CHƯƠNG 4: BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
BÀI 11: PHẠM VI BIỂN ĐÔNG. CÁC VÙNG BIỂN CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)
Câu 1: Biển Đông có diện tích là bao nhiêu?
- Khoảng 1.1 triệu km2
- Khoảng 3,44 triệu km2
- Khoảng 6 triệu km2
- Khoảng 20 triệu km2
Câu 2: Nước nào sau đây không có chung Biển Đông với Việt Nam?
- Trung Quốc
- Myanmar
- Philippines
- Brunei
Câu 3: Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012, Việt Nam không có vùng biển nào sau đây?
- Nội thuỷ
- Lãnh hải
- Vùng thềm lục địa
- Vùng tiếp giáp biển quốc tế
Câu 4: Trong vùng biển Việt Nam có hai vịnh biển quan trọng là:
- Vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ
- Vịnh Hạ Long và vịnh Bắc Bộ
- Vịnh Hoàng Sa và vịnh Hạ Long
- Vịnh Nha Trang và vịnh Cam Ranh
Câu 5: Đâu không phải một đảo của Việt Nam?
- Hải Nam
- Phú Quốc
- Cô Tô
- Bạch Long Vĩ
Câu 6: Đâu là tên một quần đảo ở vùng biển của Việt Nam?
- Tam Sa
- Trường Sa
- Tây Sa
- Hawaii
Câu 7: Nhiệt độ không khí trung bình năm của vùng biển nước ta dao động từ:
- 15 – 30°C
- 23 – 28°C
- 30 – 40°C
- -2 – 22°C
Câu 8: Câu nào sau đây không đúng?
- Sinh vật biển rất phong phú và đa dạng với các loài cá, tôm, mực, rắn biển, rùa biển, san hô,…
- Trên các đảo và ven biển còn có rừng nhiệt đới thường xanh, rừng ngập mặn với một số loài cây đặc trưng như: sú, vẹt, đước, mắm,…
- Thềm lục địa Việt Nam có dầu mỏ, khí tự nhiên.
- Đáy biển Việt Nam có trữ lượng hoả dược khá lớn.
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Biển Đông là:
- Một biển thuộc Thái Bình Dương, trải rộng từ khoảng vĩ độ 3°N đến vĩ độ 26°B và từ khoảng kinh độ 100°Đ đến kinh độ 121°Đ.
- Một biển thuộc Thái Bình Dương, trải rộng từ khoảng vĩ độ 30°N đến vĩ độ 76°B và từ khoảng kinh độ 10°Đ đến kinh độ 51°Đ.
- Một biển tách biệt, trải rộng từ khoảng vĩ độ 3°N đến vĩ độ 26°B và từ khoảng kinh độ 100°Đ đến kinh độ 121°Đ.
- Một biển tách biệt, trải rộng từ khoảng vĩ độ 30°N đến vĩ độ 76°B và từ khoảng kinh độ 10°Đ đến kinh độ 51°Đ.
Câu 2: Đường cơ sở là:
- Đường ở trung tâm nơi mà thuỷ triều thường dâng lên.
- Căn cứ để xác định phạm vi, độ sâu của các vùng biển khác.
- Căn cứ để xác định phạm vi, chiều rộng của lãnh hải và các vùng biển khác.
- Đường phân định vùng biển của một nước với vùng biển quốc tế.
Câu 3: Nội thuỷ là:
- Vùng nước nằm trong đất liền của Việt Nam, có chiều đổ ra biển.
- Vùng nước được bao quanh bởi các vùng biển khác.
- Vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Các dạng địa hình ven biển nước ta gồm có:
- Vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn
- Tam giác châu, các bãi cát phẳng
- Cồn cát, đầm phá, vũng vịnh nước sâu
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Khí hậu biển đảo nước ta mang tính chất:
- Nhiệt đới ôn hoà
- Nhiệt đới gió mùa
- Ôn đới cận cực
- Ôn đới nóng ẩm
Câu 6: Từ tháng 5 đến tháng 9 ở vùng biển nước ta, loại gió nào chiếm ưu thế?
- Gió mùa mùa đông
- Tín phong
- Gió mùa hướng đông nam
- Gió bão
Câu 7: Trung bình mỗi năm có bao nhiêu cơn bão trực tiếp đổ bộ vào vùng biển Việt Nam?
- 1 – 2
- 3 – 4
- 7 – 9
- 13 – 16
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Số 1 trong sơ đồ sau là vùng biển nào của Việt Nam?
- Vùng nội thuỷ
- Vùng lãnh hải
- Vùng tiếp giáp lãnh hải
- Vùng đặc quyền kinh tế
Câu 2: Bảng sau đây thể hiện điều gì?
- Một số điểm toạ độ để xác định ranh giới giữa vùng biển của Việt Nam và vùng biển của nước khác.
- Toạ độ một số điểm chuẩn đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam
- Toạ độ một số điểm chuẩn đường cơ sở dùng để tính chiều sâu lãnh hải của lục địa Việt Nam
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Câu nào sau đây không đúng?
- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
- Thềm lục địa Việt Nam là vùng nước được bao bọc bởi nội thuỷ và lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
Câu 4: Câu nào sau đây là đúng?
- Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền: nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.
- Địa hình đảo: Ngoài quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa, nước ta có hệ thống đảo ven bờ phân bố tập trung ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang.
- Các đảo ven bờ có diện tích lớn nhất là Cô Tô (Kiên Giang), Phú Quý (Hải Phòng), …
- Ở phía bắc, đặc biệt trong vùng biển Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ.
Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về hải văn ở vùng biển nước ta?
- Nhiệt độ nước biển tầng mặt trung bình năm khoảng 23°C.
- Độ muối trung bình của vùng biển Việt Nam khoảng 71‰ – 72‰, có sự biến động theo mùa và theo khu vực.
- Dòng biển ven bờ ở nước ta có sự thay đổi theo mùa, cả về hướng chảy và cường độ. Vào mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc – tây nam; còn vào mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là tây nam – đông bắc.
- Trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trổi, vận động theo chiều thẳng đứng, kéo theo nguồn dinh dưỡng cho các loài sinh vật biển.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Đường màu xanh lục có các con số là đường gì?
- Đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ.
- Đường phân định nội thuỷ, lãnh hải và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ.
- Đường giao dịch kinh tế giữa tàu thuyền của Việt Nam và Trung Quốc.
- Đường tuyên bố chủ quyền biển đảo của Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan.
--------------- Còn tiếp ---------------