Soạn chuyên đề học tập ngữ văn 10 CTST phần 2: Tổ chức xây dựng kịch bản và tập diễn xướng

Dưới đây là phần hướng dẫn soạn chi tiết cụ thể cho bộ chuyên đè học tập ngữ văn 10 chân trời sáng tạo phần 2: Tổ chức xây dựng kịch bản và tập diễn xướng. Lời soạn đưa ra ngắn gọn, cụ thể sẽ giúp ích cho em các em học tập ôn luyên kiến thức tốt, hình thành cho học sinh phương pháp tự học, tư duy năng động sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo.

I. So sánh văn bản truyện Chuyện người con gái Nam Xương và kịch bản chuyển thể 

1. Đọc truyện 

2. Đọc kịch bản chuyển thể 

Câu hỏi 1 : Trả lời câu hỏi dưới đây

  • So sánh truyện Chuyện người con gái Nam Xương và kịch bản Người con gái Nam Xương qua các nội dung theo mẫu : 
Nội dung so sánh 

Truyện

Kịch bản

 Mức độ thay đổi

Số lượng nhân vật

 

 

 

Xung đột

 

 

 

Cách dẫn dắt và giải quyết xung đột

 

 

 

Trình tự xuất hiện của các sự kiện

 

 

 

Ngôn ngữ

 

 

 

Kết thúc

 

 

 

.................

 

 

 

Từ kết quả so sánh, hãy rút ra một số lưu ý về cách thức chuyển thể một tác phẩm văn học thành kịch bản.

  • Cách biểu thị và các chỉ dẫn sân khấu trong văn bản kịch Người con gái Nam Xương có gì giống và khác so với màn VI, kịch bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt? Sự so sánh trên mang lại cho bạn thu hoạch gì về quy cách trình bày một văn bản kịch?
  • Trong kịch bản Người con gái Nam Xương, câu chuyện về nỗi oan của Vũ Thị Thiết được “kể lại” bằng cách nào? Theo bạn, đó có phải là một cải biên đáng ghi nhận của kịch bản này?
  • Dựa vào đoạn kết văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (tù câu “Lúc đến nhà, Phan đem chuyện kể lại với họ Trương” đến hết truyện), bạn hãy viết một màn kết khác, sát hơn với kết thúc trong văn bản truyện so với đoạn kết trong kịch bản trên.

Hướng dẫn trả lời: 

  • Kết quả so sánh:

Nội dung so sánh

Truyện

Kịch bản

Mức độ thay đổi

Số lượng nhân vật

Vũ Nương, Trương Sinh, Đản, người mẹ, Linh Phi, Phan Lang

Vũ Nương, Trương Sinh, bé Đản, Linh Phi, Phan Lang, binh lính, tướng quân

Không nhiều

Xung đột

Chiếc bóng trên tường

Chiếc bóng trên tường

Không thay đổi

Cách dẫn dắt và giải quyết xung đột

Mâu thuẫn – Xung đột – Giải quyết xung đột

Mâu thuẫn – Xung đột – Giải quyết xung đột

Không thay đổi

Trình tự xuất hiện của các sự kiện

Xuất hiện lần lượt

Đảo trật tự các sự kiện (Vũ Nương ở dưới nước, kể lại câu chuyện quá khứ của mình..)

Nhiều

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ truyện

Ngôn ngữ kịch

Nhiều

Kết thúc

Vũ Nương gieo mình xuống bến Hoàng Giang

Vũ Nương gieo mình xuống bến Hoàng Giang

Không thay đổi

 

 

 

Lưu ý về cách thức chuyển thể một tác phẩm văn học thành kịch bản:

Có thể thêm/bớt nhân vật nhưng phải đảm bảo các tuyến nhân vật chính.

Thay đổi trình tự các sự kiện, kết thúc.

Ngôn ngữ phải mang đậm tính cá thể, gần gũi với đời thường.

Mức độ cải biên nhiều hay ít phụ thuộc vào mục đích và ý đồ nghệ thuật của người biên kịch.

