Soạn mới giáo án Công nghệ cơ khí 11 KNTT bài 8: Một số phương pháp gia công cơ khí

Soạn mới Giáo án công nghệ cơ khí 11 KNTT bài Một số phương pháp gia công cơ khí. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 8MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CƠ KHÍ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tóm tắt được những nội dung cơ bản của một số phương pháp gia công cơ khí.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
  • Giao tiếp hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hoặc theo nhóm, trao đổi tích cực với GV và các bạn trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu về phương pháp gia công cơ khí, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực công nghệ

  • Năng lực nhận thức công nghệ: Trình bày được khái niệm, phân loại và khả năng công nghệ của một số phương pháp gia công cơ khí.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ và có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng về phương pháp gia công cơ khí vào thực tiễn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, SBT Công nghệ Cơ khí chế tạo 11.
  • Hình vẽ và tranh ảnh trong SGK: hình ảnh sơ đồ quá trình đúc gang trong khuôn cát, một số phương pháp hàn thông dụng, hình ảnh các kiểu liên kết hàn, hình ảnh máy khoan đứng,…
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • SGK, SBT Công nghệ Cơ khí chế tạo 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Hoạt động này giúp tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức của HS, kích thích sự tò mò thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận về một số gia công chi tiết.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh 8.1 (SGK – tr40) cho HS quan sát.

Hãy quan sát và cho biết: Để tạo thành chi tiết có hình dạng như Hình 8.1 cần sử dụng máy công cụ gì? Bằng phương pháp gia công cơ khí nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:

+ Bước 1: Có thể sử dụng máy cưa hoặc máy tiện để cắt phôi.

+ Bước 2: Sử dụng máy tiện để tiện hình dáng bao ngoài của bánh răng.

+ Bước 3: Sử dụng máy tiện hoặc máy khoan để khoan lỗ.

+ Bước 4: Có thể sử dụng máy phay để phay bánh răng.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta gặp rất nhiều sản phẩm cơ khí, các sản phẩm này được chế tạo bằng nhiều phương pháp khác nhau. Các bước gia công đó sử dụng máy công cụ khác nhau, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể về các phương pháp gia công đó  - Bài 8. Một số phương pháp gia công cơ khí.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về gia công đúc

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS hiểu được những nội dung cơ bản của phương pháp đúc như: khái niệm phương pháp đúc, phân loại phương pháp đúc và khả năng công nghệ của phương pháp đúc.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình, đọc thông tin SGK tr.40 và trả lời câu hỏi về gia công đúc.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm, phân loại và khả năng công nghệ của phương pháp đúc.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận và nghiên cứu SGK để tìm hiểu về phương pháp đúc.

- GV đặt câu hỏi:

+ Nêu khái niệm đúc.

+ Nêu các phương pháp đúc.

- GV nêu khái niệm và phân loại của phương pháp đúc.

- GV chiếu hình ảnh sơ đồ quá trình đúc gang trong khuôn cát (hình 8.2) cho HS quan sát.

- GV yêu cầu HS tìm hiểu các bước đúc gang qua hộp chức năng Khám phá (SGK – tr40)

Quan sát Hình 8.2 và cho biết trước khi rót vật liệu lỏng vào khuôn đúc cần có các bước nào để xử lí vật liệu và khuôn?

- GV giới thiệu cho HS về khả năng công nghệ của phương pháp đúc.

- GV giới thiệu cho HS biết thêm về các phương pháp đúc trong khuôn nóng chảy được giới thiệu trong hộp chức năng Thông tin bổ sung (SGK – tr41).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi:

*Khám phá (SGK – tr41)

Trước khi rót vật liệu lỏng vào khuôn cần xử lí vật liệu và khuôn như sau:

+ Đối với vật liệu: Chuẩn bị vật liệu nấu và nấu chảy vật liệu.

+ Đối với khuôn: Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn, bước tiếp theo là làm khuôn.

- GV tiếp tục mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

I. GIA CÔNG ĐÚC

- Đúc là rót vật liệu lỏng vào khuôn, sau khi vật liệu lỏng nguội và định hình, người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.

