Quan sát hình 3.3, hãy xác định sai số dụng cụ của hai thước đo

Câu 6. Quan sát hình 3.3, hãy xác định sai số dụng cụ của hai thước đo

Câu 7. Đề xuất những phương án hạn chế sai số trong phép đo

Luyện tập 1. Để đo chiều dài của cây bút bi, em nên sử dụng loại thước nào trong hình 3.3 để có kết quả chính xác hơn ?

Vận dụng 1. . Một bạn chuẩn bị đo khối lượng của một túi trái cây bằng cân như hình 3.4. Hãy chỉ ra những sai số bạn có thể mắc phải. Từ đó nêu cách hạn chế những sai số đó

Luyện tập 2. Giả sử chiều dài của hai đoạn thẳng có giá trị đo được lần lượt là a= 51 $\pm $1 cm và b=49 $\pm $1. Trong các đại lượng được tính theo các cách sau đây, đại lượng nào có sai số tương đối lớn nhất :

A. a+b

B. a-b

C. a x b

D. $\frac{a}{b}$

Vận dụng 2. Bảng 3.4 thể hiện kết quả đo khối lượng của một túi trái cây bằng cân đồng hồ. Hãy xác định sai số tuyệt đối ứng với từng lần đo, sai só tuyệt đối và sai số tương đối của hé đo biết sai số dụng cụ là 0,1kg

Câu trả lời:

Câu 6. Vì thước ở hình a độ chia nhỏ nhất là cm, không có mm nên số liệu đo được khống được chính xác tuyệt đối. Trong khi đó nếu dùng thước b thì sẽ chính xác hơn

a) ĐCNN của thước là 1 cm. Sai số dụng cụ là 0,5 cm.

b) ĐCNN của thước là 0,1 cm. Sai số dụng cụ là 0,05 cm.

(Sai số dụng cụ bằng 1/2 độ chia nhỏ nhất )

Câu 7. Đề xuất :

  • Dụng cụ đo nên được chia thành những độ chia nhỏ nhất nếu được.
  • Phải dùng dụng cụ đo phù hợp với vật được đo
  • Thực hiện phép đo đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
  • Hiệu chỉnh dụng cụ trước khi thực hiện 

Luyện tập 1. Nên dùng thước b vì khi dụng cụ đo có ĐCNN càng nhỏ thì độ chính xác của kết quả đo càng cao.

Vận dụng

  • Sai số hệ thống : Do kết cấu của cái cân, độ chia nhỏ nhất trên cân
  • Sai số dụng cụ : Do góc nhìn của bạn mà nhìn không chính xác số đo ghi trên cân. sai số do đặt lệch đĩa cân 
  • Khắc phục : khi đọc số đo phải chắc chắn là nhìn trực diện với cân và nên cân bằng cân có độ chia càng nhỏ thì sai số càng ít. Đặt đĩa cân thăng bằng

Luyện tập 2. Chọn B

Từ $51\pm 1cm, \overline{a} = 51cm; \Delta a= 1cm $

Từ $49\pm 1cm, \overline{a} = cm; \Delta a= 1cm $

Giờ ta đi xét từng trường hợp :

a. (a+b) có sai số $\frac{\Delta F}{\overline{F}} = \frac{\Delta a+\Delta b}{\overline{a}+\overline{b}}$= $\frac{1+1}{51+49}$ = 0,02 (cm)

b. (a-b) có sai số $\frac{\Delta F}{\overline{F}} = \frac{\Delta a+\Delta b}{\overline{a}-\overline{b}}$= $\frac{1+1}{51-49}$ = 1cm

c. (a.b) có sai số : $\frac{\Delta F}{\overline{F}} =\frac{\Delta a}{\overline{a}}$ = $\frac{1}{51} + \frac{1}{49 }$ = 0,04 cm

d. a:b có sai số giống a.b nên có sai số là 0,04

So sánh kết quả ta chọn 

Vận dụng 2.

Lần đo m(kg) $\Delta m$ (kg)
1 4,2 0,1
2 4,4 0,1
3 4,4 0,1
4 4,2 0,1
Trung bình $\overline{m}$= 4,3 $\overline{\Delta m}$= 0,1
  • Sai số tuyệt đối trung bình của 4 lần đo là : (0,1+0,1 +0,1+0,1 ) : 4= 0,1=>Sai số tuyệt đối của phép đo là : 0,1+0,1 = 0,2
  • Sai số tương đối của phép đo là : ($\frac{0,2}{4,3}$ ) x 100% = 4,65%
  • Kết quả phép đo là : $\overline{m}\pm \Delta m$ = 4,3$\pm $0,2

Xem thêm các môn học

Giải vật lí 10 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net