  • Một số điểm giống và khác nhau:

Giống nhau: Gợi ý về diễn xuất, bố trí sân khấu, mô tả không gian, thời gian,…

Khác nhau:

Tên kịch bản

Thể loại

Tên tác phẩm văn học được chuyển thể sang kịch bản sân khấu đặt ở đầu kịch bản…

Quy cách trình bày một kịch bản: ghi nhan đề kịch bản, tiêu đề các màn, lời hướng dẫn diễn xuất, gợi ý âm thanh, ánh sáng, bố trí sân khấu,…

  • Những đoạn trần thuật trong truyện được cải biên thành những lời hát ru kết hợp múa, gợi ý bố trí sân khấu, âm nhạc, ánh sáng,… trong kịch bản sân khấu. Điều này tạo nên sự sống động, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người xem, truyền tải thông điệp của kịch bản,…
  • Màn kết thúc câu chuyện : 

Xác định số lượng nhân vật và viết lời thoại, gợi ý diễn xuất cho các nhân vật trong màn kết, bao gồm: Phan Lang, Trương Sinh, Vũ Nương,…

       Nội dung kịch bản bám sát kết thúc văn bản truyện:

Lúc đến nhà, Phan đem chuyện kể lại với Trương Sinh.

Ban đầu Trương không tin nhưng sau khi nhận được chiếc hoa vàng, Trương bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang.

Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa giữa dòng, theo sau có cờ tán, võng lọng,… tạ từ rồi biến mất.

II. Quy trình xây dựng kịch bản sân khấu và tập diễn xuất 

1. Hình thành ý tưởng 

2. Lập dàn ý cho kịch bản 

3. Viết kịch bản sân khấu 

4. Tập diễn xuất và chỉnh sửa kịch bản 

III. Thực hành xây dựng kịch bản sân khấu và tập diễn xuất 

1. Bài tập thực hành viết kịch bản sân khấu 

Câu hỏi 2 : Lập dàn ý cho kịch bản chuyển thể từ một trong những tác phẩm văn học sau:

+ Sự tích Hồ Gươm, Bánh chưng, bánh giầy (Ngữ văn 6, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021): lưu ý hai sự kiện chính là mượn gươm và trả gươm trong Sự tích Hồ Gươm và chuỗi sự kiện các hoàng tử đua tranh dự thi làm mâm cỗ, Lang Liêu được thần báo mộng; sự hài lòng truyền ngôi cho Lang Liêu của Vua Hùng.

+ Đất rừng phương Nam - Đoàn Giỏi, Giang - Bảo Ninh, Buổi học cuối cùng - An-phông-xơ Đô-đê, Lời má năm xưa - Trần Bảo Định,… (Ngữ văn 10, tập hai, bộ sách Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022)

+ Một tác phẩm văn học do bạn lựa chọn.

- Sử dụng bảng kiểm dưới đây để tự kiểm tra kĩ năng lập dàn ý cho kịch bản văn học của bạn: ( tham khảo sách chuyên đề tr. 68) 

Hướng dẫn trả lời: 

  • Mở bài: Giới thiệu được tác phẩm Sự tích Hồ Gươm.
  • Thân bài:

- Nhan đề kịch bản: Sự tích Hồ Gươm

- Kịch bản sân khấu gồm: 2 cảnh

+ Cảnh mượn gươm

+ Cảnh trả gươm

- Những sự kiện ở các cảnh được sắp xếp theo trình tự thời gian.

- Cảnh Lê Lợi nhận được gươm thần đảm nhiệm vai trò nút thắt mâu thuẫn, xung đột. Lê Lợi nhận được lưỡi gươm thông qua Lê Thận - một thành viên của nghĩa quân Lam Sơn (trước đó làm nghề đánh cá, đã kéo lưới được một lưỡi gươm) và trực tiếp lấy chuôi gươm trên ngọn cây đa. Sau đó, Lê Lợi tra lưỡi gươm vào chuôi thì vừa như in. Lê Thận đã tự nguyện dâng thanh gươm cho Lê Lợi.

