11. Một số ứng dụng của sinh sản vô tính trong thực tiễn: nhân giống cây trồng bằng các phương pháp như giấm cành, chiết cành, ghép cành, nuôi cấy tế bào/mô ở thực vật.
12. Cơ sở khoa học của các hình thức nhân giống vô tính cây trồng:
- Dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân tế bào và đặc điểm của tế bào thực vật theo nguyên tắc:
- Tính toàn năng của tế bào: mỗi tế bào mang đầy đủ lượng thông tin di truyền của cơ thể và có khả năng phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh.
- Khả năng biệt hóa của tế bào mà một phần cơ quan sinh dưỡng cũng có thể sinh sản được cây giống y hệt cây mẹ.
Luyện tập: Trong thực tiễn, con người sử dụng phương pháp giấm cành, chiết cành, ghép cành đối với những cây trồng:
- Giấm cành: mía, sắn, hoa hồng, khoai lang,...
- Chiết cành: cham, cam, bưởi,...
- Ghép cành: một số cây ăn quả, cây cảnh.
Mở rộng: Trong thực tiễn, nhờ ứng dụng nuôi cấy mô tế bào, nước ta đã nhân giống thành công:
- Các giống cây ăn quả: chuối già Nam Mỹ, chuối sứ, dâu tây chịu nhiệt, dừa, dứa,…
- Các giống cây cảnh có giá trị cao: lan hồ điệp, lan rừng đột biến,… và cây cảnh ngắn ngày: hoa hồng, thược dược, cúc, đồng tiền,…
- Các giống cây dược liệu: đinh lăng, đẳng sâm, sâm Ngọc Linh,…
- Các giống lúa có phẩm chất tốt: lúa Nàng Thơm Chợ Đào, lúa cẩm, lúa nếp nương,…
- Các giống cây lấy gỗ: bạch đàn, keo lai, cẩm lai,...