Soạn lịch sử 12 bài 10 trang 66 cực chất

Giải lịch sử 12 bài 10 trang 66 cực chất. Bài học: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 12.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Hãy nêu đặc điểm chính  của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong nửa sau thế kỉ XX?

Bài tập 2: Xu thế toàn cầu hóa được thể hiện trên những lĩnh vực nào?

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Hãy giải thích thế nào là khoa học đã trở thành mối lực lượng sản xuất trực tiếp?

Bài tập 2: Vì sao nói: “Toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?

Câu hỏi: Trình bày những biến đổi về mọi mặt của Liên Xô sau hai kế hoạch 5 năm đầu tiên?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Đặc điểm chính  của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong nửa sau thế kỉ XX:

- Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khác với cuộc CM công nghiệp thế kỉ XVIII.

- Trong cuộc CM KH- KT hiện đại, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

- Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho sản xuất. 

Bài tập 2: Toàn cầu hóa được biểu hiện trên các mặt sau:

- Sự phát triển và tác động của các quan hệ thương mại quốc tế.

- Sự phát triển và tác động của các công ti xuyên quốc gia. 

- Sự sát nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn sản xuất lớn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh.

- Sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Khoa học đã trở thành mối lực lượng sản xuất trực tiếp nghĩa là:

- Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện nay là khoa học kĩ thuật và sản xuất gắn bó mật thiết với nhau.

- Như vậy khoa học đã thực sự xâm nhập vào sản xuất, trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp.

Bài tập 2: Toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển. Cụ thể là

- Về thời cơ: bối cảnh chung của thế giới là có nhiều cơ hội và thuận lợi cho các nước trong công cuộc phát triển đất nước. Vấn đề là có tầm nhìn và nắm bắt kịp thời, không bỏ lỡ thời cơ.

-Về thách thức: Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế-phát huy thế mạnh : hạn chế với mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời.

Câu hỏi: Những biến đổi về mọi mặt của Liên Xô sau hai kế hoạch 5 năm đầu tiên:

- Về kinh tế:

  •  Công nghiệp: công cuộc công nghiệp hóa ngày càng được mở rộng, đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp xã hội chủ nghĩa. 
  •  Nông nghiệp: 90% số nông hộ với trên 90% diện tích canh tác đã được đưa vào nền nông nghiệp tập thể hóa, có quy mô sản xuất lớn và cơ sở vật chất kĩ thuật được cơ giới hóa.

- Về chính trị - xã hội: giữ vững và bảo vệ thành quả của CM tháng Mười, làm cho nhà nước Liên Xô phát triển ổn định.

- Về văn hóa – giáo dục: đã thanh toán được nạn mù chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất.

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Đặc điểm chính  của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong nửa sau thế kỉ XX:

1. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khác với cuộc CM công nghiệp thế kỉ XVIII.

2. Trong cuộc CM KH- KT hiện đại, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

3. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho sản xuất. khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

Bài tập 2: Toàn cầu hóa được biểu hiện trên các mặt sau:

1. Thứ nhất, sự phát triển và tác động của các quan hệ thương mại quốc tế.

2. Thứ hai, sự phát triển và tác động của các công ti xuyên quốc gia. Hiện nay, 500 công ti xuyên quốc gia trên thế giới đã kiểm soát ¾ giá trị thương mại toàn cầu.

3. Thứ ba, sự sát nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn sản xuất lớn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh.

4. Thứ tư, sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực như Ngân hàng thế giới (WB), ), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp ước Thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC)..

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Khoa học đã trở thành mối lực lượng sản xuất trực tiếp nghĩa là:

1. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện nay là khoa học kĩ thuật và sản xuất gắn bó mật thiết với nhau.

2. Nếu như các phát minh lớn của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII như máy hơi nước, maý phát điện…chủ yếu bắt nguồn từ những cải tiến về kĩ thuật, những người phát minh không phải những nhà khoa học mà là những người lao động trực tiếp thì những phát minh của khoa học- công nghệ có nguồn gốc sâu xa hơn nhiều : Ngày nay, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học,. Khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Đầu tư vào khoa học mang lại hiệu quả ngày càng cao. Thời gian nghiên cứu khoa học đến ứng dụng vào sản xuất được rút ngắn lại.

3. Như vậy khoa học đã thực sự xâm nhập vào sản xuất, trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp.

Bài tập 2: Toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển. Cụ thể là

- Về thời cơ:

1. Từ sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi. Xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.

2. Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng trưởng hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.

3. Các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học-kĩ thuật để có thể :”đi tắt đón đầu” rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước…

4. Như thế, bối cảnh chung của thế giới là có nhiều cơ hội và thuận lợi cho các nước trong công cuộc phát triển đất nước. Vấn đề là có tầm nhìn và nắm bắt kịp thời, không bỏ lỡ thời cơ.

-Về thách thức:

1. Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế-phát huy thế mạnh : hạn chế với mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời.

2. Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều hạn chế.

3. Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc dân còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển.

4. Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay.

5. Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại… 

Câu hỏi: Những biến đổi về mọi mặt của Liên Xô sau hai kế hoạch 5 năm đầu tiên:

- Về kinh tế:

1. Công nghiệp: công cuộc công nghiệp hóa ngày càng được mở rộng, đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp xã hội chủ nghĩa. NĂM 1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.

2. Nông nghiệp: 90% số nông hộ với trên 90% diện tích canh tác đã được đưa vào nền nông nghiệp tập thể hóa, có quy mô sản xuất lớn và cơ sở vật chất kĩ thuật được cơ giới hóa.

- Về chính trị - xã hội: giữ vững và bảo vệ thành quả của CM tháng Mười, làm cho nhà nước Liên Xô phát triển ổn định.

- Về văn hóa – giáo dục: đã thanh toán được nạn mù chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất.

=> Những thành tựu trên góp phần khẳng định sự tồn tại vững chắc của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.

 

 

Tìm kiếm google: Giải lịch sử 12 bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX , lịch sử 12 bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX , bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX.

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com