Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 7: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

BÀI 16: VIỆT NAM NỬA SAU THẾ KỈ XIX

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)

Câu 1: Thực dân Pháp lấy cớ gì để đưa quân xâm lược Việt Nam?

  1. Thương nhân Pháp bị vu khống khi buôn bán ở Việt Nam.
  2. Triều đình Nguyễn tàn ác, không cho dân chúng tự do, dân chủ.
  3. Bảo vệ đạo Gia-tô (Công giáo)
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Triều đình Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất năm nào?

  1. 1860
  2. 1862
  3. 1864
  4. 1868

Câu 3: Sau khi chiếm được Nam Kì, thực dân Pháp tiếp tục chuẩn bị thực hiện kế hoạch đánh chiếm:

  1. Bắc Kì, Trung Kì
  2. Hà Nội, Hải Phòng
  3. Bắc Kì và miền bắc Lào
  4. Trung Kì và miền đông Campuchia

Câu 4: Cuối năm 1873, thực dân Pháp cử ai đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội?

  1. Ph. Garnier
  2. Espe’rance
  3. Christian de Castries
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Tháng 4 – 1882, quân Pháp lấy cớ gì để đổ bộ lên Hà Nội, khiêu khích, gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu, buộc ông phải giao thành?

  1. Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Nhâm Tuất
  2. Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất
  3. Hiệp ước Nam Kì bị huỷ bỏ
  4. Hiệp ước Bắc Kì bị huỷ bỏ

Câu 6: Năm 1882 diễn ra sự kiện nào sau đây?

  1. Trưa ngày 3 – 4, quân Pháp chiếm thành Hà Nội.
  2. Ngày 19 – 5, một cánh quân Pháp do H. Riviere chỉ huy đánh ra Cầu Giấy.
  3. Chiều 18 – 8, quân Pháp mở cuộc tấn công Thuận An (cửa biển sát kinh thành Huế).
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Đây là lược đồ trận đánh nào?

  1. Quân Pháp và quân ta đánh nhau ở đại đồn Chí Hoà
  2. Khởi nghĩa Nam Kỳ sau hiệp ước Nhâm Tuất
  3. Quân Pháp đánh thành Hà Nội và trận chiến Cầu Giấy lần thứ nhất
  4. Quân Pháp đánh thành Hà Nội và trận chiến Cầu Giấy lần thứ hai

Câu 8: Sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt, một bộ phận quan lại trong triều đình Huế, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết:

  1. Vẫn nêu cao ý chí chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc
  2. Vẫn muốn cướp ngôi nhà Nguyễn
  3. Vẫn đứng về phe thân Pháp
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Phong trào Cần vương kéo dài được đến:

  1. Đầu thế kỉ XIX
  2. Giữa thế kỉ XIX
  3. Cuối thế kỉ XIX
  4. Giữa thế kỉ XX

Câu 10: Ai là người chỉ huy của khởi nghĩa Bãi Sậy?

  1. Phan Đình Phùng
  2. Tôn Thất Thuyết
  3. Đề Thám
  4. Nguyễn Thiện Thuật

Câu 11: Chiến thuật nào được sử dụng trong khởi nghĩa Bãi Sậy?

  1. Du kích
  2. Đánh trực diện
  3. Loạn tiễn
  4. Mua chuộc đối phương

Câu 12: Khởi nghĩa Hương Khê bắt đầu vào năm nào?

  1. 1883
  2. 1885
  3. 1892
  4. 1896

Câu 13: Địa bàn hoạt động của khởi nghĩa Hương Khê không bao gồm:

  1. Các huyện miền Tây Thanh Hoá
  2. Nghệ An
  3. Bắc Giang
  4. Quảng Bình

Câu 14: Đâu là hình ảnh của Hoàng Hoa Thám?

A.

B.

C.

D.

Câu 15: Đứng trước tình thế đất nước nửa sau thế kỉ XIX, một số quan lại, sĩ phu thức thời đã nhận thấy rõ:

  1. Sự bảo thủ của triều đình
  2. Sự tân tiến của triều đình
  3. Tinh thần cách mạng của triều đình
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: Hiểu được tình cảnh của đất nước ở nửa sau thế kỉ XIX, các sĩ phu, quan lại thức thời đã:

  1. Mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách
  2. Theo người Pháp sang phương Tây để tận hưởng cuộc sống văn minh, hiện đại.
  3. Lãnh đạo quần chúng đứng lên đấu tranh giành chính quyền, thiết lập một thể chế nhà nước mới.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 17: Đối với vấn đề cải cách, Nguyễn Trường Tộ đã gửi gần 60 văn bản điều trần đề nghị:

  1. Chấn chỉnh bộ máy quan lại
  2. Phát triển nông nghiệp, công - thương nghiệp và tài chính
  3. Chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Viết các bản Thời vụ sách lên vua Tụ Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước là đề nghị cải cách của ai?

