Soạn lịch sử 12 bài 12 trang 76 cực chất

Giải lịch sử 12 bài 12 trang 76 cực chất. Bài học: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 12.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Trang 79 – sgk lịch sử 12

Nêu chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Bài tập 2: Trang 79 – sgk lịch sử 12

Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, các giai cấp ở Việt Nam có sự biến chuyển ra sao?

Bài tập 3: Trang 82 – sgk lịch sử 12

Nêu tóm tắt hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài trong những năm 1919-1925?

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Trang 82 – sgk lịch sử 12

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã tác động đến tình hình kinh tế, giai cấp xã hội Việt Nam như thế nào?

Bài tập 2: Trang 82 – sgk lịch sử 12

Lập niên biểu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919-1925 theo những nội dung sau: thời gian, nội dung hoạt động, ý nghĩa?

Bài tập 3: Trang 82 – sgk lịch sử 12

Hãy nêu nhận xét về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919-1925?

Câu hỏi: Hãy trình bày những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 và cho biết công lao to lớn đầu tiên của Người đối với cách mạng Việt Nam?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Nêu chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Nông nghiệp: đầu tư nhiều nhất, mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được thành lập.

- Công nghiệp: mở mang các ngành dệt, muối, xay xát..., đặc biệt là khai thác mỏ (than…)

- Thương nghiêp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.

- Giao thông vận tải: phát triển, đô thị mở rộng.

- Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành giấy bạc và cho vay lãi.

- Tăng thu thuế: ngân sách Đông Dương thu năm 1930 tăng gấp 3 lần so với 1912.

Bài tập 2: Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, các giai cấp ở Việt Nam có sự biến chuyển:

- Giai cấp địa chủ phong kiến: tiếp tục phân hóa.

- Giai cấp nông dân: bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát. 

- Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai. 

- Tư sản Việt Nam:ra đời sau thế chiến I , bị tư sản Pháp chèn ép , số lượng ít , thế lực kinh tế  yếu  bị phân hóa thành hai bộ phận

- Giai cấp công nhân: Ngày càng phát triển, đến 1929 có trên 22 vạn người, bị tư sản áp bức bóc lột gắn bó với nông dân có truyền thông yêu nước, chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, trở thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến.

Bài tập 3: Hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài trong những năm 1919-1925:

- Phan Bội Châu: Sau những năm bôn ba hoạt động ở Nhật, Trung Quốc không thành công, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc giam năm 1913 đến năm 1917 được tự do. Tháng 6/1925, Phan Bội Châu bị Pháp bắt tại Thượng Hải (Trung Quốc), đưa về an trí ở Huế.

- Phan Chu Trinh: 1911 Phan Chu Trinh ra  khỏi nhà tù Côn Đảo , sang Pháp tiếp tục hoạt động . 1922 Phan Châu Trinh viết “Thất điều thư” vạch 7 tội của Khải Định. 6/1925 PCT về nước , tiếp tục tuyên truyền ,đả phá chế độ quân chủ, đề cao dân quyền …được  thanh niên và nhân dân hưởng ứng.

- Tâm tâm xã: Lê Hồng Sơn , Hồ Tùng  Mậu , Nguyễn Công Viễn…… lập tổ chức Tâm tâm xã 1923.

- Hoạt động của Việt Kiều ở Pháp: Nhiều Việt kiều tại Pháp tham gia hoạt động yêu  nước ,chuyển tài liệu, sách báo  tiến bộ về nước. Năm 1925, lập”Hội những người lao động trí óc Đông Dương”.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã dẫn đến sự chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam

- Những chuyển biến về kinh tế: Kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương phát triển mới, đầu tư các nhân tố kỹ thuật và nhân lực sản xuất, song rất hạn chế. Kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối, sự chuyển biến chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, phổ biến vẫn lạc hậu.

- Sự chuyển biến mới về giai cấp xã hội ở Việt Nam

o Giai cấp địa chủ phong kiến : tiếp tục phân hóa, một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tham gia phong trào dân tộc chống Pháp và tay sai.

o Giai cấp nông dân: bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát. 

o Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai. 

o Tư sản Việt Nam:ra đời sau thế chiến I , bị tư sản Pháp chèn ép , số lượng ít , thế lực kinh tế  yếu  bị phân hóa thành hai bộ phận:

o Giai cấp công nhân: Ngày càng phát triển, đến 1929 có trên 22 vạn người, bị tư sản áp bức bóc lột gắn bó với nông dân có truyền thông yêu nước, chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, trở thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến.

Bài tập 2: Lập niên biểu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919-1925 theo những nội dung sau: thời gian, nội dung hoạt động, ý nghĩa?

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:

1. Ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam, Pháp thực hiện khai thác thuộc địa lần hai, từ  sau chiến tranh thế giới thứ nhất  đến trước khủng hoảng kinh  tế thế giới (1929 - 1933.)

2. Pháp đầu tư mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam, từ 1924 – 1929, số vốn đầu tư khoảng 4 tỉ phrăng.

- Nông nghiệp: đầu tư nhiều nhất, mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được thành lập (Đất đỏ, Mi-sơ-lanh…)

- Công nghiệp: mở mang các ngành dệt, muối, xay xát..., đặc biệt là khai thác mỏ (than…)

- Thương nghiêp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.

- Giao thông vận tải: phát triển, đô thị mở rộng.

- Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành giấy bạc và cho vay lãi.

- Tăng thu thuế: ngân sách Đông Dương thu năm 1930 tăng gấp 3 lần so với 1912.

=> Tất cả các chính sách của Pháp đối với kinh tế Việt Nam đều nhằm mục đích bóc lột nền kinh tế Việt Nam, mang lại lợi ích kinh tế cho tư bản Pháp, nhằm phục hồi nền kinh tế Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Bài tập 2: Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, các giai cấp ở Việt Nam có sự biến chuyển ra sao

1. Giai cấp địa chủ phong kiến: tiếp tục phân hóa, một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tham gia phong trào dân tộc chống Pháp và tay sai.

2. Giai cấp nông dân: bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt. Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

3. Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai. Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.

4. Tư sản Việt Nam:ra đời sau thế chiến I , bị tư sản Pháp chèn ép , số lượng ít , thế lực kinh tế  yếu  bị phân hóa thành hai bộ phận:

- Tư sản mại bản :quyền lợi gắn chặt với đế quốc  nên cấu kết chặt chẽ với chúng.

- Tư sản dân tộc :kinh doanh độc lập ,có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

5. Giai cấp công nhân: Ngày càng phát triển, đến 1929 có trên 22 vạn người, bị tư sản áp bức bóc lột gắn bó với nông dân có truyền thông yêu nước, chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, trở thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến.

Bài tập 3: Nêu tóm tắt hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài trong những năm 1919-1925?

1. Phan Bội Châu:

- Sau những năm bôn ba hoạt động ở Nhật, Trung Quốc không thành công, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc giam năm 1913 đến năm 1917 được tự do.

- Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của nước Nga đối với Phan Bội Châu.

- Tháng 6/1925, Phan Bội Châu bị Pháp bắt tại Thượng Hải (Trung Quốc), đưa về an trí ở Huế.

2. Phan Chu Trinh:

- 1911 Phan Chu Trinh ra  khỏi nhà tù Côn Đảo , sang Pháp tiếp tục hoạt động .

- 1922 Phan Châu Trinh viết “Thất điều thư” vạch 7 tội của Khải Định.

- 6/1925 PCT về nước , tiếp tục tuyên truyền ,đả phá chế độ quân chủ, đề cao dân quyền …được  thanh niên và nhân dân hưởng ứng.

3. Tâm tâm xã:

- Lê Hồng Sơn , Hồ Tùng  Mậu , Nguyễn Công Viễn…… lập tổ chức Tâm tâm xã 1923.

