Soạn chuyên đề học tập ngữ văn 10 CTST phần 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian

Dưới đây là phần hướng dẫn soạn chi tiết cụ thể cho bộ chuyên đè học tập ngữ văn 10 chân trời sáng tạo phần 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian. Lời soạn đưa ra ngắn gọn, cụ thể sẽ giúp ích cho em các em học tập ôn luyên kiến thức tốt, hình thành cho học sinh phương pháp tự học, tư duy năng động sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo

Đọc văn bản : Về đặc điểm của tục ngữ Việt Nam 

1. Nội dung của tục ngữ 

2. Hình thức của tục ngữ 

Câu hỏi 1: Trả lời các câu hỏi dưới đây 

  • Xác định vấn đề được tác giả trình bày trong văn bản trên. Theo bạn, vấn đề đó liên quan đến phạm vi đối tượng nào dưới đây?

 Một tác phẩm văn học dân gian.
 Một thể loại văn học dân gian.
 Một hình tượng hay một chi tiết nghệ thuật trong văn học dân gian.
Một đặc trưng của văn học dân gian.

  • Tục ngữ Việt Nam được tác giả tìm hiểu từ phương diện nào? Mỗi phương diện ấy lại được xem xét từ các yếu tố nào? Hãy tóm tắt nội dung bài viết bằng một sơ đồ.
  • Trong các thao tác dưới đây, những thao tác nào được tác giả sử dụng để triển khai vấn đề?

Phân tích
Tổng hợp
So sánh
Thống kê

  • Thử hình dung về cách làm việc của tác giả để đưa ra những nhận định hay kết luận trong văn bản: tác giả đã tìm hiểu, thu thập thông tin bằng những cách nào (tập hợp, thu thập, phân loại các câu tục ngữ, tham khảo bài viết của người khác, …)?
  • Từ bài viết trên, bạn rút ra được điều gì về các nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian?

Hướng dẫn trả lời: 

  • Đáp án là một thể loại văn học dân gian 
  • Tác giả trình bày tục ngữ Việt Nam ở hai phương diện: nội dung và hình thức. Mỗi phương diện được xem xét từ các yếu tố sau:

Trong phương diện nội dung, tác giả xem xét ở các yếu tố kinh nghiệm về lao động sản xuất, đời sống gia đình, đời sống xã hội.
Trong phong diện hình thức, tác giả xem xét ở các yếu tố: đối, vần, nhịp, thanh điệu. Vần trong tục ngữ chủ yếu là vần lưng với nhiều dạng: cách hai chữ, ba chữ, năm chữ,...

  • Tóm tắt sơ đồ:    

Tóm tắt sơ đồ

  • Các thao tác được sử dụng trong văn bản :

Phân tích: Chia vấn đề (tục ngữ) ra thành các mặt, khía cạnh (hình thức và nội dung) để làm rõ đặc điểm của đối tượng. Trong từng mặt, từng khía cạnh lại tiếp tục chia nhỏ, nêu dẫn chứng và lí giải các chi tiết nhằm giúp người đọc hiểu sâu hơn. Về hình thức tục ngữ, tác giả đã các định nhiều loại vần, đi sâu vào từng trường hợp, có dẫn chứng cụ thể.

Tổng hợp: Sau khi phân tích các mặt biểu hiện của nội dung tục ngữ, tác giả có tổng hợp lại thành một ý khái quát ở cuối đoạn 2. Hoặc là, sau khi phân tích nội dung các câu tục ngữ về khí tượng, về việc đời và lao động, cô đọng thành những Phương châm, tác giả tổng hợp lại trong câu: “Đó là đặc điểm của tục ngữ: nội dung của nó khác với ca dao và dân ca, hầu hết đều là những bài do cảm xúc mà có”.

So sánh: Trong phần cuối, sau khi phân tích nội dung và hình thức tục ngữ, tác giả đã đối chiếu ca dao với tục ngữ để làm rõ sự ra đời sớm của lục ngữ.

Thống kê: Để tăng thêm phần thuyết phục và cung cấp tri thức cho người đọc, VB đã dùng cách liệt kê những trường hợp các câu tục ngữ có vần liền kề nhau: sa - gà; tật -giật, treo – mèo, đặc – mặc,...