  1. Nguyễn Lộ Trạch
  2. Hoàng Diệu
  3. Nguyễn Tri Phương
  4. Phan Thanh Giản

Câu 19: Hoạt động đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ diễn ra vào năm nào?

  1. 1863
  2. 1868
  3. 1863 – 1871
  4. 1877 – 1882

Câu 20: Vua Tự Đức đã có triển khai hoạt động cải cách nào?

  1. Tổ chức khai mỏ, mua tàu máy hơi nước
  2. Cử người đi học ngoại ngữ, học nghề, chiêu mộ nhân tài biết kĩ nghệ và biết tiếng nước ngoài
  3. Cả A và B.
  4. Luôn bảo thủ, không làm gì cả.

2. THÔNG HIỂU (20 CÂU)

Câu 1: Sự kiện “Ngày 1 – 9, liên quân Pháp – Tây Ban Nha mở cuộc tấn công Đà Nẵng, âm mưu biến nơi đây làm bàn đạp tiến công ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.” diễn ra năm nào?

  1. 1855
  2. 1856
  3. 1857
  4. 1858

Câu 2: Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Huế:

  1. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì
  2. Tiếp tục hỗ trợ Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì.
  3. Ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân ở Nam Kì
  4. Cả A và C.

Câu 3: Nguyễn Trung Trực có câu nói nổi tiếng là gì?

  1. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
  2. Người Việt Nam quyết tiến.
  3. Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây
  4. Thực dân Pháp và triều đình Nguyễn là những kẻ bạo tàn, chúng ta cần phá tan cái gông cùm này.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân, Trương Định (1820 – 1864) đã lãnh đạo nghĩa quân lập căn cứ Gò Công, Tân Phước, anh dũng chiến đấu chống giặc.
  2. Trong cuộc càn quét của triều đình nhà Nguyễn, Trương Định bị thương, ông đã rút súng tự sát để bảo toàn khí tiết.
  3. Một số nhà nho như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị,... đã dùng thơ văn lên án tội ác của giặc và chế giễu bọn tay sai bán nước, ca ngợi gương chiến đấu hi sinh của nghĩa quân
  4. Ở miền Đông, phong trào kháng chiến tiếp tục bùng nổ trở lại. Nguyễn Hữu Huân bị bắt đi đày, sau đó mới được thả về lại đứng lên chống Pháp.

Câu 5: Câu nào sau đây đúng về Nguyễn Tri Phương?

  1. Quê ở huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), làm quan ở cả ba triều vua Nguyễn.
  2. Ông được giao làm tổng chỉ huy lực lượng chống Pháp ở Đà Nẵng, Gia Định, sau đó được cử làm Kinh lược sứ Bắc Kì, trực tiếp chỉ huy trận chiến đấu ở cửa phía nam thành Hà Nội khi quân Pháp tấn công.
  3. Khi Pháp tấn công ra Hà Nội năm 1873, tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy binh sĩ anh dũng chống cự. Ông bị thương, bị giặc bắt nhưng đã tuyệt thực để bảo toàn khí tiết.
  4. Tất cả các đáp án trên.


Câu 6: Ngày 20/11/1874 diễn ra sự kiện nào?

  1. Binh sĩ triều đình tấn công quân Pháp ở cửa ô Thanh Hà (Hà Nội)
  2. Các đội nghĩa binh dưới sự lãnh đạo của cha con Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình), Phạm Văn Nghị (Nam Định) chịu thất bại trước quân Pháp.
  3. Quân Pháp tiến lên Sơn Tây, qua khu vực Cầu Giấy. Quân triều đình phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích địch ở đây, giết chết tên chỉ huy.
  4. Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Câu 7: Nội dung chính của bản Hiệp ước Giáp Tuất là gì?

  1. Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở cả sáu tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác
  2. Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở toàn bộ Bắc Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác
  3. Triều đình không được can thiệp vào việc đánh Pháp của dân chúng.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Với Hiệp ước nào thì thực dân Pháp về cơ bản đã hoàn thành quá trình xâm lược nước ta?