- Cảnh cuộc chiến kết thúc, trao trả gươm đảm nhiệm vai trò gỡ nút thắt mâu thuẫn, xung đột.

- Thông điệp muốn truyền tải đến người xem:

+ Ca ngợi người anh hùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã có công giết giặc, cứu nước.

+ Giải thích tên gọi của một di tích lịch sử - văn hóa Hồ Gươm.

+ Khẳng định sức mạnh của chính nghĩa…

- Dự trù những đạo cụ, hình dung cách sắp xếp bố cục sân khấu để làm nổi bật thông điệp.

+ Đạo cụ: Lưỡi gươm, chuôi gươm, rùa Vàng, lưới đánh cá, phục trang nhân vật,…

+ Bố cục sân khấu: Trên sông nước, trong nhà, giữa hồ,… (tái hiện được không gian, thời gian đặc trưng trong truyền thuyết)

  • Kết bài: Khẳng định lại thông điệp thông qua tác phẩm vừa chuyển thể.

Câu hỏi 3 : Hãy viết các lời chỉ dẫn sân khấu (hướng dẫn về diễn xuất cho diễn viên), chỉnh sửa các lời thoại trong trích đoạn dưới đây (nếu cần), đặt nhan đề, ghi các thông tin chỉ dẫn cần thiết,… để có một màn kịch phù hợp với yêu cầu trình diễn:

“Nhà Mtao Mxây cột sàn hiên đẽo hình mặt trăng, đầu cầu thang đều đẽo hình chim ngói. Ngôi nhà của lão tù trưởng nhà giàu này quả là đẹp thật. Cầu thang rộng một lá chiếu, người nối đuôi nhau lên xuống mà khiêng một ché đuê vẫn không sợ chật.

Đăm Săn: - Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách người đọ dao với ta đấy!

Mtao Mxây: - Ta không xuống đâu diêng ơi! Tay ta đang còn bận ôm vợ (của) hai chúng ta ở trên nhà này cơ mà.

Đăm Săn: - Xuống, diêng! Xuống, diêng! Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiện của nhà ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của nhà người chẻ ra kéo lửa, ta hun cái nhà của ngươi cho mà xem!

Mtao Mxây: - Khoan, diêng, khoan! Để ta xuống. Ngươi không được đâm ta khi ta đang đi xuống đó, nghe!

Đăm Săn: - Sao ta lại đâm ngươi khi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến cả con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta còn không thèm đâm nữa là!

Mtao Mxây: - Ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm.

Đăm Săn: - Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi nhỉ? Ngươi xem, đến con trâu của nhà ngươi trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là!

Thế là Mtao Mxây phải đi ra. Bà con xem, khiên hắn tròn như đầu cú. Gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng. Trông hắn dữ tợn như một vị thần. Hắn đóng một cái khố sọc gấp bó múi, mặc một cái áo dày nút, đi từ nhà trong ra nhà ngoài, dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo, giữa một đám đông mịt mù như trong sương sớm.

Đăm Săn: - Ngươi múa trước đi, ơ diêng!

Mtao Mxây: - Ngươi mới là người múa trước, ơ diêng! Ta như gà làng mới mọc cựa kliê, như gà mới mọc cựa êchăm, chưa ai dẫm phải mà đã gãy mất cánh.

Đăm Săn: - Ngươi cứ múa đi, ơ diêng!

Mtao Mxây rung khiên múa vậy. Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô. Hắn múa một mình, Đăm Săn không nhúc nhích.

Đăm Săn: - Ngươi múa một mình, múa kêu lạch xạch như quả mướp khô. Miếng múa ấy ngươi học ai vậy? Ngươi múa chơi đấy phải không, diêng?

Mtao Mxây: - Ta học ai à? Có cậu, ta học cậu. Có bác, ta học bác. Có thần Rồng, ta học thần Rồng.

Đăm Săn: - Thế ư? Ta thì đâu có cậu mà học cậu, đâu có bác mà học bác. Chỉ có hai ta đây, ngươi múa đi ta xem nào!