  • Cách làm việc của tác giả như sau :

Tác giả phải thu thập, phân loại các câu tục ngữ theo nhiều yêu cầu như tập hợp, phân nhóm câu để khảo sát về nội dung, hình thức.
Tìm các ví dụ câu tương ứng với các dạng thức gieo vần, ngắt nhịp, phối thanh.
 Liên hệ trích dẫn thể loại khác; trích dẫn ý kiến của các nhà nghiên cứu khác hay của mình từ các bài viết khác.

  • Khi nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian chúng ta cần : 

Xác định vấn đề nghiên cứu

Xây dựng dàn ý, đề cương nghiên cứu.

 Vận dụng các phương pháp nghiên cứu

Xác định cách tiến hành và viết báo cáo kết quả nghiên cứu.

I.Khái quát về vấn đề văn học dân gian 

1. Văn học dân gian 

2. Vấn đề văn học dân gian 

II. Tìm hiểu cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian 

1. Xác định đề tài, mục đích và lập kế hoạch nghiên cứu 

a. Xác định đề tài 

b. Xác định mục đích, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 

c. Lập kế hoạch nghiên cứu 

2. Thu thập thông tin đề tài, vấn đề nghiên cứu 

a. Thu thập thông tin từ các tài liệu 

b. Thu thập thông tin qua tìm hiểu, phỏng vấn chuyên gia 

Câu hỏi 2: Trả lời các câu hỏi dưới đây Bài phỏng vấn có mấy phần? Nội dung từng phần là gì?

  • Bài phỏng vấn được thực hiện trong bối cảnh nào, nhằm mục đích gì?
  • Vì sao phóng viên chọn người trả lời phỏng vấn là PGS. Chu Xuân Diên?
  • Nhận xét về cách đặt một câu hỏi và bố trí các câu hỏi của phóng viên.

Hướng dẫn trả lời: 

  • Bài phỏng vấn có hai phần:

Quan điểm của PGS. Chu Xuân Diên về cuộc tranh luận quanh cái kết của truyện Tấm Cám tróng SGK lớp 10.

Đề xuất của PGS. Chu Xuân Diên về cách xử lí các vấn đề dễ gây tranh luận kiểu như truyện Tấm Cám.

  • Tháng 11 – 2011, dư luận xôn xao về việc SGK Ngữ văn 10 đã thay đổi đoạn kết trong câu chuyện cổ tích quen thuộc Tấm Cám. Với nhiều ý kiến trái chiều xuất hiện trên báo chí, PV đã thực hiện hỏi ý kiến chuyên gia nhằm mục đích có cái nhìn rõ ràng, thấu dáo và mang tính khoa học hơn về vấn đề.
  • Vì PGS Chu Xuân Diên là người có học vị cao trong ngành, người đã từng công tác và có vị trí ảnh hưởng trong lĩnh vực nghiên cứu (nguyên Trưởng bộ môn Văn hoá dân gian, Trường Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn). Đồng thời là người có chuyên môn cao (Phó Giáo sư) và có nhiều kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu văn học dân gian) nên đủ vị thế chuyên gia để trả lời các vấn đề còn nhiều quan điểm trái chiều đồng thời đưa ra các quan điểm của mình sau nhiều năm công tác nghiên cứu và giảng dạy của mình.
  • Để tiến hành phỏng vấn, bạn cần chuẩn bị trước các câu hỏi, ghi thành Phiếu hỏi chuyên gia để tránh thiếu thông tin hoặc lệch mục tiêu khi phỏng vấn. Có thể phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, email hoặc các phương tiện khác với sự đồng ý của chuyên gia.

Khi đặt một câu hỏi, người hỏi dùng các đại từ phù hợp để xung hố (ông) nhằm trong tác và kết nối với người trả lời. Ngôn từ có chú ý tính lịch sự, đúng vị thế của người trả lời.

 Việc bố trí câu hỏi được tính toán kĩ, nội dung vấn đề đang có mâu thuẫn được hỏi trước để chuyên gia lí giải nguyên nhân. Sau đó, đặt câu hỏi để tìm ra giải pháp cho việc ấy và những việc tương tự trong tương lai.