  1. Hiệp ước Nhâm Tuất
  2. Hiệp ước Giáp Tuất
  3. Hiệp ước Hác-măng
  4. Hiệp ước Pa-tơ-nốt

Câu 9: Sau cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế của phái chủ chiến bất thành (5 – 7 – 1885), Tôn Thất Thuyết đã:

  1. Dâng thủ cấp vua Hàm Nghi ra đầu hàng
  2. Đưa vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành ra Tân Sở
  3. Tự vẫn để bảo toàn khí tiết
  4. Chống lại quân địch trong vô vọng

Câu 10: Mục đích của chiếu Cần vương là gì?

  1. A. Kêu gọi các văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước giúp vua cứu nước
  2. Kêu gọi nhân dân nước Pháp đứng ra làm chủ chính nghĩa, yêu cầu quân Pháp về nước.
  3. Nhằm giúp vua thoát khỏi tình cảnh bị địch truy đuổi.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Địa bàn của khởi nghĩa Bãi Sậy như thế nào?

  1. Là một thị trấn đông đúc, buôn bán tấp nập
  2. Là một ngọn núi hùng vĩ, hiểm trở, dễ phòng thủ, tấn công
  3. Là một vùng đầm lầy với lau sậy um tùm.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Đâu là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

  1. Khởi nghĩa Bãi Sậy
  2. Khởi nghĩa Hương Khê
  3. Khởi nghĩa Ba Đình
  4. Khởi nghĩa Yên Thế

Câu 13: Thủ lĩnh Đề Thám chết vì nguyên nhân gì?

  1. Bệnh nặng, tuổi cao
  2. Bị tay sai Pháp giết hại
  3. Bị thương nặng trong khi tham chiến
  4. Bị tai nạn

Câu 14: Một số quan lại, sĩ phu cho rằng chính nào của triều đình là nguyên nhân dẫn đến thảm cảnh mất nước?

  1. Lấy Nho giáo làm trọng
  2. Chính sách “đóng cửa”
  3. Quay lưng lại với những tiến bộ khoa học kĩ thuật đương thời
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Đề nghị triều đình mộ dân khai khẩn đất hoang, mở các cơ sở buôn bán ở của biển Trà Lí (Nam Định), khai mỏ, đóng tàu, chấn chỉnh quốc phòng là đề nghị cải cách của ai?

  1. Trần Đình Túc
  2. Nguyễn Huy Tế
  3. Đinh Văn Điền
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: Đối với vấn đề cải cách, Phạm Phú Thứ đã có hoạt động gì?

  1. Xin mở cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để đẩy mạnh giao thương với bên ngoài.
  2. Đề nghị chấn chỉnh võ bị, hậu dưỡng quan binh, mở cửa thông thương và đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.
  3. Đề nghị đưa những nhân sĩ giỏi sang nước phương Tây học tập.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 17: Đâu không phải một cá nhân có hoạt động đề nghị cải cách?

  1. Nguyễn Huy Tế
  2. Đinh Văn Điển
  3. Viện Thượng Bạc
  4. Phạm Phú Thứ

Câu 18: Những hoạt động cải cách của vua Tự Đức:

  1. Thiếu hệ thống và nửa vời
  2. Không phù hợp với thời cuộc
  3. Phù hợp, được thực hiện một cách mạnh mẽ, giúp cho đất nước tạm thời có thể chống lại được quân Pháp.
  4. Vua Tự Đức không làm cải cách.

Câu 19: Câu nào sau đây không đúng về Nguyễn Trường Tộ?

  1. Nguyễn Trường Tộ là một trí thức Công giáo yêu nước, quê ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
  2. Năm 1860, khi có dịp qua Rô-ma và Pa-ri, ông chú ý khảo sát kinh tế và văn hoá phương Tây.
  3. Ban đầu khi sang phương Tây, ông định ở lại nhưng vì lòng yêu nước, ông đã trở về.
  4. Ông đã đệ trình vua Tự Đức 14 bản điều trần, trong đó có Tế cấp bắt điều (Tám điều cấp bách), nêu lên một hệ thống vấn đề kinh tế – xã hội quan trọng.

Câu 20: Đến cuối thế kỉ XIX, tất cả những đề nghị cải cách có kết quả như thế nào?

  1. Đều thất bại
  2. Đều thành công
  3. Đều bị Pháp chiếm thế thượng phong
  4. Tương đối thành công nhưng người dân lại không được hưởng lợi

3. VẬN DỤNG (15 CÂU)

Câu 1: Năm 1859 diễn ra sự kiện nào sau đây?