Mtao Mxây: - Thế ngươi không biết ta đây là một người đã quen đi đánh thiên hạ, bắt tù binh, xéo nát đất đai thiên hạ hay sao?

Đăm Săn: - Vậy thì ngươi hãy xem ta đây!

Đăm Săn vung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây. Còn Mtao Mxây thì bước cao bước thấp, chạy hết bãi tây sang bãi đông. Hắn vung đao chém phập một cái, nhưng chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu.

Đăm Săn: - Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dành làm gì?

Đến lúc này, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn một miếng trầu, nhưng Đăm Săn đã đớp được miếng trầu. Chàng nhai trầu, sức chàng tăng lên gấp bội.

Đăm Săn: - Bớ diêng, bây giờ ngươi lại chạy, ta đuổi coi!

Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung. Cây giáo thần, cây giáo dính đầy những oan hồn của chàng, nhằm đùi Mtao Mxây phóng tới, nhưng không thủng. Chàng đâm vào người Mtao Mxây, cũng không thủng.

Đến lúc này, Đăm Săn đã thấm mệt. Chàng vừa chạy vừa ngủ, mộng thấy ông Trời.

Đăm Săn: - Ôi chao! Chết mất thôi, ông ơi! Cháu đâm mãi mà không thủng hắn!

Ông Trời: - Thế ư, cháu? Vậy thì cháu lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được.

Đăm Săn bừng tỉnh, chộp ngay một cái chày mòn, ném trúng vành tai kẻ địch. Cái giáp của Mtao Mxây tức thì rơi loảng xoảng. Mtao Mxây tháo chạy. Hắn tránh quanh chuồng lợn, Đăm Săn phá tan chuồng lợn. Hắn tránh quanh chuồng trâu, Đăm Săn phá tan chuồng trâu. Cuối cùng hắn ngã lăn quay ra đất.”

(Ngữ văn 10, Tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022)

- Sử dụng bảng kiểm dưới đây để tự kiểm tra kĩ năng viết lời thoại, chỉ dẫn sân khấu và hoàn tất kịch bản văn học của bạn: ( tham khảo sách chuyên đề ) 

Hướng dẫn trả lời: 

  •  Đối với lời thoại của nhân vật: ghi chỉ dẫn sân khấu hướng dẫn hành vi, giọng nói, sắc thái biểu cảm,… của nhân vật tương ứng với từng lời thoại/ lượt lời.
  • Đối với các đoạn miêu tả/kể, HS cần:

Chuyển đổi thành các chỉ dẫn không gian, thời gian; chú thích gợi ý bố trí sân khấu, sự xuất hiện/biến mất của nhân vật/nhóm nhân vật,…

Chuyển đổi thành các lời bàng thoại.

Câu hỏi 4 : 

  •  Bạn hãy thực hiện các công việc tương tự Bài tập 2 để chuyển một trong hai văn bản Gặp Ka-ríp và Xi-la, Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời (Ngữ văn 10, Tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022) thành một kịch bản văn học.
  •  Sử dụng mẫu bảng kiểm ở Câu hỏi 3 để tự kiểm tra kĩ năng viết lời thoại, chỉ dẫn sân khấu và hoàn tất kịch bản văn học của bạn.

Hướng dẫn trả lời: 

  • Đối với văn bản Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời, HS thực hiện tương tự Câu hỏi 3.
  • Đối với văn bản Gặp Ka-ríp và Xi-la, khi chuyển sang kịch bản sân khấu, HS cần lưu ý:

Xác định số lượng nhân vật, sự việc,… trong VB; bổ sung lời thoại/lượt thoại và chỉ dẫn sân khấu cho các nhân vật chưa có lời thoại.

Chỉnh sửa và bổ sung lời thoại (có sẵn) của các nhân vật, đính kèm chỉ dẫn sân khấu tương ứng.

Chuyển đổi các đoạn miêu tả/ kể thành những chỉ dẫn về diễn xuất/ bài trí sân khấu hoặc lời bàng thoại.

