Soạn chuyên đề học tập ngữ văn 10 CTST phần 2: Viết báo cáo và thuyết trình kết quả nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian

Dưới đây là phần hướng dẫn soạn chi tiết cụ thể cho bộ chuyên đè học tập ngữ văn 10 chân trời sáng tạo phần 2: Viết báo cáo và thuyết trình kết quả nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian. Lời soạn đưa ra ngắn gọn, cụ thể sẽ giúp ích cho em các em học tập ôn luyên kiến thức tốt, hình thành cho học sinh phương pháp tự học, tư duy năng động sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo.

I. Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian

1. Đọc ngữ liệu tham khảo, tìm hiểu cách viết báo cáo 

Câu hỏi 1 : Trả lời câu hỏi 

  • Bài báo cáo nghiên cứu về vấn đề gì? Câu hói nghiên cứu là gì?
  • Tóm tắt ý chính của bài báo cáo. Từ đó, bạn hãy nhận xét về bố cục của bài báo cáo.
  • Nội dung chính của phần Tóm tắt và Kết luận là gì?
  • Bài báo cáo đã sử dụng hai thao tác nghiên cứu là thao tác tổng hợp lí thuyết; thao tác phân tích và tổng hợp. Hai thao tác này được thể hiện như thế nào trong bài báo cáo trên?
  • Bạn hãy nhận xét về cách sử đụng cước chú và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong bài báo cáo trên.
  • Từ bài báo cáo, bạn hãy nêu cú pháp trình bày và cách thức sắp xếp tài liệu tham khảo.
Hướng dẫn trả lời: 
  • Bài báo cáo nghiên cứu về các phương thức biểu đạt trong câu đố và hát đố dân gian về tự nhiên của các dân tộc miền núi phía Bắc. Câu hỏi nghiên cứu: Câu đố, hát dân gian về tự nhiên của các dân tộc miền núi phía bắc có đặc điểm gì về phương thức biểu đạt?
  • Tóm tắt ý chính như sau : 

Thứ nhất, Cơ sở lí luận nội dung chính: Khái niệm câu đố. dân gian, hát đổ dân gian, phương thức biểu đạt; ý nghĩa của việc tìm hiểu phương thức biểu đạt của câu đó, hát đổ dân gian về tự nhiên của một số dân tộc miền núi phía Bắc.

Thứ hai, Câu đố khám phá hiện thực bằng trực giác và liên tưởng nội dung chính: Nhờ cách chuyển nghĩa độc đảo, có cơ sở trực giác và liên tưởng, những câu đố dân gian của một số dân tộc miền núi phía Bác đã giúp người đọc khảm phá được đặc điểm của tự nhiên (qua cách nhìn, cách cảm của tác giả dân gian).

Thứ ba, Hát Đố - lối biểu đạt đồng hành lí trí và cảm xúc nội dung chính: Hát đó có phương thức biểu đạt gán liền với các hình thức đổi đáp giao duyên, thử tài của nhân dân, do vậy thường chọn những lối biếu đạt giàu tính lí trí, logic, sảng tạo bắt ngờ, qua đó, tạo báu không khí hoà hợp, nghĩa tình.

Thứ tư, Kết luận nội dung chính: Khẳng định sự độc đáo, thú vị trong phương thức biểu đạt của câu đố, hát đố về tự nhiên của một số dân tộc miền núi phía Bắc; giá trị thẩm mi của các hình thức diễn xướng dân gian này.

  • Nội dung chính của phần Tóm tắt: nêu bối cảnh, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Nội dung chính của phần Kết luận: khái quát lại kết quả nghiên cứu; trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra ở đầu bài.
  • Hai phương pháp nghiên cứu trong bài báo cáo được thể hiện như sau:

 Phương pháp tổng hợp lý thuyết: đọc các tài liệu nghiên cứu để tổng hợp khái quát khái niệm câu đố dân gian, hất đổ dân gian, phương thức biểu đạt, thể hiện trong mục 1 của bài báo cáo.

Phương pháp phân tích và tổng hợp phần tích những câu đố dân gian, câu hát đố dân gian cụ thể của một số dân tộc miền núi phía Bắc, từ đó khái quát, tổng hợp những phương thức biểu đạt đặc trưng của các hình thức diễn xuống dân gian này, nhận xét, đánh giá về giá trị biểu đạt và thẩm mĩ của chúng. Phương pháp này thể hiện chủ yếu ở mục 2 và mục 3 của bài báo cáo.

