Soạn chuyên đề học tập ngữ văn 10 KNTT phần 1: Tập nghiên cứu

Dưới đây là phần hướng dẫn soạn chi tiết cụ thể cho bộ chuyên đè học tập ngữ văn 10 kết nối tri thức phần 1: Tập nghiên cứu. Lời soạn đưa ra ngắn gọn, cụ thể sẽ giúp ích cho em các em học tập ôn luyên kiến thức tốt, hình thành cho học sinh phương pháp tự học, tư duy năng động sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo

I. Xác định đề tài, vấn đề, mục tiêu, nội dung và lập kế hoạch nghiên cứu.

1. Xác định đề tài, vấn đề nghiên cứu.

Câu hỏi 1: Bạn sẽ chọn đề tài, vấn đề được gợi ý ở trên? Hoặc bạn có thể đề xuất đề tài, vấn đề nào khác? 

Hướng dẫn trả lời: 

Trong các đề tài, vấn đề được gợi ý ở trên, em chọn đề tài : Sức sống của văn học dân gian trong các lễ hội văn hóa truyền thống của dân tộc. 

Giải thích : 

  •   Đây là đề tài, vấn đề gần gũi với đời sống xung quanh chúng ta 
  •   Chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm được các tư liệu xung quanh từ cuộc sống
  •   Dễ dàng nhận được sự giúp đỡ của các nhà nghiên cứu, chuyên gia thậm chí là cả những người dân về các lễ hội truyền thống của dân tộc 
  •  ........ 

Tôi xin đề xuất một vài đề tài, vấn đề khác như sau : 

  • Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến và trong xã hội hiện nay 
  • Giá trị nghệ thuật đặc sắc về hình tượng dân gian ( con cò, bến đò,....) trong ca dao, tục ngữ Việt Nam 
  • .......

Câu hỏi 2: Để xác định vấn đề nghiên cứu, bạn cần trả lời một số câu hỏi sau:

  • Vấn đề bạn lựa chọn có điểm gì hấp dẫn?
  • Vấn đề bạn lựa chọn có ý nghĩa gì đối với việc học tập của bạn?
  • Bạn có điều kiện thực tế để tìm hiểu vấn đề không?
  • Vấn đề bạn lựa chọn có phát huy sở trường học tập của bạn không?

Hướng dẫn trả lời: 

Ví dụ vấn đề tôi chọn là: Sức sống của văn học dân gian trong các lễ hội văn hóa truyền thống của dân tộc.

  • Vấn đề tôi chọn: gần gũi với thực tế đời sống hiện nay.
  • Khi tìm hiểu thông tin về vấn đề này, nó giúp tôi dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các văn bản dân gian một cách khách quan hơn và giúp tôi hình dung dễ dàng hơn khi tìm hiểu các giá trị văn hóa được truyền tải thông qua các văn bản văn học dân gian.
  • Đa số ở mỗi vùng miền/ địa phương sẽ có các lễ hội truyền thống khác nhau, nên việc tìm hiểu vấn đề sẽ không gây quá nhiều khó khăn; tôi/ chúng tôi có thể tìm hiểu các lễ hội truyền thống tại địa phương để giúp tuyên truyền và quảng bá vẻ đẹp truyền thống này làm cho văn hóa dân tộc Việt Nam trở nên đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc cần được lưu trữ. 
  • Việc tìm hiểu vấn đề này giúp chúng tôi được mở rộng vốn kiến thức của mình, phát huy các điểm mạnh cá nhân như: chọn lọc thông tin, giao tiếp xã hội, thuyết trình và lí giải về các vấn đề đã tìm hiểu và lựa chọn…

2. Xác định mục tiêu, nội dung nghiên cứu.

Câu hỏi 3: Để xác định mục tiêu, nội dung của đề tài, vấn đề nghiên cứu, bạn cần trả lời các câu hỏi sau: 

  • Bạn muốn được rèn luyện điều gì về tư duy và các kĩ năng tìm hiểu, nghiên cứu một vấn đề? 
  • Việc tìm hiểu đề tài, vấn đề nghiên cứu giúp gì cho bạn trong việc mở rộng, nâng cao hiểu biết về văn học dân gian?
  • Bạn dự kiến những nội dung trọng tâm của đề tài, vấn đề cần tìm hiểu là gì? 

Hướng dẫn trả lời: 

Về tư duy và các kĩ năng tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề, tôi mong muốn bản thân rèn luyện tốt kĩ năng chọn lọc và tìm kiếm thông tin; xác định và phát triển tốt các kĩ năng thuyết trình và biện luận cho vấn đề đã lựa chọn…

Việc tìm hiểu đề tài, vấn đề nghiên cứu giúp tôi mở rộng hơn những hiểu biết về văn học dân gian như:

  • Nguồn gốc và sự khởi đầu của các hình tượng văn học dân gian.
  • Các giá trị về tư tưởng, tinh thần mà các văn bản dân gian để lại ví dụ như các lễ hội văn hóa truyền thống, các bài học về nhận thức, hành động từ các văn bản văn học dân gian truyền tải

 Khi tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài/ vấn đề tôi dự kiến các nội dung trọng tâm như:

  • Những đặc điểm nổi bật của vấn đề.
  • Ý nghĩa và giá trị về tinh thần mà vấn đề/ đề tài truyền tải.
  • Những ảnh hưởng của đề tài/ vấn đề đối với đời sống hiện tại.

