Soạn lịch sử 12 bài 9 trang 58 cực chất

Giải lịch sử 12 bài 9 trang 58 cực chất. Bài học: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 12.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Hãy nêu và phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe TBCN – XHCN?

Bài tập 2:  Hãy nêu và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe TBCN – XHCN?

Bài tập 3: Hãy nêu những biến đổi chính của tình hình thế giới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 2: Hãy nêu các xu thế  phát triển của thế giới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?

Bài tập 1: Hãy chọn những sự kiện tiêu biểu của thời kì Chiến tranh lạnh

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe TBCN – XHCN: Sự ra đời của NATO, Vácxava, kế hoạch Macsan, khối SEV đã đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe. “Chiến tranh lạnh” đã bao trùm toàn thế giới.

Bài tập 2:  Phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe TBCN – XHCN:

- Ngày 9/11/1972, hai nước Đức ký  kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức làm tình hình châu Âu bớt căng thẳng.

- 1972, Xô - Mỹ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược, ký Hiệp ước ABM , SALT-1, đánh dấu sự hình thành thế cân bằng về quân sự và vũ khí hạt nhân chiến lược giữa hai cường quốc.

Bài tập 3: Những biến đổi chính của tình hình thế giới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt: Từ 1989 - 1991, chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã. Ngày 28/6/1991, khối SEV giải thể, 01/07/1991, Tổ chức Varsava chấm dứt hoạt động.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 2: Các xu thế  phát triển của thế giới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt: Từ 1989 - 1991, chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã. Ngày 28/6/1991, khối SEV giải thể. 01/07/1991, Tổ chức Varsava chấm dứt hoạt động.

Bài tập 1: Những sự kiện tiêu biểu của thời kì chiến tranh lạnh là:

- Tháng 3/1947, Tổng thống Mĩ Truman phát động cuộc chiến tranh lạnh nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

- Ngày 4/4/1949, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập.

- Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế.

- Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập Tổ chức Vácsana.

- Năm 1972, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đã thỏa thuận việc hạn chế vã khí chiến lược và kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM)

- Ngày 26-5, sau đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (gọi tắt là SALT-1).

- Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu cùng hai nước Mĩ, Canada đã kí kết Định ước Henxinki

- Tháng 12/1989, hai nhà lãnh đạo M. Goocbachốp và Busơ (cha) đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe TBCN – XHCN:

1. 12/03/1947, Tổng thống Tru-man gửi thông điệp tới Quốc hội Mỹ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ và đề nghị viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô.

2. Theo học thuyết Truman: Củng cố chính quyền phản động và  đẩy lùi phong trào đấu tranh  ở Hy Lạp và Thổ  Nhĩ Kỳ. Và biến hai nước này thành tiền đồn chống Liên Xô và Đông Âu.

3. Tháng 6/ 1947, Mĩ thực hiện kế hoạch Mác san. Theo đó, Mĩ đã viện trợ 17 tỷ đô la giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế . Chính “Kế hoạch Marshall” của Mỹ đã tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu TBCN và các nước Đông Âu XHCN.

4. Ngày 4/4/1949, Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 4-4-1949, là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mỹ cầm đầu chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.

5. Tháng 5-1955 thành lập Tổ chức Hiệp ướcVác-xa-va  (Varsava), một liên minh chính trị- quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước XHCN châu Âu.

=> Sự ra đời của NATO, Vácxava, kế hoạch Macsan, khối SEV đã đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe. “Chiến tranh lạnh” đã bao trùm toàn thế giới.

Bài tập 2:  Phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe TBCN – XHCN:

1. Đầu những năm 70, xu hướng hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện với những cuộc thương lượng Xô - Mỹ.

2. Ngày 9/11/1972, hai nước Đức ký  kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức làm tình hình châu Âu bớt căng thẳng.

3. 1972, Xô - Mỹ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược, ký Hiệp ước ABM (Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo), SALT-1(Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược), đánh dấu sự hình thành thế cân bằng về quân sự và vũ khí hạt nhân chiến lược giữa hai cường quốc.

4. Tháng 8/1975, 33  nước châu Âu và Mỹ, Canađa đã ký Định ước Hen-xin-ki, khẳng định những nguyên tắc  trong quan hệ  giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nước, tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này.

5. Từ 1985, nguyên thủ Xô – Mỹ tăng cường gặp gỡ, ký kết nhiều văn kiện hợp tác kinh tế – KHKT, trọng tâm là thuận thủ tiêu tên lửa tầm trung châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược vàhạn chế chạy đua vũ trang.

Bài tập 3: Những biến đổi chính của tình hình thế giới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt:

- Từ 1989 - 1991, chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã.

- Ngày 28/6/1991, khối SEV giải thể

- 01/07/1991, Tổ chức Varsava chấm dứt hoạt động.

- Trật tự “hai cực” Yalta sụp đổ, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á mất đi, ảnh hưởng của Mỹ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi.

- Sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra thì vụ khủng bố 11.09.2001 ở nước Mỹ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị thế giới và trong quan hệ quốc tế.

- Ngày nay, các quốc gia dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, đồng thời vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 2: Các xu thế  phát triển của thế giới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt:

- Từ 1989 - 1991, chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã.

- Ngày 28/6/1991, khối SEV giải thể

- 01/07/1991, Tổ chức Varsava chấm dứt hoạt động.

- Trật tự “hai cực” Yalta sụp đổ, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á mất đi, ảnh hưởng của Mỹ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi.

- Sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra thì vụ khủng bố 11.09.2001 ở nước Mỹ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị thế giới và trong quan hệ quốc tế.

- Ngày nay, các quốc gia dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, đồng thời vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt.

Bài tập 1: Những sự kiện tiêu biểu của thời kì chiến tranh lạnh là:

1. Tháng 3/1947, Tổng thống Mĩ Truman phát động cuộc chiến tranh lạnh nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

2. Ngày 4/4/1949, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập.

3. Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế.

4. Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập Tổ chức Vácsana.

=> Sự đối đầu Đông-Tây căng thẳng đã dẫn tới nhiều cuộc đấu tranh cục bộ ác liệt. Hầu hết xuất phát từ sự đối đầu của Mĩ và Liên Xô

1. Năm 1972, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đã thỏa thuận việc hạn chế vã khí chiến lược và kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM)

2. Ngày 26-5, sau đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (gọi tắt là SALT-1).

3. Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu cùng hai nước Mĩ, Canada đã kí kết Định ước Henxinki

4. Tháng 12/1989, hai nhà lãnh đạo M. Goocbachốp và Busơ (cha) đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

 

Tìm kiếm google: Giải lịch sử 12 bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh , ịch sử 12 bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh , bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh.

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net