Hướng dẫn soạn chi tiết ngữ văn 11 KNTT bài 2: Tràng Giang (Huy Cận)

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn ngữ văn 11 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 2: Tràng Giang (Huy Cận). Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH1. Theo bạn, vì sao người đọc lại có thể rung động trước bài thơ được viết bởi một người xa lạ, có những trải nghiệm khác biệt với mình?

Hướng dẫn trả lời: 

Ngôn từ có khả năng gợi lên hình ảnh, cảm xúc và tạo ra một không gian tưởng tượng cho người đọc. Dù chúng ta có khác biệt trong trải nghiệm và cuộc sống, nhưng giá trị của ngôn từ là không thể phân biệt theo khoảng cách và trình độ quen thuộc.

Ngoài ra, việc đọc một bài thơ cũng mở rộng tầm nhìn và mang lại cho người đọc một góc nhìn mới, không chỉ về tình yêu, đau khổ hay niềm vui, mà còn về cuộc sống và con người nói chung. Chứa đựng thông điệp sâu sắc hoặc sự chia sẻ về một cảm xúc mà người đọc có thể đồng cảm và hiểu được bất kể trải nghiệm cá nhân.

CH2. Bạn có cho rằng cảnh đất trời mênh mong trong buổi chiều tà thường có một ý nghĩa đặc biệt đối với tâm hồn của mỗi người? Hãy đọc một số câu thơ mà bạn có thể nói về cảnh ấy, thời điểm ấy. 

Hướng dẫn trả lời: 

Cảnh đất trời mênh mông trong buổi chiều tà thực sự có một ý nghĩa đặc biệt đối với tâm hồn của mỗi người. Đây là khoảnh khắc thơ mộng, khi ánh nắng và bóng tạo nên những sắc thái đẹp đẽ và lãng mạn.

Một số câu thơ tham khảo: 

1.Bóng chiều tà -Tú Nguyễn

Ta lặng lẽ giữa biển chiều êm ả
Bóng trăng soi nghiêng ngã ánh hoàng hôn
Tiếng tim yêu trên sóng vỗ dập dồn
Mái chèo khua thả hồn theo con nước

2.Chiều thương - Huỳnh Minh Nhật

Hoàng hôn lác đác hạt mưa ngâu
Gió qua mệt mỏi cánh nhạn sầu

3. Khúc ly hoàng hôm - Phi Hoàng

Tiễn em về ảo mộng khẽ khàng rơi
Hoàng hôn phủ chân trời đau ngả tím
Ơi vạt nắng đọng thềm rêu chết lịm
Tiếng dương cầm sai phím lạc vòng tay

TRONG KHI ĐỌC 

CH1. Chú ý được điều gợi mở từ câu thơ đề tự “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”.

Hướng dẫn trả lời: 

Câu thơ đề tự mang tính gợi mở và tạo cảm giác bồi hồi. Câu thơ này đưa ta vào một trạng thái tâm trạng mơ màng, khi không gian trời rộng lớn và con sông dài xa xăm gợi lại những kỷ niệm, hoài niệm hay cảm xúc sâu thẳm trong tâm hồn.

CH2. Hình ảnh xuất hiện ở câu cuối khổ thơ có thể gợi lên những cảm nhận gì?

Hướng dẫn trả lời: 

Sự chìm nổi cô đơn, biểu tượng về thân phận con người lênh đênh, lạc loài giữa dòng đời.

CH3. Thế nào là "sâu chót vót'?

Hướng dẫn trả lời: 

Người ta thường nói “cao chót vót” và “sâu thăm thẳm”, nhưng Huy Cận lại cảm nhận là “sâu chót vót” vừa để làm nổi bật hai vế tiểu đối: “nắng xuống” và “trời lên”, vừa gây ấn tượng về cái bao la, mênh mông đến rợn ngợp của không gian vũ trụ vô tận, và cũng là nỗi buồn như vô tận trong lòng người. Khách li hương càng cảm thấy nhỏ bé, lẻ loi và cô đơn trước không gian vô hạn của vũ trụ.

CH4. Chú ý đặc điểm chính tả và ngữ âm của từ láy " dợn"

Hướng dẫn trả lời: 

Gợi nỗi nhớ trào dâng của nhà thơ khi đứng trước cảnh hoang vắng của một chiều khi hoàng hôn buông xuống. Hai từ là thanh B-T tạo sự đối lập, khác mỗi thanh điệu còn lại giống âm đầu và âm cuối.

SAU KHI ĐỌC

CH1. Bạn có cảm nhận gì về nhan đề Tràng giang? Nhan đề và lời đề từ liên quan thế nào với nội dung cảm xúc của bài thơ?

Hướng dẫn trả lời: 

Nhan đề Tràng Giang (sông dài) gợi không khí cổ kính, khái quát tạo cảm giác nỗi buồn lớn lao, mênh mang, rợn ngợp. Liên quan chặt chẽ với nhau bởi "bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài" có nghĩa là nỗi lòng của tác giải trước một không gian lớn. Là câu thơ đã từng xuất hiện trong tác phẩm trước đây của tác giả. 

CH2. Có thể dùng những từ nào để chỉ tính chất của khung cảnh được "vẽ" ra trong bài thơ

Hướng dẫn trả lời: 

hiện lên, mở ra,....

CH3. Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Bạn dựa vào đâu để xác định như vậy?

Hướng dẫn trả lời: 

Phần 1 (khổ 1)

Cảnh sông nước và tâm trạng buồn của thi nhân.

