CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ VIỆT NAM
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Vùng đất Việt Nam bao gồm:
A. Toàn bộ phần đất liền
B. Toàn bộ phần đất liền và hải đảo
C. Toàn bộ phần đất liền và phần Biển Đông thuộc chủ quyền
D. Toàn bộ phần đất liền, phần Biển Đông thuộc chủ quyền và hải đảo
Câu 2: Việt Nam không có đường biên giới trên đất liền giáp với:
A. Trung Quốc
B. Lào
C. Campuchia
D. Thái Lan
Câu 3: Vùng biển của nước ta thuộc Biển Đông có diện tích gấp mấy lần diện tích phần đất liền?
A. Hơn 2 lần
B. Hơn 3 lần
C. Hơn 5 lần
D. Hơn 8 lần
Câu 4: Đâu là tên một quần đảo ở vùng biển của Việt Nam?
A. Tam Sa
B. Trường Sa
C. Tây Sa
D. Hawaii
Câu 5: So với nơi giao nhau của các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng lớn trên Trái Đất thì Việt Nam nằm ở:
A. Chính chỗ đó
B. Gần
C. Xa
D. Rất xa
Câu 6: Đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất:
A. Ôn đới cận cực
B. Ôn đới cận nhiệt
C. Nhiệt đới ẩm gió mùa
D. Nhiệt đới khô gió mùa
Câu 7: Thiên nhiên nước ta có tính đa dạng sinh học cao với:
A. Nhiều kiểu hệ sinh thái
B. Nhiều thành phần loài
C. Nhiều nguồn gen
D. Tất cả các đáp án trên.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Theo Tổng cục Thống kê năm 2021, tổng diện tích đất của các đơn vị hành chính nước ta là:
A. Khoảng 330 nghìn km2
B. Khoảng 660 nghìn km2
C. Khoảng 1.32 triệu km2
D. Khoảng 2.64 triệu km2
Câu 2: Theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, vùng biển Việt Nam trong Biển Đông không bao gồm bao gồm:
A. Nội thuỷ
B. Lãnh hải
C. Vùng quân sự
D. Vùng đặc quyền kinh tế
Câu 3: Vùng trời Việt Nam là:
A. Khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta: trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo.
B. Khoảng không gian bao trùm lên toàn bộ phần đất liền nước ta, được xác định bằng các đường biên giới.
C. Khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta, được xác định bằng lượng cảng hàng không và đường bay mà chúng ta có.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Câu nào sau đây đúng về vị trí địa lí của Việt Nam?
A. Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương
B. Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
C. Ở vị trí cầu nối giữa hai lục địa (Á – Âu và Australia), hai đại dương (Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương).
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Điểm cực Đông của phần đất liền Việt Nam nằm ở đâu?
A. Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
B. Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
C. Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
D. Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà
Câu 6: Nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên:
A. Khí hậu có hai mùa rõ rệt
B. Khí hậu có bốn mùa rõ rệt
C. Thời tiết liên tục có những bất thường
D. Gió to thổi liên tục trên mọi miền đất nước
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Đường bờ biển nước ta kèo dài từ đâu đến đâu?
A. Vân Đồn đến Mũi Cà Mau
B. Cẩm Phả đến Phú Quốc
C. Móng Cái đến Hà Tiên
D. Hạ Long đến Rạch Giá
Câu 2: Chúng ta có thể biết được gì qua bản đồ này?
A. Đường bộ, đường biển, đường hàng không của các nước trong khu vực Đông Nam Á
B. Sự phát triển về kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á
C. Vị trí, tên, mức độ rộng lớn của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
D. Tình trạng tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các nước Đông Nam Á
Câu 3: Vĩ độ 23o23’B và kinh độ 105o20’Đ là toạ độ của nơi nào trên đất nước Việt Nam?
A. Điểm cực Bắc
B. Toà nhà Quốc hội
C. Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh
D. Điểm cực Nam
Câu 4: Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, khác hẳn với thiên nhiên một số nước có cùng vĩ độ ở:
A. Bắc Mỹ và Bắc Âu
B. Nam Mỹ và Nam Á
C. Đông Á và Trung Đông
D. Tây Á và Bắc Phi
Câu 5: Tỉnh Ninh Bình nằm về phía nào Hà Nội?
A. Phía bắc
B. Phía đông
C. Phía tây
D. Phía nam
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Vì sao Việt Nam có tổng bức xạ hằng năm lớn, cán cân bức xạ luôn dương?
A. Vì Việt Nam có những điểm đặc trưng khí hậu xích đạo
B. Vì Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến ở bán cầu Bắc
C. Vì Việt Nam hút hết toàn bộ lượng bức xạ của các nước xung quanh
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?
A. Việt Nam nằm trên đường di lưu của nhiều luồng sinh vật.
B. Do nằm cách xa nơi giao thoa của 2 vành đai sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú.
C. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc – Nam và theo chiều Đông – Tây.
D. Nước ta nằm trong vùng hay xảy ra thiên tai, nhất là bão.