- 19/6/1924 Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền đông Dương(Mec lanh) ở Sa Diện (Quảng Châu- Trung Quốc). Việc không thành, PHT anh dũng hy sinh, tiếng bom nhóm lại ngọn lửa chiến đấu của nhân dân ta”như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”

4. Hoạt động của Việt Kiều ở Pháp:

- Nhiều Việt kiều tại Pháp tham gia hoạt động yêu  nước ,chuyển tài liệu, sách báo  tiến bộ về nước.

- Năm 1925, lập”Hội những người lao động trí óc Đông Dương”.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã dẫn đến sự chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam

1. Những chuyển biến về kinh tế:

- Kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương phát triển mới, đầu tư các nhân tố kỹ thuật và nhân lực sản xuất, song rất hạn chế.

- Kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối, sự chuyển biến chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, phổ biến vẫn lạc hậu.

- Đông Dương là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

2. Sự chuyển biến mới về giai cấp xã hội ở Việt Nam

o Giai cấp địa chủ phong kiến : tiếp tục phân hóa, một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tham gia phong trào dân tộc chống Pháp và tay sai.

o Giai cấp nông dân: bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt. Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

o Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai. Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.

o Tư sản Việt Nam:ra đời sau thế chiến I , bị tư sản Pháp chèn ép , số lượng ít , thế lực kinh tế  yếu  bị phân hóa thành hai bộ phận:

 Tư sản mại bản :quyền lợi gắn chặt với đế quốc  nên cấu kết chặt chẽ với chúng.

 Tư sản dân tộc :kinh doanh độc lập ,có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

o Giai cấp công nhân: Ngày càng phát triển, đến 1929 có trên 22 vạn người, bị tư sản áp bức bóc lột gắn bó với nông dân có truyền thông yêu nước, chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, trở thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến.

Bài tập 2: Lập niên biểu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919-1925 theo những nội dung sau: thời gian, nội dung hoạt động, ý nghĩa

Bài tập 3: Nhận xét về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919-1925:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, dưới tác động khai thác thuộc địa lần thứ hai và chính sách thống trị của thực dân Pháp cũng như ảnh hưởng của tình hình thế giới, phong trào cách mạng Việt Nam có nhiều chuyển biến mới, lực lượng tham gia đông đảo, mục tiêu và hình thức đấu tranh ngày càng phong phú.

- Về lực lượng của phong trào rất phong phú: Có những sĩ phu đã chyển sang lập trường dân chủ tư sản, tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, lại có những hoạt động đấu tranh của tư sản, tiểu tư sản và phong trào công nhân, nông dân.

- Về mục tiêu: Có những phong trào theo khuynh hướng vô sản, tiêu biểu là những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.

- Về hình thức đấu tranh: Có đã đấu tranh tập hợp, công khai, hoạt động bí mật, bất hợp pháp. Về quy mô diễn ra rộng lớn, cả ở trong nước và hải ngoại (Pháp, Trung Quốc).

Câu hỏi: Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 là:

1. 917 NAQ trở lại Pháp tiếp tục hoạt động.

2. 18-6-1919 Người thay mặt những người VN yêu nước gởi đến Hội nghị Véc-xai bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi các quyền tự do, dân chủ nhưng không được chấp nhận.

3. 7-1920 đọc bản “Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê-nin . Người tìm ra con đường cho CMVN.

4. 12-1920 dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã Hội Pháp ở Tua. Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản, gia nhập Đảng CS Pháp, trở thành người CSVN đầu tiên.

5. 1921 NAQ cùng với một số nhà CM thuộc địa lập ra “Hội các dân tộc thuộc địa” ở Pari để tập hợp những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp chống chủ nghĩa thực dân, xuất bản báo Người cùng khổ (Le Paria).

6. 1925 Người xuất bản cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”.

7. 6-1923 Người bí mật từ Pháp đi Liên Xô để dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại hội V Quốc tế cộng sản.

8. 1924 NAQ về Quảng Châu (Trung Quốc), chuần bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng CSVN.

Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối vói cách mạng Việt Nam là xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam

 

Tìm kiếm google: Giải lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925, lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925, bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925.

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net