Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực công nghệ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh 12.1 (SGK – tr59) cho HS quan sát.
Quan sát Hình 12.1 và cho biết:
+ Cánh tay robot ở vị trí nào trong hình?
+ Cánh tay robot đó đang thực hiện công việc gì?
+ Nếu không sử dụng robot thì có cách nào khác để thực hiện nhiệm vụ đó? Ưu điểm của việc sử dụng robot trong nhiệm vụ này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:
+ GV chỉ ra vị trí cánh tay của robot. Có thể giải thích thêm vì sao robot được bao bọc lại.
+ Công việc đang thực hiện là công đoạn sơn bề mặt chi tiết máy.
+ Nếu không sử dụng robot thì có thể sử dụng phương pháp sơn thủ công, thực hiện bởi người công nhân.
+ Ưu điểm sử dụng robot như: chất lượng, năng suất, an toàn cho người lao động,...
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Dây chuyền sản xuất là một đặc trưng cơ bản của nền sản xuất lớn, với sự phát triển từ các lĩnh vực tự động hoá các dây chuyền tự động với sự tham gia của robot ngày càng trở nên phổ biến. Các nội dung này sẽ được trình bày và trao đổi trong bài học hôm nay - Bài 12. Dây chuyền sản xuất tự động với sự tham gia của robot.
Hoạt động 1. Tìm hiểu về robot công nghiệp
+ Khái niệm và vai trò của robot công nghiệp.
+ Cách phân loại robot công nghiệp.
+ Khái niệm và vai trò robot công nghiệp.
+ Cách phân loại robot công nghiệp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu khái niệm về robot công nghiệp. - GV chiếu hình ảnh/video cho HS quan sát về việc sử dụng robot trong hoạt động sản xuất. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau: + Nêu vai trò của robot trong sản xuất. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang hoạt động mới. | I. ROBOT CÔNG NGHIỆP 1.Khái niệm và đặc điểm - Robot là một loại máy có thể thực hiện các công việc một cách tự động bởi chương trình điều khiển từ máy tính hoặc các vi mạch điện tử. - Robot công nghiệp là robot được sử dụng trong sản xuất công nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ của quá trình sản xuất như: gia công, lắp ráp, sơn, đóng gói sản phẩm,… - Đặc điểm và vai trò của robot: Robot giúp thay thế con người thực hiện các thao tác phức tạp, làm việc trong môi trường độc hại một cách dễ dàng với yêu cầu nhanh và độ chính xác cao. -Việc sử dụng robot trong các hệ thống sản xuất tự động giúp tăng năng suất lao động, tiết kiệm không gian làm việc, hạn chế các chi phi không đáng có,… |
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về phân loại robot Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu cách phân loại robot công nghiệp theo chức năng. - GV chiếu hình ảnh/video cho HS quan sát một số robot sử dụng trong sản xuất. Robot hàn Robot lắp ráp Robot vận chuyển … - GV yêu cầu HS hoạt động với hộp chức năng Luyện tập (SGK – tr60) Hãy quan sát Hình 12.2 và chỉ ra các robot tương ứng với các tên gọi: robot đóng gói, robot gia công, robot vận chuyển, robot lắp ráp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi. *Luyện tập + Hình 12.2a: robot vận chuyển. + Hình 12.2b: robot gia công. + Hình 12.2c: robot lắp ráp. + Hình 12.2d: robot đóng gói. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang hoạt động mới. | 2. Phân loại robot Việc phân loại robot trong hệ thống sản xuất tự động thường dựa trên các công dụng của robot như: + Robot hàn có nhiệm vụ thực hiện hàn nối các chi tiết hay bộ phận của sản phẩm. + Robot lắp ráp đảm nhận việc lắp ráp các chi tiết khác nhau thành một thành phẩm hoặc bán thành phẩm. + Robot gia công có nhiệm vụ thực hiện các công việc gia công sản phẩm trong dây chuyền sản xuất. + Robot vận chuyển có nhiệm vụ vận chuyển các chi tiết, sản phẩm trong dây chuyền sản xuất đến các vị trí cho nguyên công tiếp theo. + Robot đóng gói trong dây chuyền sản xuất thực hiện nhiệm vụ đóng gói sản phẩm. |
----------------Còn tiếp-----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác