗi lầm của mình và một người với lòng vị tha sâu sắc. Đó chính là tình cảm, sự cảm thông của những con người tri thức nghèo. 

Câu 5: Chỉ ra mối liên hệ giữa người kể chuyện trong tác phẩm với nhà văn.

Tham khảo:

Người kể chuyện được coi là hóa thân của Nam Cao. Bởi trong truyện, bên cạnh việc đồng cảm với hoàn cảnh, sự ăn năn hối lỗi của Hộ người kể chuyện cũng đanh thép, nghiêm khắc thể hiện qua cách xưng hô với nhân vật này về sự lầm tưởng của anh ta. Anh nghĩ rằng mình đang cưu mang Tứ nhưng thực chất là đang dày vò cô và khiến cho hai số phận con người đều khổ. Anh tâm tâm niệm niệm về ý nghĩa văn chương của mình nhưng lại xa rời với hiện thực của cuộc sống. Tác giả hay chính người kể chuyện mỉa mai, nên án sự ngộ nhận trong cuộc đấu tranh nội tâm của Hộ, đồng thời không chấp nhận việc thi vị hóa văn chương kiếm văn chương trở nên quá màu hồng nhưng lại không phản ánh được hiện thực và phê phán được chế độ xã hội của một bộ phận nhà văn thời bấy giờ.  

Câu 6: Đánh giá giá trị của tác phẩm.

Tham khảo:

Giá trị hiện thực:  phê phán một bộ người trí thức thi vị hóa cuộc đời bằng văn chương và cuộc đời khó khăn của người tri thức trong thời đại bấy giờ. Không có con người có cơ hội được vươn lên, sống cân bằng được giữa vật chất và ý thức. 

Giá trị nhân đạo: lên án thiết chế xã hội đã đẩy các giá trị lớn vào tình thế xung đột với nhau, nơi cái tầm thường được biện bạch bằng lí do hoàn cảnh, trong khi đó những lí tưởng, khát vọng lớn của con người lại bị hi sinh, bị tha hóa bởi những thứ tưởng như nhỏ nhặt nhất trong đời thường, khiến sự sống của con người trở nên mất ý nghĩa. 

NÂNG CAO

Câu 1: Nghệ thuật tự sự của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa có những phương diện đáng chú ý nào?

Tham khảo:

*Gợi ý: 

 - Điểm nhìn:  từ bên trong, soi chiếu rõ nội tâm nhân vật kết hợp với lối trần thuật hướng nội giúp tác giả thể hiện tốt nhất nội tâm đang đấu tranh, giằng xé để nhận ra lỗi lầm của nhân vật Hộ.

- Lối trần thuật: Quá trình biến đổi, rồi cả những dòng hồi tưởng về quá khứ hoàng kim đều được tác giả khắc họa một cách rõ nét nhất dưới góc nhìn của nhân vật và đánh giá của tác giả. 

=>Sự nhất quán  giúp lời văn của tác giả trở nên chân thực, giá trị biểu cảm và ý nghĩa truyền tải được rõ nét hơn. Đây cũng là một điểm quan trọng góp phần làm nên thành công lớn của tác phẩm.

Câu 2: Khi phân tích từng phương diện làm nên sức hấp dẫn của nghệ thuật tự sự trong Đời thừa, tác giả đã đi theo trình tự nào?

Tham khảo:

*Gợi ý: 

- Trình tự diễn biến tâm lý của nhân vật: Toàn bộ câu chuyện là diễn ra từ ngày hôm trước đến sáng hôm sau với trận say rượu của nhà văn Hộ là trung tâm. Các diễn biến về sự đấu tranh tư tưởng giữa tốt và xấy, nhớ lại quá khứ và hiện tại ,... diễn ra hợp lý và có chiều sâu trong cách tác giả phân tích là thể hiện tâm lý nhân vật

- Hành động của nhân vật: xuôi theo dòng tâm lý, hành động tương thích, lý giải những diễn biến phức tạp trong nội tâm của Hộ. 

Câu 3: Bạn có thể học hỏi được điều gì từ cách phân tích các phương diện của nghệ thuật tự sự trong Đời thừa? Điều gì ở bài viết chưa làm bạn thỏa mãn?

Tham khảo:

*Gợi ý: 

- Nhìn nhận đa chiều, khách quan về mỗi sự vật sự việc

- Không nên chỉ nhìn vào bề ngoài mà đánh giá, cần có thời gian tìm hiểu và phân tích trong tác phẩm cũng như ngoài cuộc sống khi nhìn nhận về con người. 

- Đôi khi sẽ phải lựa chọn giữa điều này và điều kia. Không có lựa chọn nào là đúng hay là sai. Chỉ có những lưạ chọn nào phù hợp với nguyện vọng là lợi ích hiện tại đồng thời cũng phải sẵn sàng chất nhận ruỉ ro khi chọn điều đó. 

(Chọn 1 hoặc nhiều ý trên đây để phân tích và đưa ra những dẫn chứng cụ thể)

- Hãy tự nêu lên những điều chưa thỏa mãn? Và nếu bạn được xây dưng thêm cho tác phẩm bạn sẽ thêm hoặc bớt đi phần nào

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 11 bài 1 , soạn ngữ văn 11 sách KNTT bài 1, Giải văn 11 bài 1

Xem thêm các môn học

Soạn bài ngữ văn 11 KNTT mới

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com