4. Mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể:
- Các hoạt động sống trong cơ thể có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, đảm bảo sự toàn vẹn, thống nhất giúp cơ thể tồn tại và phát triền.
- Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng,... cho các hoạt động sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng phát triển.
- Ngược lại, các hoạt động này cũng cung cấp nguyên liệu cho quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng diễn ra thuận lợi.
5. Quá trình trao đổi chất ảnh hưởng không bình thường có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sống khác của cơ thể:
- Quá trình trao đổi chất có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau với các hoạt động sống trong cơ thể, giúp chúng ta tồn tại, sinh trưởng và phát triển.
- Khi quá trình trao đổi chất bị rối loạn, các hoạt động sống khác sẽ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động bình thường => Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người.
- Tương tự, nguồn nguyên liệu dùng cho quá trình trao đổi chất cũng không được sử dụng hiệu quả => Các chất dư thừa tồn đọng trong cơ thể là nguyên nhân gây thừa cân, béo phì,...