  1. Thực dân Pháp chỉ để lại khoảng 1.000 quân làm nhiệm vụ canh giữ phòng tuyến dài khoảng 10km ở Gia Định.
  2. Tháng 2, quân Pháp kéo vào Nam, chiếm thành Gia Định, rồi đánh rộng ra.
  3. Ngày 24 – 2, đại quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
  4. Đại quân Pháp tập trung mở cuộc tấn công Đại đồn Chí Hoà và mở rộng đánh chiếm Gia Định.

Câu 2: Sự nào xảy ra ngay trước sự kiện “Ngày 24 – 2, đại quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.”?

  1. Tháng 2, quân Pháp kéo vào Nam, chiếm thành Gia Định, rồi đánh rộng ra.
  2. Ngày 1 – 9, liên quân Pháp – Tây Ban Nha mở cuộc tấn công Đà Nẵng, âm mưu biến nơi đây làm bàn đạp tiến công ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
  3. Đại quân Pháp tập trung mở cuộc tấn công Đại đồn Chí Hoà và mở rộng đánh chiếm Gia Định.
  4. Thực dân Pháp chỉ để lại khoảng 1.000 quân làm nhiệm vụ canh giữ phòng tuyến dài khoảng 10km ở Gia Định.

Câu 3: Quân ta đáp trả như thế nào với hành động của Pháp “Tháng 02/1859, quân Pháp kéo vào Nam, chiếm thành Gia Định, rồi đánh rộng ra.”?

  1. Quân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương kháng cự quyết liệt, bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
  2. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. Trong khi đó, nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc.
  3. Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân, xây dựng Đại đồn Chí Hoà và tổ chức phòng thủ.
  4. Quân triều đình kháng cự quyết liệt nhưng không cản được giặc. Đại đồn Chí Hoà thất thủ.

Câu 4: Sự kiện “Quân Pháp toả đi đánh chiếm Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định và nhiều tỉnh thành khác.” diễn ra năm nào?

  1. 1882
  2. 1883
  3. 1884
  4. 1885

Câu 5: Nước ta đáp trả hành động của Pháp “Ngày 06/06/1884, thực dân Pháp kí với triều Nguyễn Hiệp ước Pa-tơ-nốt, chính thức áp đặt quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam.” như thế nào?

  1. Triều đình hoảng hốt cử người tới điều đình và đã kí với đại diện của Pháp Hiệp ước Hác-măng do Pháp thảo sẵn.
  2. Triều đình Huế hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp.
  3. Nhân dân vẫn tiếp tục nổi dậy kháng Pháp ở khắp nơi.
  4. Cả B và C.

Câu 6: Tôn Thất Thuyết là:

  1. Thượng thư Bộ Binh, thành viên Hội đồng Phụ chính
  2. Binh bộ Thị lang, thành viên Quân cơ
  3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thành viên Chính phủ
  4. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, thành viên Đảng Cộng sản

Câu 7: Câu nào nói đúng về giai đoạn 1888 – 1896 của khởi nghĩa Hương Khê?

  1. Là giai đoạn xây dựng lực lượng và căn cứ chiến đấu. Nghĩa quân được tổ chức quy củ, chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp.
  2. Nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt với sự chỉ huy thống nhất và tương đối chặt chẽ, đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.
  3. Là giai đoạn nghĩa quân suy yếu hoàn toàn do chủ tướng Phan Đình Phùng mất.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Thực dân Pháp phải thực hiện chiến lược nào mới có thể làm suy yếu khởi nghĩa Hương Khê?

  1. Tập trung binh lực nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân
  2. Mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào Ngàn Trươi, căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa
  3. Sử dụng các loại tiêm kích tối tân và tên lửa hành trình
  4. Cả A và B.

Câu 9: Năm 1884, tại Yên Thế (Bắc Giang), một cuộc khởi nghĩa nông dân đã bùng nổ dưới sự lãnh đạo của Đề Nắm, sau đó là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) với mục tiêu chủ yếu là:

  1. Giữ đất, giữ làng, bảo vệ cuộc sống tự do
  2. Khôi phục triều Tây Sơn
  3. Tiêu diệt quân Pháp, loại bỏ tư sản Pháp ra khỏi Việt Nam, chấn hưng nền công nghiệp quốc gia.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Khởi nghĩa nông dân Yên Thế đã làm được gì?