Câu hỏi 5 : 

  • Hãy viết và hoàn tất kịch bản văn học theo dàn ý đã có khi bạn thực hiện Câu hỏi 2.
  • Sử dụng mẫu bảng kiểm ở Câu hỏi 3 để tự kiểm tra kĩ năng viết lời thoại, chỉ dẫn sân khấu và hoàn tất kịch bản văn học của bạn.

Hướng dẫn trả lời: 

Bài viết tham khảo

MÀN I

MƯỢN GƯƠM

(Vào thời ấy, giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam. Chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược làm cho thiên hạ căm giận đến tận xương tủy. Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn nghĩa quân đã nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị giặc đánh cho tan tác. Thấy vậy, đức Long quân quyết định cho họ mượn thanh gươm thần để họ giết giặc).

Lê Thận

Trên một bến vắng ở Thanh Hóa, buổi đêm.

Lê Thận (thả lưới): - Mong hôm nay được mẻ cá nặng.

(kéo lưới): - Ôi nặng phết đấy nhỉ! Chắc nay trời thương ta, cho ta cá to rồi.

(thò tay bắt cá): - Một thanh sắt ư? Ta lại mừng hụt mất rồi. Thử chỗ khác xem nào. (Chàng vứt luôn xuống nước rồi lại thả câu ở một chỗ khác).

Lê Thận (kéo lưới): - Lần này cũng nặng tay, mong là có con cá to một chút.

(thò tay vớt lên): - Sao thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình thế này?

(Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba vẫn là thanh sắt ấy mắc vào lưới).

Lê Thận (lẩm bẩm): - Quái lạ! Đã vứt đi rồi mà nó vẫn mắc lại lưới được.

(ghé mồi lửa lại nhìn xem, reo lên): - Ha ha! Một lưỡi gươm!

(Về sau Thận gia nhập quân đoàn khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng đã mấy lần vào sinh ra tử ở nơi trận mạc để diệt lũ cướp nước).

Lê Thận, Lê Lợi, một số người tùy tòng

Nhà Lê Thận

(Trong gian nhà tối om, thanh sắt hôm đó chợt sáng quắc lên ở một xó nhà).

Lê Lợi (đến gần chỗ thanh sắt đang phát sáng, cầm lấy xem): - Trên lưỡi gươm này có chữ "Thuận Thiên" được khắc sâu.

Lê Lợi (quay ra Lê Thận): - Là do nhà ngươi khắc lên phải không?

(Lê Thận kể lại đầu đuôi câu chuyện nhặt được thanh sắt. Song tất cả mọi người đều không biết đó là báu vật).

(Một hôm bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi gươm giắt vào lưng).

Ba ngày sau

Lê Thận, Lê Lợi, một số người tùy tòng, tướng lĩnh

Căn cứ nghĩa quân

(Lê Lợi kể lại chuyện bắt được chuôi gươm cho mọi người nghe).

Tướng lĩnh (xôn xao): - Vậy sao chúng ta không thử tra gươm vào chuôi xem sao?

(Lê Thận tra gươm vào chuôi thấy vừa như in).

Lê Thận (nâng gươm lên ngang đầu nói với chủ tướng): - Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

(Từ đó khí thế của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoàng trên mọi trận địa và làm cho quân Minh bạt vía. Chẳng mấy chốc tiếng tăm của quân Lam Sơn lan khắp nơi. Họ không phải trốn tránh trong rừng nữa mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương thực của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước).

MÀN II

TRẢ GƯƠM

Một năm sau

Lê Lợi, Rùa Vàng, một số người tùy tòng, tướng lĩnh

Trên hồ Tả Vọng

(Lê Lợi - bấy giờ đã là một vị thiên tử - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả-vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền chèo ra giữa hồ thì tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi làn nước xanh).

Lê Lợi (ra lệnh): Cho thuyền đi chậm lại. (đứng ở mạn thuyền, thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy).