Câu hỏi 3 : Trả lời các câu hỏi dưới đây : 

  • Bản ghi chép trên ghi lại những loại nội dung gì? Theo bạn, các nội dung ghi chép ấy có thể giúp ích gì cho việc nghiên cứu các tác phẩm Chuyện bốn anh tài và hoàng tử Pras Thôn?
  • Loại nội dung được ghi trong Diễn biến của hoạt động kể - nghe kể (cột bên trái), cột Văn bản qua lời kể (cột bên trái), cột Văn bản qua lời kể (cột bên phải) và các ô Theo dõi, cảm nhận (từ 1 đến 5) khác nhau như thế nào?
  • Tìm đọc Chuyện bốn anh tài và hoàng tử Pras Thôn được in trong sách và trả lời các câu hỏi:

a. Thông tin thu được qua ghi chép trải nghiệm khác như thế nào so với một truyện kể in thông thường?

b. Bản ghi chép trải nghiệm này có thể mang đi in để cho độc giả thưởng thức hay không? Vì sao?

  • Bạn rút ra lưu ý gì về yêu cầu trải nghiệm và cách ghi chép tư liệu trong nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian?Bạn hãy dùng mẫu phiếu ghi chép trải nghiệm sau đây để ghi chép lại một sự kiện văn hóa mà bạn trực tiếp tham gia. Có thể dùng các phương tiện ghi âm hay ghi hình để sau đó chép lại thành văn bản, những suy nghĩ và cảm xúc bạn nên ghi tại chỗ xảy ra sự kiện.

PHIẾU GHI CHÉP TRẢI NGHIỆM THỰC TIỄN 

Miêu tả bối cảnh:

- Thời gian, địa điểm:
- Mục đích trải nghiệm:
- Thành phần tham gia:.................................; thông tin...........................
- Tình huống tạo nên câu chuyện/ sự việc:

Kết cấu sự việc

Cảm nhận

Văn bản

 

 

 

Hướng dẫn trả lời: 

  • Bản ghi chép ghi lại loại nội dung truyện kể dân gian theo cách thức trải nghiệm thực tiễn. Bên cạnh nội dung kể còn có miêu tả hoàn cảnh xảy ra việc kể chuyện, thái độ của người nghe kể và suy nghĩ của người ghi chép.Việc ghi chép ấy giúp cho việc nghiên cứu trở nên đa dạng, đúng với bản chất của văn học dân gian (tổn tại trong môi trường cụ thể, trực tiếp). Ghi lại cảm nhận tức thời của sự việc đang diễn ra giúp cho phần phân tích, lí giải của HS có chiều sâu và mang đậm cảm xúc thẩm mĩ.
  • Nội dung :

 Cột Diễn biến của hoạt động kể – nghe kể ghi lại những hành động, cảm xúc, thái độ, lời nói trao đổi của người kể và người nghe kể Những yếu tố này có sự tác động hoặc góp phần lí giải nội dung câu chuyện.

 Cột VB qua lời kể: sản phẩm thể hiện nội dung của câu chuyện được kể Đây là phần VB thường dùng để in và lưu trữ.

 Ô Theo dõi, cảm nhận: ghi lại sự lĩgiải cá nhân người ghi chép về một chi tiết nào đó trong quá trình tương tác giữa người kể và người nghe. Ngoài ra, những cảm xúc, nhận định ngay lúc sự việc đang diễn ra cũng là những điều được ghi nhận giúp cho quá trình lí giải sau này sâu sắc hơn.

  • Các câu hỏi 

a) Thông tin được ghi chép khác với truyện kể in thông thường ở chỗ: ngoài VB còn có thêm các yếu tố cấu trúc lời nói, hoạt động giao tiếp, tâm li, cảm xúc người kể và người nghe cùng với cảm nhận của người ghi chép. Những yếu tố này làm cho bản ghi chép có vẻ "rườm rà” hơn nhưng chứa nhiều thông tin hon,

b) Bản ghi chép này không thể mang đi in để độc giả thưởng thức. Vì nó chỉ phục vụ tốt nhất cho hoạt động nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian. Nếu muốn in, cần được biên tập theo một hình thức thích hợp.

  • Lưu ý 

 Chuẩn bị ghi chép lại loại nội dung truyện kể dân gian qua cách thức trải nghiệm thực tiễn theo mẫu gồm các yếu tố:

 Diễn biến hoạt động kể - nghe kể

 VB qua lời kể;

Theo dõi cảm nhận.

Khi tham gia trải nghiệm cần lưu ý để ghi chép cả ba yếu tố. Nếu thấy khó khăn, có thể sử dụng thiết bị để hỗ trợ ghi âm, ghi hình,... Sau đó sẽ chép lại phần VB, còn phần diễn biến và cảm nhận thì phải ghi ngay tại hiện trường.

