Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều Bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

BÀI 11: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918) VÀ CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)

Câu 1: Bức tranh biếm hoạ sau thể hiện điều gì?

  1. Ăn bánh không dễ dàng
  2. Sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc “già” và “trẻ”
  3. Sự tranh giành, mâu thuẫn trong nội bộ các nước đế quốc
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Ngày 01/08/1914 diễn ra sự kiện gì?

  1. Áo – Hung tuyên chiến với Pháp
  2. Italy tuyên chiến với Anh
  3. Đức tuyên chiến với Nga
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Khối nào dành chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  1. Khối Liên minh
  2. Khối Hiệp ước
  3. Khối Đồng minh
  4. Khối Phát-xít

Câu 4: Nhật Bản có được gì sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  1. Chiếm lại một số đảo của Đức
  2. Nâng cao vị thế ở khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương
  3. Toàn bộ vùng phía đông Liên Xô.
  4. Cả A và B.

Câu 5: Tổn thất về kinh tế trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là bao nhiêu?

  1. 8.5 tỉ USD
  2. 85 tỉ USD
  3. 850 tỉ USD
  4. 8500 tỉ USD

Câu 6: Ý nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  1. Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa.
  2. Khoảng 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.
  3. Nền kinh tế các nước châu Âu trở nên kiệt quệ vì chiến tranh.
  4. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, chặt đứt khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc.

Câu 7: Phần màu vàng là khối nào trong Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  1. Khối Liên minh
  2. Khối Hiệp ước
  3. Khối Đồng minh
  4. Khối Phát-xít

Câu 8: Quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Petrograd và bao vây Cung điện Mùa Đông vào thời gian nào?

  1. 02/1917
  2. 24/10/1917 (06/11 theo dương lịch)
  3. 25/10/1917 (07/11 theo dương lịch)
  4. Đầu năm 1918

Câu 9: Việc người dân vùng dậy lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng gọi là gì?

  1. Cách mạng tháng Hai
  2. Cách mạng tháng Mười
  3. Cách mạng vô sản Nga
  4. Cách mạng tư sản Nga

Câu 10: Nga hoàng Nikolai II là:

  1. Một vị hoàng đế quyết đoán, yêu nước, thương dân.
  2. Người đẩy nước Nga vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất
  3. Người có công lớn trong cuộc Cách mạng tháng Mười.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Vấn đề đặt ra cho nước Nga sau Cách mạng tháng Hai là gì?

  1. Chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại
  2. Đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến tranh
  3. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên toàn nước Nga sau sự kiện nào?

  1. Lenin trở thành tổng thống của Liên bang Xô Viết năm 1918
  2. Khởi nghĩa thắng lợi ở Saint-Petersburg cuối năm 1917
  3. Khởi nghĩa thắng lợi ở Moscow đầu năm 1918
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Câu nào sau đây đúng về Lenin?

  1. Ông sinh năm 1870 và mất năm 1924
  2. Là người đã phát triển, đưa học thuyết chủ nghĩa xã hội của Karl Marx trở thành hiện thực ở nước Nga.
  3. Là người lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Mười thành công tại Nga năm 1917, đưa nước Nga ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Đâu là Lenin?

B.

C.

D.

2. THÔNG HIỂU (13 CÂU)

Câu 1: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên đã diễn ra vì:

  1. Tranh giành thuộc địa.
  2. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc.
  3. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong chính sách cai trị thuộc địa.
  4. Tranh giành quyền sở hữu các công ti độc quyền lớn.

Câu 2: Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đồng đều về kinh tế đã:

  1. Tạo điều kiện cho cuộc cách mạng tháng Mười Nga.
  2. Làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
  3. Khiến kinh tế toàn cầu suy thoái.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất:

  1. Một cuộc nội chiến để giải quyết những vấn đề trong nội bộ các nước đế quốc.
  2. Một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì vấn đề thị trường và thuộc địa đối với cả hai bên tham chiến.
  3. Một cuộc chiến tranh cách mạng vì dẫn đến sự ra đời của nước Nga Xô viết và sự thiết lập chế độ xã hội tiến bộ hơn ở một số nước.
  4. Một cuộc chiến tranh giải phóng với sự ra đời một số quốc gia mới sau sự sụp đổ của đế quốc Áo – Hung.

Câu 4: Từ năm 1912, sau khi đế quốc Áo – Hung thôn tính nước nào thì tình hình trên bán đảo Balkan trở nên phức tạp?

  1. Tây Ban Nha
  2. Romania
  3. Bosnia và Herzegovina
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Tháng 11/1918 diễn ra sự kiện nào?

  1. Đức kí hiệp ước đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.
  2. Cách mạng tháng Mười Nga thành công. Nga rút khỏi cuộc chiến.
  3. Mỹ tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  4. Bắt đầu trận chiến ở Somme.

Câu 6: Sự kiện nào sau đây diễn ra trước sự kiện “Đức tuyên chiến với Pháp”?

  1. Bắt đầu trận Verdun
  2. Trận Marne.
  3. Đức xâm chiếm Bỉ. Anh tuyên chiến với Đức.
  4. Đức xâm lược Luxembourg

Câu 7: Tình hình nước Nga sau cuộc Cách mạng dân chủ tư sản lần thứ hai (02/1917) là:

  1. Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản.
  2. Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh với Đức và các nước đồng minh của Đức.
  3. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng.
  4. Chế độ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ, nhưng nỗi khổ cực vẫn đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là công nhân, nông dân.

Câu 8: Tháng 07/1917 ở Nga diễn ra sự kiện nào sau đây?

  1. Khi Chính phủ tư sản lâm thời công khai đàn áp các phong trào quần chúng, khủng bố các xô viết, Đảng Bolshevik đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền.
  2. Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ lâm thời hoàn toàn sụp đổ.
  3. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười giành thắng lợi hoàn toàn trên toàn quốc.
  4. Cách mạng dân chủ tư sản Nga lần thứ hai nổ ra và giành thắng lợi.

Câu 9: “Giống như ...(1) chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp ...(2), ...(3) hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên ...(4). Trong lịch sử loài người ...(5) có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế.”

Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  1. mặt trời, sáu châu, khiến, thế giới, chưa từng
  2. mặt trời, năm châu, thức tỉnh, Trái Đất, chưa từng
  3. ngọn lửa, bốn bể, cứu, thế giới, không thể
  4. ngọn lửa, năm bể, đẩy, Trái Đất, không thể

Câu 10: Lenin và đảng Bolshevik quyết định khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền sau khi:

  1. Các đội Cận vệ đỏ được thành lập ngày 7 – 10 (ngày 10 – 10)
  2. Lenin về nước tháng 05/1917
  3. Chính phủ lâm thời xả súng, đàn áp các cuộc biểu tình vào tháng 7 – 1917.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Đêm 24 – 10 (6 – 11) diễn ra sự kiện gì?

  1. Lenin đến điện Smoniyl trực tiếp chỉ huy khởi nghĩa.
  2. Các đội Cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm được những vị trí then chốt ở thủ đô Petrograd như nhà ga, bưu điện, nhà máy điện,...
  3. Chính phủ lâm thời phản công kịch liệt, thế trận tạm nghiêng về phía Chính phủ.
  4. Cả A và B.

Câu 12: Thành viên nào của Chính phủ lâm thời không bị bắt trong đêm 25 – 10 (7 – 11)?

  1. Nga hoàng Nikolai II
  2. Thủ tướng Kerensky
  3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Joseph Joffre
  4. Tổng thống Ewald von Lochow

Câu 13: Bức ảnh sau mô tả sự kiện gì?

  1. Tấn công Cung điện Mùa Đông
  2. Nhân dân Petrograd biểu tình dưới làn đạn súng máy của Chính phủ lâm thời
  3. Nhân dân Moscow diễu hành mừng chiến thắng của đất nước
  4. Đức tấn công Nga năm 1918

3. VẬN DỤNG (10 CÂU)

Câu 1: Nguyên nhân châm ngòi cho sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

  1. Các nước đế quốc mâu thuẫn gay gắt với nhau vì thị trường và thuộc địa.
  2. Anh – Đức tranh chấp nhau quyết liệt về quyền lợi ở Trung Quốc.
  3. Thái tử Áo – Hung bị ám sát ở Serbia.
  4. Đức tuyên chiến với Nga, sau đó là Pháp.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Nếu không xảy ra sự kiện Thái tử Áo – Hung bị sát hại tại Serbia thì cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất không thể xảy ra.
  2. Pháp tuy là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng bị thiệt hại nặng nề.
  3. Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất muộn, giai đoạn đầu chỉ đóng vai trò cung cấp vũ khí cho hai bên tham chiến để thu lợi nhuận.
  4. Là một thuộc địa của Pháp, nhưng tuy ở xa chiến trường chính châu Âu nhưng Việt Nam vẫn ít nhiều bị tác động bởi chiến tranh.

Câu 3:

Trong hình là:

  1. Những người lính Việt Nam bị bắt sang làm lá chắn cho Pháp trong Thế chiến
  2. Những người lính Maroc thuộc quân đội Pháp trong chiến hào ở Verdun
  3. Khung cảnh sinh hoạt của người dân Pháp trong Thế chiến.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Cả hai khối Liên minh và Hiệp ước từ khi thành lập đều ra sức kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chạy đua vũ trang đe dọa lẫn nhau, tìm cớ gây chiến.
  2. Năm 1914, khi cuộc chiến tranh mới bắt đầu, phe Liên minh có thêm Ottoman, Bulgaria.
  3. Năm 1915, Italy rút khỏi khối Liên minh, cùng với phe Hiệp ước chống lại Đức.
  4. Sau này, phe Hiệp ước còn có thêm các đồng minh cùng tham chiến: Nhật Bản (1914), Trung Quốc (1916) và Hàn Quốc (1917).

Câu 5: Đâu không phải hậu quả/tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại?

  1. Tình hình kinh tế, chính trị của châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chiến tranh. Châu Âu bước ra khỏi cuộc chiến với một nền kinh tế kiệt quệ, nhiều nước trở thành con nợ của Mỹ.
  2. Đế quốc Áo – Hung tan rã, bản đồ châu Âu được phân định lại.
  3. Chiến tranh đã thúc đẩy phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản lên một tầm cao mới. Đã đến lúc mà giai cấp vô sản cần phải nắm quyền để giúp thế giới tránh những tai hoạ như khi giai cấp tư sản nắm quyền.
  4. Trong giai đoạn hai của cuộc chiến, Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu một sự chuyển biến lớn lao trong cục diện chính trị thế giới.

Câu 6: Tình hình chính trị đặc biệt ở nước Nga sau cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 là:

  1. Bộ máy chính quyền của giai cấp công nhân, nông dân và binh lính được thiết lập.
  2. Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ cộng hoà tư sản được thiết lập.
  3. Hai chính quyền song song tồn tại – Chính phủ lâm thời tư sản và các xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính.
  4. Nhân dân Nga ủng hộ chính quyền mới tiếp tục tham gia chiến tranh thế giới nhằm giành lại những vùng lãnh thổ đã mất trong chiến tranh.

Câu 7: Đêm 25/10 (07/11 theo dương lịch) năm 1917, một sự kiện vô cùng trọng đại đã diễn ra ở nước Nga là:

  1. V. I. Lenin bí mật từ Phần Lan về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
  2. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của V. I. Lenin, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ thủ đô Petrograd, bao vây Cung điện Mùa Đông.
  3. Chính phủ lâm thời sụp đổ, khởi nghĩa giành thắng lợi ở thủ đô.
  4. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi ở Moscow.

Câu 8: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga?

  1. Giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột.
  2. Đã đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga.
  3. Đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới, đồng thời mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
  4. Tạo điều kiện cho V. I. Lenin thành lập tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân thế giới.

Câu 9: Vì sao đến tháng 03/1917, người dân đã vùng dậy lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng?

  1. Vì họ mong muốn chiến tranh sớm kết thúc và cuộc sống được cải thiện
  2. Vì họ muốn ngôi vị hoàng đế phải do bầu cứ chứ không phải qua việc cha truyền con nối.
  3. Vì họ muốn Nga đánh mạnh hơn ở Thế chiến I.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Trong Cách mạng tháng Mười, đứng về phe của Đảng Bolshevik không có lực lượng nào sau đây?

  1. Đảng Xã hội Cách mạng Cánh tả
  2. Hồng quân
  3. Đại hội Xô viết toàn Nga
  4. Cộng hoà Nga

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Chiến tranh nhanh chóng trở thành cuộc chiến tranh thế giới vì:

  1. Chiến tranh lan rộng nhiều nước châu Âu.
  2. Cuộc chiến tranh đã lôi cuốn 38 nước trên thế giới tham chiến và nhiều thuộc địa cũng bị lôi cuốn vào vòng khói lửa.
  3. Nhiều loại vũ khí hiện đại trên thế giới lúc bấy giờ đều được sử dụng trong chiến tranh.
  4. Tham gia chiến tranh có một số nước châu Âu và cả nước Mỹ ở phía tây bán cầu.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  1. Cuộc chiến tranh này là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới.
  2. Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào cuộc chiến với số lượng người chết trên 19 triệu người, đồng thời có sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất lẫn tinh thần của nhân loại rất sâu sắc và lâu dài.
  3. Khác với các cuộc chiến tranh trước đó, người Âu châu chỉ phải chiến đấu trên chiến trường.
  4. Phụ nữ phải làm việc thay nam giới, đồng thời sự phát triển của công nghệ cũng có ảnh hưởng đến tính chất chiến tranh; có thể thấy sự hiệu quả của không quân và xe tăng trong chiến đấu kể từ cuộc Đại chiến này.

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 8 cánh diều, bộ trắc nghiệm lịch sử và địa lí 8 cánh diều, trắc nghiệm lịch sử 8 cánh diều bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm lịch sử và địa lí 8 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net