- Có nhiều phương pháp đúc khác nhau như đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn mẫu chảy, đúc áp lực, đúc li tâm, đúc liên tục,… Tuy nhiên, đúc trong khuôn cát là phương pháp đúc phổ biến nhất.

- Gia công đúc có thể đúc được các vật có khối lượng từ vài gam tới vài trăm tấn, các vật có hình dạng và kết cấu bên trong và bên ngoài phức tạp; có thể đúc nhiều kim loại khác nhau trong một vật đúc. Nhìn chung, sản phẩm đúc có độ chính xác không cao.

- Gia công đúc thường dùng để chế tạo phôi cho các phương pháp gia công khác.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về gia công hàn

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS hiểu được những nội dung cơ bản của phương pháp hàn bao gồm: khái niệm phương pháp hàn, phân loại phương pháp hàn và khả năng công nghệ của phương pháp hàn.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình, đọc thông tin SGK tr.41 và trả lời câu hỏi về gia công hàn.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm, phân loại và khả năng công nghệ của phương pháp hàn.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK để tìm hiểu về gia công hàn.

- GV đặt câu hỏi:

+ Nêu khái niệm phương pháp hàn.

+ Nêu các phương pháp hàn.

- GV nêu khái niệm và phân loại của phương pháp hàn.

- GV chiếu hình ảnh một số phương pháp hàn thông dụng (hình 8.3) cho HS quan sát.

- GV yêu cầu HS phân biệt sự giống và khác nhau giữa phương pháp hàn hơi và hàn hồ quang tay thông qua hộp chức năng Khám phá (SGK – tr41)

Quan sát hình 8.3, mô tả sự giống và khác nhau của phương pháp hàn hồ quang tay và hàn hơi.

- GV yêu cầu HS trình bày năm dạng liên kết hàn được mô tả trong hình 8.4 (SGK – tr41).

- GV giới thiệu thêm về hai phương pháp hàn khác là hàn MAG và hàn TIG đang được sử dụng hiện nay qua hộp chức năng Thông tin bổ sung (SGK – tr42)

- GV đặt câu hỏi đối với HS qua hộp chức năng Kết nối năng lực (SGK – tr42)

Theo em các sản phẩm cơ khí như: lan can cầu thang, hàng rào sắt thường sử dụng phương pháp hàn nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi:

*Khám phá (SGK – tr41)

So sánh 2 phương pháp hàn hồ quang tay và hàn hơi:

+ Giống nhau: Đều cần có que hàn và vị trí hàn phải nung nóng chảy kim loại.

+ Khác nhau: Hàn hơi sử dụng khí oxygen và khí đốt để làm nóng chảy que hàn và vật hàn trong đó quang tay không cần khí oxygen và khí đốt.

*Kết nối năng lực (SGK – tr42)

Để chế tạo sản phẩm cơ khí như lan can cầu thang và hàng rào, thường sử dụng phương pháp hàn hồ quang.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

II. GIA CÔNG HÀN

- Hàn là phương pháp nối các chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng vật liệu chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi vật liệu kết tinh sẽ tạo thành mối hàn.

- Hiện nay có nhiều phương pháp hàn khác nhau nhưng hàn hồ quang và hàn hơi được ứng dụng rộng rãi nhất.

- Có 5 kiểu tạo mối hàn (liên kết hạn) phổ biến: (1) Liên kết chồng; (2) Liên kết giáp mối; (3) Liên kết chữ T; (4) Liên kết góc; (5) Liên kết gấp mép.

-----------------Còn tiếp------------------

Soạn mới giáo án Công nghệ cơ khí 11 KNTT bài 8: Một số phương pháp gia công cơ khí

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án công nghệ cơ khí 11 kết nối mới, soạn giáo án công nghệ cơ khí 11 kết nối bài Một số phương pháp gia công cơ khí, giáo án công nghệ cơ khí 11 kết nối

Soạn giáo án công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay