[toc:ul]
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1: Trang 146 – sgk lịch sử 12
Âm mưu mới của Pháp – Mĩ ở Đông Dương khi bước vào đông – xuân 1953 – 1954 như thế nào?
Bài tập 2: Trang 152 – sgk lịch sử 12
Diễn biến của cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 của quân dân ta?
Bài tập 3: Trang 152 – sgk lịch sử 12
Chiến dịch Điện Biên Phủ đã được chuẩn bị và giành thắng lợi như thế nào? Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ?
Bài tập 4: Trang 155 – sgk lịch sử 12
Hãy nêu những nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?
Bài tập 5: Trang 156 – sgk lịch sử 12
Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)?
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Trang 156 – sgk lịch sử 12
Chứng minh: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất của ta trong kháng chiến chống Pháp và là thắng lợi quyết định buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954, chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Đông Dương?
Bài tập 2: Trang 156 – sgk lịch sử 12
Lập bảng niên biểu các sự kiện lịch sử lớn của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ sau chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 đến khi kết thúc cuộc kháng chiến (7 - 1954)?
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1: Âm mưu mới của Pháp – Mĩ ở Đông Dương khi bước vào đông – xuân 1953 – 1954:
- Trải qua tám năm kháng chiến và kiến quốc, lực lượng kháng chiến của nhân dân ta lớn mạnh đáng kể.
- Ngày 7/5/1953 với sự thỏa thuận của Mĩ, Chính phủ Pháp cử tướng Nava làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh của Pháp ở Đông Dương.
- Nava tập trung quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ, tiến hành những cuộc càng quét bình định vùng chiếm đóng, mở rộng hoạt động thổ phỉ, biệt kích ở vùng rừng núi biên giới.
Bài tập 2: Diễn biến cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 của nhân dân ta:
- Ngày 10/12/1953, ta tiến công Lai Châu, giải phóng toàn bộ Lai Châu , uy hiếp Điện Biên Phủ.
- Đầu tháng 12/1953, liên quân Lào – Việt mở cuộc tiến công của địch ở Trung Lào.
- Cuối tháng 1/1945, liên quân Lào – Việt tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Nu, toàn tỉnh Phong Xà Lì, uy hiếp Luông Phabang.
- Đầu tháng 2/1954 quân ta tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum bao vây, uy hiếp Plây cu. Biến Plây cu thành nơi tập trung quân thứ 5 của địch.
Bài tập 3: Chiến dịch Điện Biên Phủ đã được chuẩn bị và giành thắng lợi:
Chuẩn bị của chiến dịch Điện Biên Phủ:
o Đầu tháng 12/1953, Bộ chính trị trung ương Đảng họp thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
o Để chuẩn bị cho chiến dịch, ta đã huy động gồm 4 đại đoàn bộ binh, một đại đoàn công pháo và nhiều tiểu đoàn công binh, thông tin, vận tải, quân y...
o Đầu tháng 3/1954, công tác chuẩn bị mọi mặt đã hoàn tất.
o Đợt I (13→17/3/1954): Ta tấn công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc
o Đợt II (30/3 → 26/4/1954): Ta tấn công phía Đông khu trung tâm Mường Thanh.
o Đợt III (1→7/5/1954): Ta tiêu diệt khu trung tâm Mường Thanh và Hồng Cúm, toàn bộ quân Pháp đầu hàng.
o Đập tan kế hoạch Nava, giáng đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
o Là thắng lợi lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam.
o Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo thế mạnh trên bàn thương lượng ngoại giao.
Bài tập 4: Nội dung của hiệp định Giơ ne vơ:
- Các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương.
- Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn cõi Đông Dương.
- Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
- Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương.
- Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7/1956.
- Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục họ.
Ý nghĩa hiệp định Giơ ne vơ:
- Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.
- Nó đánh dấu thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Với hiệp định Giơ-ne-vơ, Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược , rút hết quân đội về nước.
Bài tập 5: Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954):
Nguyên nhân thắng lợi:
- Đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
- Toàn dân, toàn quân đoàn kết, dũng cảm.
- Nhờ hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước.
- Nhờ tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung.
- Sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác, của nhân dân Pháp và nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Ý nghĩa lịch sử: Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược; Giáng đòn nặng nền vào tham vọng xâm lược.
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta, góp phần quyết định vào thắng lợi trên bàn đàm phán ở Hội nghị Giơnevơ.
Bài tập 2: Lập bảng niên biểu các sự kiện lịch sử lớn của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ sau chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 đến khi kết thúc cuộc kháng chiến (7 - 1954)
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1: Âm mưu mới của Pháp – Mĩ ở Đông Dương khi bước vào đông – xuân 1953 – 1954:
1. Trải qua tám năm kháng chiến và kiến quốc, lực lượng kháng chiến của nhân dân ta lớn mạnh đáng kể. Trong khi đó, phía Pháp thiệt hại ngày càng lớn.
2. Ngày 7/5/1953 với sự thỏa thuận của Mĩ, Chính phủ Pháp cử tướng Nava làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh của Pháp ở Đông Dương . Kế hoạch Nava ra đời.
3. Nội dung kế hoạch được chia thành hai bước:
- Bước thứ nhất: Trong thu – đông năm 1953 và xuân năm 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ,để bình định miền Trung và Nam Đông Dương.