  • Các cước chú và phương tiện phi giao tiếp ngôn ngữ được sử dụng phù hợp, liên kết với nội dung của bài báo cáo; góp phần bổ sung thông tin để làm rõ nội dung kết quả nghiên cứu.
  • Các tài liệu tham khảo trong bài báo cáo là dạng tài liệu sách giấy đã được xuất bản, được sắp xếp theo tên tác giả (trình tự ABC). Cú pháp trình bày các mục tài liệu tham khảo Tên tác giả (năm xuất bản), Tên Sách, NXB, Nơi xuất bản

2. Thực hành viết báo cáo theo quy trình 

Bài tập thực hành 

Câu hỏi 2 : Bạn hãy tóm tắt quy trình viết bài báo cáo kết quả nghiên cứu văn học dân gian theo mẫu sau:

Quy trình viết

Thao tác cần làm

Điều cần lưu ý

Bước 1 : Chuẩn bị

 

 

Bước 2 : Tìm ý và lập dàn ý

 

 

Bước 3: Viết bài

 

 

Bước 4: Xem lại,chỉnh sửa bài viết và rút ra kinh nghiệm

 

 

Hướng dẫn trả lời: 

Quy trình viết

Thao tác cần làm

Điều cần lưu ý

Bước 1 : Chuẩn bị

  • Xác định đề tài, mục đích viết, đối tượng người đọc
  • Lập danh mục tài liệu tham khảo
  • Chú ý đến cách công bố, đối tượng người đọc để chọn cách viết phù hợp
  • Cần đảm bảo trình bày tài liệu tham khảo đúng quy cách ( xem SGK tr.35 – tr.36)

Bước 2 : Tìm ý và lập dàn ý

  • Tìm ý dựa vào kết quả nghiên cứu đã thu nhận
  • Sắp xếp các ý tìm được theo trình tự hợp lý, lập dàn ý cho bài báo cáo.
  • Có thể tìm ý dựa vào mẫu hướng dẫn trong SGK tr.36.
  • Dàn ý một bài báo cáo kết quả nghiên cứu gồm: nhan để, tóm tắt, cơ sở lí thuyết, nội dung kết quả nghiên cứu, kết luận, tài
  • liệu tham khảo.
  • Cần lập luận điểm/ để mục khi trình bày nội dung kết quả nghiên cứu, đảm bảo tính logic, liên kết của các luận điểm/ để mục.

Bước 3 : Viết bài

  • Từ dàn ý đã lập, viết bài báo cáo hoàn chỉnh
  • Ngôn ngữ bài báo cáo cần khách quan, phù hợp với bài báo cáo khoa học.
  • Nhan đề ngắn gọn, súc tích, nêu được vấn đề chung của bài báo cáo, có từ khoá
  • của để tài.
  • Phần Tóm tắt cần nêu được một số nội dung: bối cảnh nghiên cứu, mục đích, cách tiếp cận, kết quả nghiên cứu.
  • Sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ phù hợp để hỗ trợ cho bài báo cáo.

Bước 4 : Xem lại, chỉnh sửa bài viết và rút ra kinh nghiệm

  • Sau khi viết xong, đọc lại bài báo cáo của mình và chỉnh sửa.
  • Ghi lại những kinh nghiệm rút ra sau khi viết bài báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian.
  • Sau khi chỉnh sửa, công bố bài báo cáo, nhận phản hồi và tiếp tục chỉnh sửa cho bài viết thêm hoàn thiện.

 

  • Thực hiện dựa vào Bảng kiểm bài báo cáo kết quả nghiên cứu vấn đề văn học dân gian trong SGK

Câu hỏi 3 : Từ kết quả nghiên cứu vấn đề văn học dân gian bạn đã thu nhận được, hãy tìm và lập dàn ý cho bài báo cáo, chia sẻ với các thành viên trong lớp để cùng góp ý, chỉnh sửa. Khi chia sẻ, tập trung góp ý tính logic của các luận điểm/ đề mục.

Hướng dẫn trả lời: 

  • Mở bài: Xác định được vấn đề của bài báo cáo
  • Thân bài:

Xác lập các luận điểm chính

Tìm ra các luận cứ, các dẫn chứng minh họa cho các luận điểm

Đưa ra ví dụ minh họa.

  • Kết bài:

Khái quát được vấn đề cần báo.

Đưa đề mục cho bài báo cáo.

Câu hỏi 4 : Viết phần Tóm tắt cho bài báo cáo, sau đó trao đổi với các thành viên khác trong lớp để cùng góp ý, chỉnh sửa.

Hướng dẫn trả lời: 

  • Tập trung vào luyện tập kĩ năng viết phần Tóm tắt bằng cách trả lời các câu hỏi:

Hiện tượng này dẫn đến vấn đề nào?

Hoàn cảnh nào tác động đến vấn đề nghiên cứu?

Bạn nghiên cứu vấn đề này nhầm mục đích gì? Đề tài mang lại những kiến thức nào mới mẻ?

Bạn đã sử dụng phương pháp nào để nghiên cứu nó?

Kết quả nhận được sau khi làm là gì?

  • Phần cuối của báo cáo nghiên cứu đã

    Tổng kết lại những thông tin thu thập được khi nghiên cứu ngôn ngữ trong chèo,
    Nhắc đến những vấn đề nghiên cứu chèo chưa được giải quyết,
    Cuối cùng là thông tin về những tài liệu tham khảo dùng trong nghiên cứu.
    Phần cuối không có danh mục tài liệu tham khảo, từ đó cho thấy người viết báo cáo này có kiến thức rất tốt về chèo và chủ động, tích cực, không dựa dẫm vào các nguồn tài liệu có sẵn.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com