* Tổ chức chính quyền thời Đinh
- Hoàng đế đứng đầu triều đình trung ương, giúp vua trị nước có các cao tăng và hai ban văn, võ.
- Đinh Tiên Hoàng cử tướng lĩnh thân cận giữ các chức vụ chủ chốt.
- Chính quyền địa phương gồm các cấp: đạo (châu), giáp, xã.
=> Bộ máy chính quyền được kiện toàn từ trung ương đến địa phương.
* Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê
- Vua đứng đầu chính quyền trung ương, phong vương cho các con và cử đi trấn giữ các nơi quan trọng.
- Thái sư, đại sư và các quan văn, võ giúp vua lo việc nước.
- Ở địa phương, năm 1002, vua đổi đạo thành lộ, phủ, châu, rồi đến giáp, đơn vị cơ sở là xã.
- Quân đội gồm 2 bộ phận: cấm quân và quân địa phương. Chính sách "ngụ binh ư nông" được thực hiện.
=> Nhà Tiền Lê đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ. Đó là sự hoàn thiện chính quyền ở trung ương, chia lại đơn vị hành chính cả nước, chú trọng xây dựng quân đội.