Phần 2 (khổ 2 + 3)

Cảnh hoang vắng và nỗi cô đơn của nhà thơ.

Phần 3 (khổ 4)

Cảnh hoàng hôn kỳ vĩ và tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ.

CH4. Chỉ ra sự tương phản giữa các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai. Sự tương phản đó có ý nghĩa gì và tiếp tục được triển khai ở các khổ thơ kế tiếp như thế nào?

Hướng dẫn trả lời: 

Hai câu đầu

Hai câu cuối

Nổi bật sự đìu hiu, vắng lặng của cảnh chiều, con người càng cô đơn, khao khát được nghe thấy âm thanh của cuộc sống con người

Không gian được mở ra chiều chiều:cao, sâu, rộng, dài. Con người lúc này trở lên nhỏ bé, lạc loài giữa không gian tưởng chừng như vô tận

CH5. Bài thơ có những điểm khác lạ nào trong cách sử dụng ngôn ngữ? Hãy làm rõ hiện tượng này qua phân tích một ví dụ bạn cho là tiêu biểu.

Hướng dẫn trả lời: 

Ngay câu thơ đầu bài thơ đã miêu tả về một nỗi buồn bất tận, bằng một hình ảnh ẩn dụ: sóng gợn tràng giang trùng trùng điệp điệp. Giữa tràng giang mà điểm nhìn nhà thơ tụ vào con sóng nhỏ giữa biển trời rộng lớn. 

Con thuyền là hình ảnh tượng trưng cho cuộc đời lênh đênh, cô đơn, vô định, buông mái chèo xuôi dòng (xuôi mái) theo dòng nước, nhưng thuyền và nước chỉ “song song” với nhau chứ không gắn bó gì với nhau, bởi nước xuôi trăm ngả, thuyền theo ngả nào? 

Câu cuối đoạn này càng thể hiện tập trung cho kiếp người nhỏ nhoi, lạc lõng, vô định: “Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Không phải là cây gỗ, thân gỗ, mà chỉ là “một cành ”, một mảnh rơi gãy, khô xác của thân cây.

=> Cả khổ thơ đầu đã vẽ lên một không gian sông nước bao la, vô định, rời rạc, hờ hững. Những đường nét và hình ảnh: nước song song, buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, lạc mấy dòng không hứa hẹn gì về hội tụ, gặp gỡ mà chỉ là chia tan, xa vời. Trên con sông đó một con thuyền, một nhánh củi lênh đênh càng tỏ ra nhỏ nhoi bất lực. 

CH6. Nêu một số thi liệu truyền thống xuất hiện trong văn bản. Việc tác giả sử dụng những thi liệu ấy cho biết thêm điều gì về cấu tứ của bài thơ?

Hướng dẫn trả lời: 

- Thi liệu: Đọc bài thơ, ta bắt gặp nhiều hình ảnh quen thuộc trở di trở lại trong áng văn thơ cổ điển:  bến vắng cô liêu; con thuyền lênh đênh xuôi ngược; cánh chim nhỏ chao nghiêng dưới ánh hoàng hôn...

- Bút pháp: Bút pháp họa vân hiển nguyệt của Đường thi: lấy động tả tĩnh, lấy cái vô hạn để tả cái hữu hạn, lấy cái mênh mông rợn ngợp để tải cái bé nhỏ mong manh...

CH7. Tràng giang thường được nhìn nhận là bài thơ giàu yếu tố tượng trưng. Bạn suy nghĩ về vấn đề đó như nào?

Hướng dẫn trả lời: 

Hình ảnh "sóng", con thuyền, củi một cành khô là biểu trưng cho kiếp người vô định, lang thang.

Những tính từ để diễn tả độ cao, sâu của không gian  “sâu chót vót”, “dờn dợn”

=>Cách sử dụng từ mới lạ, được lồng chiều cao vào chiều sâu.  Không gian càng rộng, hình ảnh con người lại càng nhỏ bé, cô độc, lẻ loi.

CH8. Bài thơ đã giúp bạn có thêm được cảm nhận gì về đời sống, về mối quan hệ giữa con người cá nhân với vũ trụ vô biên?

Hướng dẫn trả lời: 

Con người thật nhỏ bé trước không gian mênh mông, vũ trụ rộng lớn. Và chỉ khi chúng ta đủ trải nghiệm tiếp cận với không gian và thời gian, con người mói nhận thấy được điều đó. Và chợt nhận ra kiếp người thật phù du, ngắn ngủi và nhỏ bé trước vạn vật.  

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) bày tỏ sự tâm đắc của bạn về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng giang.

Tham khảo:

*Gợi ý: học sinh chọn những luận điểm phù hợp và phát triển bằng lối hành văn của mình

Luận điểm 1:  Hình ảnh con thuyền là hình ảnh mang nhiều nét nghĩa hơn hẳn các hình ảnh khác. Trong dân gian, con thuyền là hình ảnh người đàn ông còn trong thơ của Huy Cận là kiếp người trôi nổi. “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả” là câu thơ có thể hiểu nhiều cách. 

Luận điểm 2: Không gian và thời gian giao hòa với nhau, con người trở lên nhỏ bé trước vạn vật.

Luận điểm 3: Sự cô đơn, trống vắng của con người trong cuộc đời qua hình ảnh “ thuyền” “cành củi khô”,...

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 11 bài 2, soạn ngữ văn 11 sách KNTT bài 2, Giải văn 11 bài 2

Xem thêm các môn học

Soạn bài ngữ văn 11 KNTT mới

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com