* Những biện pháp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp của nhà Lý:
- Nhà nước thực hiện nhiều biện pháp phát triển sản xuất nông nghiệp:
+ Hàng năm, vua thực hiện lễ cày ruộng tịch điền để khuyến khích nhân dân sản xuất.
+ Định ra nhiều luật lệ để bảo vệ sản xuất và sức kéo cho nông nghiệp.
+ Cho nông dân nhận ruộng đất công cày cấy và nộp thuế cho nhà nước.
+ Thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông" đảm bảo sức lao động trong sản xuất nông nghiệp.
+ Tổ chức làm thuỷ lợi và đắp đê điều.
+ Khuyến khích khai khẩn đất hoang.
* Những nét chính về tình hình phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý:
- Về thủ công nghiệp: khá phát triển
+ Thủ công nghiệp bao gồm 2 bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước (đúc tiền, chế tạo vũ khí,..) và thủ công nghiệp nhân dân (chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, gạch ngói, đúc đồng, rèn sắt,...)
+ Nhiều làng nghề ra đời.
+ Một số địa danh nổi tiếng về nghề thủ công: làng gốm Bát Tràng, làng dệt Nhược Công, làng trồng dâu nuôi tằm Nghi Tàm, làng trồng cây thuốc nam và chế biến thảo dược Đại Yên.
- Về thương nghiệp:
+ Tiền đồng được sử dụng phổ biến hơn trước.
+ Việc trao đổi buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng.
+ Nhiều chợ ở Thăng Long và biên giới Việt - Tống được thành lập.
+ Tại cảng biển Vân Đồn, thuyền bè nước ngoài qua lại buôn bán tấp nập.
+ Một số địa danh nổi tiếng về buôn bán thời kì này: chợ cửa Đông, chợ Tây Nhai, chợ Cửa Nam, cảng Vân Đồn.
* Vài nét về đời sống xã hội thời Lý:
- Xã hội ngày càng phân hoá
+ Vua, quý tộc, quan lại là tầng lớp thống trị, có nhiều đặc quyền.
+ Địa chủ ngày càng gia tăng và có thế lực lớn.
+ Nông dân chiếm đa số, là lực lượng sản xuất chính, các "đinh nam" được làng xã chia ruộng đất, phải nộp thuế và phục vụ nhà nước.
+ Thợ thủ công và thương chiếm khá đông.
+ Nô tì có địa vị thấp kém nhất, phục vụ trong triều đình và các gia đình quan lại.