Rùa Vàng (nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua, đứng nổi lên trên mặt nước và nói): - Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

(Lê Lợi nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Cho đến khi gươm và rùa lặn xuống, người ta vẫn thấy có vệt sáng le lói dưới mặt nước hồ xanh.

Và từ đó, hồ bắt đầu được mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm).

2. Bài tập thực hành diễn xướng 

Bài tập 1 : Phân biệt đọc diễn cảm và diễn xuất bằng giọng nói. Cho ví dụ bằng cách làm mẫu (có phân biệt đọc diễn cảm và diễn xuất bằng giọng nói) một vài câu thoại trong kịch bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt, hoặc trong màn kịch mà bạn tạo ra sau khi thực hiện bài tập thực hành viết số 2.

Hướng dẫn trả lời: 

  • Đối với câu thoại thể hiện tâm trạng tức giận của nhân vật, HS điều chỉnh tông giọng, tốc độ nói nhanh, gấp gáp, dứt khoát, sử dụng cường độ, ngữ điệu để nhấn vào các từ ngữ quan trọng,…
  • Đối với câu thoại thể hiện sự luyến tiếc của nhân vật, HS cần hạ tông giọng trầm, tốc độ nói chậm, kéo dài âm lượng, kết hợp với các điểm dừng trong câu thoại, kèm theo tiếng thở dài,…
  • Chú ý đến độ tuổi, giới tính của nhân vật để có thể điều chỉnh giọng nói phù hợp, chẳng hạn, khi diễn xuất câu thoại của nhân vật là trẻ em, cần chỉnh tông giọng cao, trong trẻo,…; ngược lại, khi diễn xuất câu thoại của nhân vật là người lớn tuổi, cần chọn tông giọng trầm, khàn đục hơn,…
  • HS dù thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật thuộc giới tính, độ tuổi nào, cũng cần thể hiện rõ ràng, rành mạch lời thoại, không làm méo tiếng hoặc nuốt chữ,…
  • HS có thể tự thực hành thêm bằng cách thu âm và nghe lại, tự điều chỉnh, rút kinh nghiệm.

Bài tập 2 : Phân biệt đối thoại và độc thoại trong diễn xuất ngôn ngữ kịch. Cho ví dụ bằng cách diễn thử (có phân biệt đối thoại và độc thoại) một vài câu câu thoại trong kịch bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt, hoặc trong màn kịch mà bạn tạo ra sau khi thực hiện bài tập thực hành viết số 2.

Hướng dẫn trả lời: 

  • Phân biệt : 

Về nội dụng: Đối thoại là hình thức đối đáp giữa hai hay nhiều nhân vật trong một cuộc hội thoại trong tác phẩm tự sự của mình. Hình thức đối thoại được thể hiện ra thành lời khi nhân vật cất tiếng nói. Độc thoại cũng là hình thức đối đáp nhưng là với chính bản thân mình hoặc ai đó trong tưởng tượng được hư cấu tạo dựng lên. Hình thức độc thoại cũng được thể hiện cất tiếng ra thành lời khi nhân vật nói chuyện.

Về hình thức: Đối thoại được thể hiện dưới dạng gạch đầu dòng cho từng lời nói của nhân vật đối đáp lại nhau  Độc thoại cũng tương tự đối thoại, được thể hiện trên từng gạch đầu dòng nhưng chỉ là của nhân vật đang độc thoại

  • Diễn lời độc thoại: HS tập trung vào câu thoại, chú ý vận dụng hiệu quả phương tiện phi ngôn ngữ (ánh mắt, cử chỉ, nét mặt,…) để thể hiện cao trào cảm xúc của nhân vật trong phân đoạn ấy.
  • Diễn lời đối thoại: bên cạnh việc thể hiện được diễn biến tâm trạng của nhân vật, HS phải định hướng được cách di chuyển, thực hiện các hành động biểu cảm khuôn mặt để tương tác với bạn diễn, biết ngừng ở các lượt lời/ lời thoại khi cần thiết.