Cần chú ý VB phải trung thực với lời kể, cảm nhận phải trung thực với bản thân mình. Nếu làm việc nhóm, có thể phân công nhau mỗi người một nhiệm vụ: người ghi nhận VB, người miêu tả hoạt động và cảm nhận... Sau đó sẽ đối chiếu, so sánh khi tiến hành các bước nghiên cứu, lập hồ sơ.

3. Xử lí, tổng hợp thông tin 

a. Xử lí thông tin 

b. Lập hồ sơ tài liệu 

III. Bài tập thực hành 

Câu hỏi 4 : Xác định vấn đề nghiên cứu: Sau đây là một số lĩnh vực/ mảng/ vấn đề thuộc văn học dân gian cho sẵn, bạn hãy viết nó thành đề tài nghiên cứu:

Đối tượng/ phạm vi nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu của tôi

Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

 

Phép màu trong truyện cổ tích truyền kì

 

Hình tượng người phụ nữ

 

Công thức “ chiều chiều” trong ca dao

 

Sức sống của dân tộc

 

 

Hướng dẫn trả lời: 

Đối tượng/ phạm vi nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu của tôi

Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

 Lịch sử và hư cấu trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

Phép màu trong truyện cổ tích truyền kì

Phép màu và khát vọng của người cùng khổ trong truyện cổ tích  

Hình tượng người phụ nữ

Hình tượng người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ và Trung Bộ 

Công thức “ chiều chiều” trong ca dao

Sự biến đổi của công thức " chiều chiều" trong ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ  

Sức sống của dân tộc

Sức sống của dân tộc trong nhóm giai thoại về Nguyễn Đình Chiểu 

 

Câu 5 : Chọn trong số các đề tài đã được thầy cô và các bạn góp ý để viết mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu vào bảng dưới đây : 

Đề tài nghiên cứu

 

Mục đích nghiên cứu

 

Câu hỏi nghiên cứu

 

Giả thuyết nghiên cứu

 

Hướng dẫn trả lời: 

Đề tài nghiên cứu

 Hình tượng người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ và Trung Bộ 

Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu đặc điểm của người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ trong sự so sánh với ca dao Trung Bộ  

Câu hỏi nghiên cứu

 Hình tượng người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ có đặc điểm khác với hình tượng người phụ nữ trong ca dao Trung Bộ hay không?

Giả thuyết nghiên cứu

Hình tượng người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ có đặc điểm khác với hình tượng người phụ nữ trong ca dao Trung Bộ 

 

Câu 6: Bạn hãy dùng biểu bảng để lập kế hoạch nghiên cứu 

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Đề tài : ........................................................................................................................

Mục đích nghiên cứu: .................................................................................................

Câu hỏi nghiên cứu: ....................................................................................................

Giả thuyết nghiên cứu: ...............................................................................................

Thời gian

Công việc

Địa điểm

Phụ trách

Sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hướng dẫn trả lời: 

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu: Hình tượng người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ và ca dao Trung Bộ.

Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu đặc điểm của hình tượng người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ trong sự đối sánh với ca dao Trung Bộ.

Câu hỏi nghiên cứu: Hình tượng người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ có đặc điểm khác với hình tượng trong ca dao Trung Bộ hay không?

Giả thuyết nghiên cứu: Hình tượng người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ có đặc điểm khác với ca dao Trung Bộ.

Thời gian

Công việc

Địa điểm

Phụ trách

Sản phẩm

3 ngày

Lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ

Lớp học

Trưởng nhóm

Bản kế hoạch

2 tuần

Đọc tài liệu

Thư viện, internet

Nhóm 1

Các phiếu đọc sách, ghi chép, sơ đồ tư duy, ghi chép Cornell

Phỏng vấn chuyên gia

Đặt hẹn

Nhóm 2

Phiếu hỏi chuyên gia

Trải nghiệm diễn xướng ca dao vùng biển miền Trung và Nam Bộ

Nơi diễn ra sự kiện

Nhóm 3

Phiếu ghi chép trải nghiệm

1 tuần

Lập hồ sơ

Lớp học

Thư kí

Tập hồ sơ

2 tuần

Viết báo cáo

Tự chọn

 Các nhóm và nhóm thư kí

Báo cáo

1 tuần

Trình bày kết quả

Lớp học

Đại diện nhóm

Buổi thuyết trình

Tìm kiếm google: giải sgk ngữ văn 10 sách mới, giải ngữ văn 10 chân trời sáng tạo, giải ngữ văn 10 ctst, giải ngữ văn 10 CTST phần 1, giải phần 1 tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com