CHƯƠNG 4: BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
BÀI 12: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải một yếu tố tự nhiên của môi trường biển?
- Bờ biển
- Đáy biển
- Rác biển
- Đa dạng sinh học biển
Câu 2: Đâu là một yếu tố nhân tạo của môi trường biển?
- Công trình xây dựng ven biển
- Nước biển
- Khoáng sản biển
- Chính sách biển đảo
Câu 3: Biển đảo có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta?
- Quan trọng
- Ít quan trọng
- Không quan trọng lắm
- Không có ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội ở nước ta
Câu 4: Hoạt động kinh tế biển nào đã đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước?
- Du lịch
- Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản
- Giao thông vận tải
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Sinh vật ở vùng biển Việt Nam:
- Phong phú, có tính đa dạng sinh học cao
- Phong phú, nhưng tính đa dạng sinh học không cao
- Nghèo nàn nhưng tất cả đều là loài quý hiếm
- Nghèo nàn, không có gì nổi trội
Câu 6: Vùng biển Việt Nam có bao nhiêu loài cá?
- Hơn 200 loài
- Hơn 2000 loài
- Hơn 20000 loài
- Hơn 200000 loài
Câu 7: Đây là hình ảnh của khu du lịch nào?
- Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh
- Bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng
- Cát Bà (Hải Phòng)
- Bãi biển Nha Trang (Khánh Hoà)
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Môi trường đảo do có sự biệt lập với đất liền, lại có diện tích nhỏ nên:
- Rất nhạy cảm trước tác động của con người, dễ bị suy thoái hơn so với đất liền
- Khi chịu tác động của ô nhiễm môi trường, nó có thể tự làm sạch.
- Dễ bị nước biển đánh chìm nếu có sóng thần.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Vùng ven biển và hải đảo của nước ta là nơi:
- Tập trận quân sự ở mức độ lớn
- Thử nghiệm bom nguyên tử và hình thành các đặc khu kinh tế cho nước ngoài đầu tư
- Cư trú và diễn ra các hoạt động sản xuất của dân cư
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất lượng nước biển ven bờ ở nước ta như thế nào?
- Không tốt vì có nhiều hoạt động gây ô nhiêm môi trường. Các chỉ số đều ở mức trung bình.
- Rất xấu vì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tác động quá mức của con người.
- Khá tốt với hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép
- Rất tốt với các chỉ số đều ở mức tối đa
Câu 4: Chất lượng nước biển xa bờ như thế nào?
- Đều đạt chuẩn cho phép, tương đối ổn định và ít biến động qua các năm
- Đạt chuẩn nhưng thường xuyên biến động.
- Rất ít vùng đạt chuẩn, sự biến động là tương đối lớn.
- Không đạt chuẩn do giao thương mạnh mẽ giữa các nước
Câu 5: Học sinh có thể tham gia bảo vệ môi trường biển đảo bằng hoạt động nào?
- Tham gia các hoạt động (làm sạch bờ biển, giữ gìn môi trường sinh thái,...) nhằm giảm thiểu sự suy thoái, ô nhiễm môi trường biển và trên các đảo.
- Đấu tranh với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển đảo trái với quy định của pháp luật.
- Rèn luyện kĩ năng để thích ứng với các thiên tai và sự cố xảy ra trong vùng biển đảo.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Câu nào sau đây không đúng?
- Vùng biển nước ta có nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, có giá trị dinh dưỡng cao: tôm, mực, hải sâm,...
- Vùng triều ven bờ có nhiều loài rong biển được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và xuất khẩu
- Năm 2019, vùng biển nước ta có trữ lượng thuỷ sản là 30,87 triệu tấn
- Năm 2019, vùng biển nước ta có khả năng khai thác là gần 1,55 triệu tấn
Câu 7: Tài nguyên du lịch biển của nước ta không được thể hiện qua ý nào sau đây?
- Bờ biển dài, có nhiều bãi cát
- Vịnh, hang động đẹp
- Doanh thu từ du lịch biển đứng đầu trên thế giới
- Nước biển trong xanh, hệ sinh thái biển phong phú
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Vì sao khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng nước và cả các đảo xung quanh?
- Vì nước biển không quen với các kích thích ô nhiễm môi trường.
- Vì môi trường biển không chia cắt được
- Vì cấu trúc phân tầng vùng biển theo Luật biển quốc tế
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Hệ thống các đảo tiền tiêu có vị trí rất quan trọng trong:
- Việc phát triển kinh tế với nước ngoài
- Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Giữ vững an ninh cho đất liền
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Ô nhiễm môi trường biển đảo là:
- Sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật
- Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng tới con người, sinh vật
- Sự tác động thái quá của con người lên bề mặt nước biển, làm cho phần nước biển bị đảo lộn về cấu trúc nguyên tử, gây ra sự ảnh hưởng trên toàn bộ biển.
- Sự giảm sút các hoạt động bảo vệ môi trường trên biển, khiến cho nước biển ngày càng xấu đi, ảnh hưởng đến đa dạng sinh vật biển.
Câu 4: Suy thoái môi trường biển đảo là:
- Sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật
- Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng tới con người, sinh vật
- Sự tác động thái quá của con người lên bề mặt nước biển, làm cho phần nước biển bị đảo lộn về cấu trúc nguyên tử, gây ra sự ảnh hưởng trên toàn bộ biển.
- Sự giảm sút các hoạt động bảo vệ môi trường trên biển, khiến cho nước biển ngày càng xấu đi, ảnh hưởng đến đa dạng sinh vật biển.
Câu 5: Chất lượng môi trường nước biển của nước ta có xu hướng giảm do chịu tác động mạnh của:
- Các hoạt động quân sự và nghiên cứu khoa học trên biển và các đảo, đặc biệt là thử nghiệm bom nguyên tử, nghiên cứu sức chịu đựng của các sinh vật biển,…
- Các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội khu vực ven bờ, đặc biệt là các hoạt động phát triển cảng biển, nuôi trồng hải sản và phát triển du lịch biển, nước thải, rác thải sinh hoạt của người dân,...
- Các chính sách không tập trung của Nhà nước.
- Cả A và B.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải một giải pháp để bảo vệ môi trường biển đảo?
- Xây dựng cơ chế chính sách, luật bảo vệ môi trường biển đảo
- Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ để kiểm soát và xử lí vấn đề môi trường biển đảo
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ và cải thiện môi trường biển đảo
- Bán các vùng biển bị ô nhiễm cho nước khác.
--------------- Còn tiếp ---------------