Bài tập 3 : Nghiên cứu kịch bản, trải nghiệm vở diễn Hồn Trương Ba, da hàng thịt (tập trung lớp VII, có ghi chép và phân tích nhân vật, ngôn ngữ vai diễn). Kết hợp cặp đôi với một bạn trong lớp, lần lượt thay nhau tập diễn xuất các cặp vai trong màn kịch này:

  • Hồn Trương Ba và xác hàng thịt
  • Hồn Trương Ba và vợ Trương Ba
  • Hồn Trương Ba và Đế Thích

Hướng dẫn trả lời: 

  • Đoạn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Xác hàng thịt:

Đối với nhân vật Hồn Trương Ba: giọng nói, ánh mắt, hành động, cử chỉ,… chuyển đổi từ mạnh mẽ, quyết liệt,… sang bất lực, buông xuôi, chán nản,…

Đối với nhân vật Xác hàng thịt: giọng nói, ánh mắt, hành động, cử chỉ,… thể hiện thái độ mỉa mai, đắc thắng,…

  • Đoạn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và vợ Trương Ba:

 Đối với nhân vật Hồn Trương Ba: giọng nói, ánh mắt, hành động, cử chỉ,… thể hiện được tâm trạng bế tắc, đau buồn,…

 Đối với nhân vật vợ Trương Ba: giọng nói, ánh mắt, hành động, cử chỉ,… thể hiện được tâm trạng thất vọng, buồn chán,…

  • Đoạn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích:

Đối với nhân vật Hồn Trương Ba: giọng nói, ánh mắt, hành động, cử chỉ,… thể hiện được thái độ quyết liệt, dứt khoát,…

 Đối với nhân vật Đế Thích: giọng nói, ánh mắt, hành động, cử chỉ,… thể hiện được thái độ ngạc nhiên,…

Bài tập 4 : Lập nhóm diễn viên, chọn người đạo diễn, phân vai và tập diễn xuất một màn kịch tự biên tự diễn hoặc màn kịch của tác giả chuyên nghiệp mà các bạn trong nhóm yêu thích và cho là khả thi.

Hướng dẫn trả lời: 

  • Lựa chọn một màn trong kịch bản của tác giả chuyên nghiệp hoặc tự biên tự diễn một màn kịch. GV cần kiểm duyệt trước kịch bản mà HS sẽ biểu diễn trước lớp (nếu HS tự viết kịch bản thì GV cần kiểm tra chất lượng kịch bản); gợi ý trang phục biểu diễn và đạo cụ cần thiết.
  • Lưu ý:

Mức độ hiểu rõ nhân vật khi diễn xuất sẽ quyết định mức độ thành công của vai diễn, do vậy, để có thể diễn xuất tốt, HS cần đọc kĩ tác phẩm văn học và kịch bản sân khấu để nắm được diễn biến tâm lí, đặc trưng tính cách của từng nhân vật.

Đối với nhân vật chính:

Nếu lựa chọn kịch bản chuyển thể từ sử thi hoặc truyền thuyết, nhân vật chính là người anh hùng, trong quá trình diễn xuất không nên đặt nặng vào diễn xuất nội tâm, đồng thời chú ý tập trung vào giọng nói, hành động,… để thể hiện khí chất của người anh hùng cộng đồng.

Nếu lựa chọn kịch bản chuyển thể từ truyện trung đại, hiện đại,… nhân vật chính là con người đời thường, trong quá trình diễn xuất, cần tập trung vào những chuyển biến nội tâm phức tạp của các nhân vật.

Đối với nhân vật phụ: Lời thoại và biểu đạt cảm xúc phải phù hợp với tính cách của nhân vật; tương tác với nhân vật chính.

Tìm kiếm google: giải chuyên đề ngữ văn 10 sách mới, giải ngữ văn 10 chân trời sáng tạo, giải ngữ văn 10 ctst, giải ngữ văn 10 CTST phần 2, giải phần 2 Tổ chức xây dựng kịch bản và tập diễn xướng

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net