- Bước thứ hai: Từ thu – đông năm 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, và “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
4. Để thực hiện kế hoạch, Nava tập trung quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ, tiến hành những cuộc càng quét bình định vùng chiếm đóng, mở rộng hoạt động thổ phỉ, biệt kích ở vùng rừng núi biên giới.
Bài tập 2: Diễn biến cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 của nhân dân ta:
1. Ngày 10/12/1953, ta tiến công Lai Châu, giải phóng toàn bộ Lai Châu , uy hiếp Điện Biên Phủ. Địch tăng cường lực lượng cho Điện Biên Phủ , biến Điện Biên Phủ thành nơi tập trung quân thứ hai của địch.
2. Đầu tháng 12/1953, liên quân Lào – Việt mở cuộc tiến công của địch ở Trung Lào giải phóng một phân thị xã Thà Khẹt, bao vây uy hiếp căn cứ Xê nô, biến Xê nô thành nơi tập trung quân thứ ba của địch.
3. Cuối tháng 1/1945, liên quân Lào – Việt tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Nu, toàn tỉnh Phong Xà Lì, uy hiếp Luông Phabang. Địch phải tăng cường lực lượng cho Luông Phabang thành nơi tập trung quân thứ tư của địch.
4. Đầu tháng 2/1954 quân ta tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum bao vây, uy hiếp Plây cu. Biến Plây cu thành nơi tập trung quân thứ 5 của địch.
5. Phối hợp với mặt trận chính khi quân chủ lực địch bị giam chân và phân tán nhiều nơi, tại các vùng sau khi địch, phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh.
Bài tập 3:
1. Chuẩn bị của chiến dịch Điện Biên Phủ:
- Đầu tháng 12/1953, Bộ chính trị trung ương Đảng họp thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Để chuẩn bị cho chiến dịch, ta đã huy động gồm 4 đại đoàn bộ binh, một đại đoàn công pháo và nhiều tiểu đoàn công binh, thông tin, vận tải, quân y…với tổng khoảng 55000 quân , hàng chục nghìn tấn vũ khí đạn dược, 27000 tấn gạo với 628 ô tô vận tải, 11800 thuyền bè, 21000 xe đạp, hàng nghìn xe ngựa, trâu bò …chuyển ra mặt trận.
- Đầu tháng 3/1954, công tác chuẩn bị mọi mặt đã hoàn tất.
2. Qúa trình dành thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ:
- Đợt I (13→17/3/1954): Ta tấn công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc
- Đợt II (30/3 → 26/4/1954): Ta tấn công phía Đông khu trung tâm Mường Thanh. Các trận đánh diễn ra ác liệt ở đồi A1, C1... Ta chiếm phần lớn các cứ điểm của địch tạo thêm điều kiện để bao vây, chia cắt, khống chế địch.
- Đợt III (1→7/5/1954): Ta tiêu diệt khu trung tâm Mường Thanh và Hồng Cúm. Chiều 7/5/1954 ta tấn công vào sở chỉ huy địch, tướng Đờ Cát và bộ tham mưu bị bắt, toàn bộ quân Pháp đầu hàng.
3. Ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ:
- Đập tan kế hoạch Nava, giáng đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
- Là thắng lợi lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam.
- Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo thế mạnh trên bàn thương lượng ngoại giao.
Bài tập 4:
1. Nội dung của hiệp định Giơ ne vơ:
- Các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương, không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước.
- Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn cõi Đông Dương.
- Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời...
- Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương. Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương.
- Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7/1956.
- Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục họ.
2. Ý nghĩa hiệp định Giơ ne vơ:
- Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường quốc cùng các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng.
- Nó đánh dấu thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn tiếp tục nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Với hiệp định Giơ-ne-vơ, Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược , rút hết quân đội về nước, đế quốc Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương
Bài tập 5: Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954):
1. Nguyên nhân thắng lợi:
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
- Toàn dân, toàn quân đoàn kết, dũng cảm trong chiến đấu và sản xuất.
- Nhờ hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng, lực lượng vũ trang sớm được xây dựng không ngừng , hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
- Nhờ tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung.
- Sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác, của nhân dân Pháp và nhân dân tiến bộ trên thế giới.
3. Ý nghĩa lịch sử:
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần môt thế kỉ trên đất nước ta, miền Bắc nước ta được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Giáng đòn nặng nền vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần giải phóng dân tộc trên thế giới, trước hết là các nước châu Á, Phi và Mĩ La Tinh.
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Hướng dẫn: Để chứng minh chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất của ta trong kháng chiến chống Pháp và là thắng lợi quyết định buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954, chúng ta cần nêu được các ý :
1. Chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm thất bại hòa toàn kế hoạch Nava. Đây là quân bài cuối cùng của Pháp, Mĩ trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
2. Phá vỡ được tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, “pháo đài bất khả xâm phạm” của Pháp.
3. Đây là trận đánh được quân và dân ta chuẩn bị chu đáo với tinh thần: tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng.
4. Thắng lợi quân sự lớn nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã quyết định đến thắng lợi ngoại giao trên bàn đàm phán, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ.
=> Như vậy, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta, góp phần quyết định vào thắng lợi trên bàn đàm phán ở Hội nghị Giơnevơ.
Bài tập 2: Lập bảng niên biểu các sự kiện lịch sử lớn của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ sau chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 đến khi kết thúc cuộc kháng chiến (7 - 1954)