  1. Nghĩa quân đã đánh bại nhiều trận càn của quân Pháp vào căn cứ của cuộc khởi nghĩa như ở Cao Thượng (11 – 1890), 3 lần ở Hố Chuối (12 – 1890)
  2. Nghĩa quân đã làm chủ hết vùng Yên Thế, mở rộng địa bàn sang cả Phủ Lạng Thương cùng tỉnh Bắc Giang,..
  3. Nghĩa quân đã giúp cho triều đình nhà Nguyễn thêm vững chắc trong những năm tháng khó khăn
  4. Cả A và B.

Câu 11: “Năm 1859, có một người Việt Nam đi sang các nước châu Âu. Ông đã nhìn thấy những chiếc đèn không cần thắp dầu vẫn sáng, những chiếc xe chạy mà không cần ngựa, bò kéo đi và tận mắt so sánh được khoảng cách của Việt Nam với những vùng đất xa xôi mà người dân lúc bấy giờ không hề biết đến.” Ông là ai?

  1. Nguyễn Tất Thành
  2. Phan Bội Châu
  3. Nguyễn Tri Phương
  4. Nguyễn Trường Tộ

Câu 12: Tình trạng của triều Nguyễn như thế nào ở nửa sau thế kỉ XIX?

  1. Chính quyền được củng cố từ Trung ương tới địa phương, đất nước vững chắc trước giặc ngoại xâm, kể cả trước thực dân Pháp
  2. Lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lại phải lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp
  3. Lâm vào tình trạng khủng hoảng trọng trọng, đất nước ngày càng thối nát, vua Nguyễn chỉ còn là bù nhìn so với thực dân Pháp, không có quyền lực.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Vì sao ở nửa sau thế kỉ XIX, các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra những đề nghị cải cách?

  1. Vì thực dân Pháp yêu cầu họ phải làm như vậy để tạo ra mâu thuẫn trong triều đình.
  2. Vì họ muốn lấy lòng vua, muốn được thăng quan tiến chức.
  3. Vì họ thấy những chính sách của triều đình mang tính bảo thủ, làm đất nước trở nên yếu kém và có nguy cơ mất nước.
  4. Vì họ muốn tổ chức cách mạng tri thức.

Câu 14: Đây là bức “Bình văn” của Lê Văn Miến (1873 – 1943). Qua bức tranh ta có thể thấy điều gì?

  1. Dưới thời nhà Nguyễn, văn học được đề cao so với các triều đại khác
  2. Lớp học của thầy đồ nho vẫn giữ vị trí trọng yếu trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX
  3. Cuối thế kỉ XIX, chỉ còn người già mới có hiểu biết về văn học nước nhà
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Tư tưởng đề cao canh tân đất nước, tự cường dân tộc của trào lưu cải cách đã:

  1. Tạo nên những tiền đề thiết yếu cho sự chuyển biến trong đời sống tư tưởng, văn hoá, xã hội Việt Nam
  2. Làm dấy lên một phong trào Duy tân sôi nổi ở nước ta vào đầu thế kỉ XX
  3. Tạo nên một bản sắc văn hoá của người Việt trong thời kì lịch sử đó.
  4. Cả A và B.

4. VẬN DỤNG CAO (6 CÂU)

Câu 1: Vì sao từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông?

  1. Vì nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước này phát triển mạnh làm gia tăng nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân lực
  2. Vì các nước này muốn làm bá chủ thế giới.
  3. Vì các nước này muốn đến để khai hoá văn minh cho các nước phương Đông, vốn nghèo đói, lạc hậu, cổ hủ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Nội dung nào không có trong bản Hiệp ước Nhâm Tuất?

  1. Triều đình thừa nhận việc cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn
  2. Triều đình phải bồi thường cho Pháp 20 triệu phrăng (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc)
  3. Pháp sẽ “trả lại” tỉnh Vĩnh Long khi nào triều đình buộc dân chúng ngừng chống Pháp.
  4. Pháp sẽ đưa Việt Nam thành một nước hùng mạnh nếu triều đình Nguyễn nhường ngôi cho quan chức Pháp.

Câu 3: Bản đồ này mô tả cuộc khởi nghĩa nào?

  1. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương
  2. Khởi nghĩa Bãi Sậy
  3. Khởi nghĩa Hương Khê
  4. Khởi nghĩa Ba Đình

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 8 cánh diều, bộ trắc nghiệm lịch sử và địa lí 8 cánh diều, trắc nghiệm lịch sử 8 cánh diều Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm lịch sử và địa lí 8 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net