3. Lập kế hoạch nghiên cứu 

Câu hỏi 4 : Để lập kế hoạch nghiên cứu cho đề tài, vấn đề đã lựa chọn, bạn có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý sau :

  • Việc triển khai đề tài, vấn đề bao gồm những hoạt động nào? 
  • Hoạt động được thực hiện ở đâu? 
  • Kết quả, sản phẩm của từng hoạt động và kết quả, sản phẩm cuối cùng là gì?
  • Khi nào cần hoàn thành từng hoạt động? 
  • Ai được phân công thực hiện và cần phối hợp với ai?

Hướng dẫn trả lời: 

  •  Việc triển khai đề tài, vấn đề bao gồm những hoạt động sau : 
    •  Tìm hiểu về lễ hội dân gian qua các tài liệu (sách báo, internet…)
    •  Tham khảo ý kiến chuyên gia.
    • Tham gia lễ hội.
    •  Xây dựng hồ sơ tài liệu nghiên cứu về tác phẩm văn học dân gian và lễ hội văn hóa.
  • Hoạt động được thực hiện ở: nhà, trường, lớp, địa phương – nơi diễn ra lễ hội truyền thống…
  • Kết quả, sản phẩm của từng hoạt động:
    •  Tìm hiểu về lễ hội dân gian qua tài liệu → Kết quả: Sưu tầm được các tài liệu liên quan đến lễ hội.
    •  Tham khảo ý kiến chuyên gia → Kết quả: Bản ghi chép ý kiến chuyên gia về lễ hội và tác phẩm văn học liên quan đến lễ hội.
    •  Tham gia lễ hội → Kết quả: Bản ghi chép về không khí, diễn biến của lễ hội.
    •  Xây dựng hồ sơ tài liệu nghiên cứu → Kết quả: Danh mục tài liệu tham khảo.

Sản phẩm cuối cùng là: Bộ hồ sơ tài liệu về lễ hội dân gian mà nhóm/ cá nhân lựa chọn.

Tất cả các thành viên trong nhóm đều được phân công các công việc phù hợp với điểm mạnh của bản thân, phối hợp với nhau để tạo ra sản phẩm tốt nhất.

II. Thu thập thông tin 

1. Sưu tầm tài liệu.

2. Phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên gia. 

Câu hỏi 5 : Để chuẩn bị tốt cho cuộc phỏng vấn chuyên gia, có thể tham khảo các câu hỏi gợi ý sau : 

  • Mục đích của cuộc phỏng vấn là gì?
  • Đối tượng được phỏng vấn là ai? 
  • Những câu hỏi nào sẽ được đặt ra trong cuộc phỏng vấn? 
  • Cuộc phỏng vấn được thực hiện theo cách thức nào ( gặp trực tiếp, qua điện thoại, email,...)? 

Hướng dẫn trả lời: 

  • Mục đích của việc phỏng vấn là: tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn những thức, kinh nghiệm và trải nghiệm của những người đi trước – những người đã chứng kiến hoặc đã từng tìm hiểu về những vấn đề có liên quan với vấn đề, đề tài này.
  • Đối tượng được phỏng vấn là: những người đã tìm hiểu hoặc có nguồn thông tin liên quan đến vấn đề/ đề tài nghiên cứu.
  • Những câu hỏi có thể đặt ra trong cuộc phỏng vấn là:
  1. Nguồn gốc và những vấn đề chính liên quan/ xoay quanh vấn đề/ đề tài đang nghiên cứu.
  2. Nội dung và ý nghĩa của văn bản văn học dân gian liên quan đến vấn đề cần tìm hiểu/ nghiên cứu.
  3. Mối quan hệ giữa văn bản văn học dân gian với vấn đề cần tìm hiểu, nghiên cứu.
  • Cuộc phỏng vấn được thực hiện bằng những cách thức như: gặp trực tiếp, qua điện thoại, emai…

3. Tìm hiểu, trải nghiệm thực tiễn 

Câu hỏi 6: Để việc trải nghiệm và quan sát hiệu quả, bạn có thể xây dựng một phiếu ghi chép trải nghiệm theo gợi ý sau: 

PHIẾU GHI CHÉP TRÀI NGHIỆM

  • Mục đích trải nghiệm:
  • Nội dung cần trải nghiệm:
  • Địa điểm và thời gian:
  • Cách ghi chép và thụ thập tự liệu:
  • Kết quả dự kiến:

Dựa vào bài tham khảo : Hội Gióng ở đền Phù Đổng(Trải nghiệm lễ hội văn hóa thể hiện qua một ghi chép cụ thể) 

Hướng dẫn trả lời: 

  • Mục đích: nhắc gợi về truyền thuyết gắn liền với lễ hội mà người viết có tham gia và ghi lại thông tin cơ bản về thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức và diễn biến của lễ hội.
  • Nội dung cần trải nghiệm: biết được truyền thuyết liên quan đến lễ hội và nắm được những thông tin cơ bản về thời gian, địa điểm và cách thức tổ chức.
  •  Địa điểm: ở làng Phù Đổng, thời gian 9/4 hàng năm.
  • Cách thức ghi chép và thu thập tư liệu: bằng giấy tờ và máy tính.
  •  Kết quả dự kiến: Nắm bắt và hiểu được những thông tin cơ bản về lễ hội
Tìm kiếm google: giải chuyên đề ngữ văn 10 sách mới, giải chuyên đề văn 10 kết nối tri thức với cuộc sống, giải chuyên đề văn 10 kntt, giải chuyên đề văn 10 KNTT phần 1, giải bài tập nghiên cứu

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net