Quan sát hình 2, hãy ghi chép sự thay đổi đã xảy ra với nước trong khay.

KHÁM PHÁ

Câu hỏi.

1. Sự chuyển thể của nước

Hoạt động thực hành 1: 

Quan sát hình 2, hãy ghi chép sự thay đổi đã xảy ra với nước trong khay.

Hoạt động thực hành 2: 

Chuẩn bị 1 cốc, đĩa, nước nóng, găng tay vải.

Tiến hành: 

Đeo găng tay.

Rót nước nóng vào cốc (Hình 3a), quan sát và ghi chép hiện tượng xảy ra. 

Úp đĩa vào cốc nước nóng khoảng một phút rồi nhấc đĩa lên (Hình 3b). Quan sát và ghi chép hiện tượng xảy ra ở mặt trong của đĩa.

Từ các hiện tượng quan sát được ở trên, hãy:

Cho biết nước có thể tồn tại ở thể nào.

Chỉ ra sự chuyển thể của nước đã xảy ra trong mỗi hình.

Hoạt động thực hành 3: 

Quan sát hình 4, hãy trả lời các câu hỏi sau đây để hoàn thành sơ đồ mô tả sự chuyển thể của nước. 

Từ còn thiếu ở hình 4b là gì?

Hiện tượng nào tương ứng với các số (1), (2),  (3), (4) mô tả sự chuyển thể của nước?

Câu hỏi vận dụng: 

Quan sát hình 5 và cho biết sự chuyển thể xảy ra trong mỗi hình.

2. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

Hoạt động thực hành 1: 

Quan sát và đọc thông tin trong hình 6.

Hãy cho biết:

Mây được hình thành như thế nào?

Nước mưa từ đâu ra?

Sự chuyển thể nào của nước diễn ra trong tự nhiên? Sự chuyển thể đó có đặp đi lặp lại không?

Vì sao "Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên" quan trọng đối với chúng ta?

Hoạt động thực hành 2: 

Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên theo gợi ý ở hình 7 và hoàn thiện hình bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

Từ nào trong các từ: hơi nước, mây đen, mây trắng, giọt mưa phù hợp với ô chữ A, B, C, D?

Từ nào trong các từ in đậm ở hình 6 phù hợp với các số (1), (2), (3), (4), (5) trên hình 7?

Câu hỏi vận dụng: 

Hãy nói về “vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên” sau khi hoàn thành sơ đồ.

Câu trả lời:

1. Sự chuyển thể của nước

Hoạt động thực hành 1: 

Sự thay đổi đã xảy ra với nước trong khay

a - Nước từ thể lỏng chuyển sang rắn.

b - Nước đá từ thể rắn tan ra chuyển thành thể lỏng.

Hoạt động thực hành 2: 

Từ các hiện tượng quan sát được ở trên

Nước có thể tồn tại ở thể răn, thể lỏng, thể khí.

Hình 3a: Nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

Hình 3b: Hơi nước chuyển từ thể khí sang thể lỏng.

Hoạt động thực hành 3: 

Từ còn thiếu: "Thể lỏng"

Hiện tượng tương ứng là:

(1) - Nóng chảy

(2) - Bay hơi

(3) - Ngưng tụ

(4) - Đông đặc

Câu hỏi vận dụng: 

a - Nóng chảy

b - Đông đặc

c - Ngưng tụ 

d - Bay hơi

2. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

Hoạt động thực hành 1: 

Hơi nước trong không khí lạnh dần, ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ li ti và hợp thành những đám mây trắng.

Những giọt nước lớn trong đám mây đen rơi xuống thành mưa.

Sự chuyển thể của nước diễn ra trong tự nhiên: Mặt trời làm nước nóng lên và bay hơi; hơi nước gặp lạnh ngưng tụ và rơi xuống thành mưa; Sự chuyển thể đó cứ lặp đi lặp lại.

"Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên" quan trọng với chúng ta bởi vì nước rất quan trọng với đời sống con người cũng như những sinh vật trên trái đất, có thể kể đến như: cung cấp nguồn nước cho tưới tiêu và sinh hoạt, các hoạt động thủy điện, thủy lợi; làm cho không khí trong lành hơn, ...

Hoạt động thực hành 2: 

A - hơi nước; B - mây trắng; C - mây đen; D - giọt mưa.

(1) - bay hơi; (2) - ngưng tụ; (3) - tiếp tục ngưng tụ; (4) - mưa; (5) - trở về.

Câu hỏi vận dụng

Trong điều kiện tự nhiên, nước từ mặt đất, sông, hồ, biển,... bay hơi vào trong không khí rồi ngưng tụ thành giọt nước nhỏ li ti. Những giọt nước lớn dần rồi rơi xuống thành mưa và trở về với đất, sông, hồ, biển,... Hiện tượng đó được lặp đi lặp Iại tạo thành "vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên".

Xem thêm các môn học

Giải khoa học 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 5. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com