Soạn mới giáo án Công nghệ cơ khí 11 KNTT bài 20: Các hệ thống trong động cơ đốt trong

Soạn mới Giáo án công nghệ cơ khí 11 KNTT bài Các hệ thống trong động cơ đốt trong. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 20: CÁC HỆ THỐNG TRONG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được cấu tạo và giải thích được nguyên lí làm việc của các hệ thống trong động cơ đốt trong.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp.
  • Giao tiếp hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hoặc theo nhóm, trao đổi tích cực với GV và các bạn trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.

Năng lực công nghệ

  • Năng lực nhận thức công nghệ: Trình bày được các kiến thức cơ bản, tổng quan về các hệ thống trên động cơ đốt trong.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ và có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
  • Hình vẽ và tranh ảnh trong SGK: hình ảnh sơ đồ cấu tạo hệ thống bôi trơn cưỡng bức, hình ảnh sơ đồ hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức, hình ảnh hệ thống làm mát bằng không khí,…
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • SGK, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Hoạt động này giúp tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức, kích thích sự tò mò hứng thú của HS trong việc tìm hiểu các nội dung tiếp theo.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS nêu những phát biểu ban đầu về các cơ cấu trong động cơ đốt trong.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình 20.1 (SGK – tr99) và trả lời câu hỏi:

Hình 20.1 thể hiện hai trong số các hệ thống chính của động cơ đốt trong. Hãy cho biết tên gọi, nhiệm vụ của hai hệ thống đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Gợi ý:

+ Hình 20.1 thể hiện hệ thống đánh lửa trên động cơ xăng và hệ thống bôi trơn.

+ Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ tạo ra tia lửa điện năng lượng cao để đốt cháy hòa khí trong xi lanh động cơ xăng đúng thời điểm.

+ Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt làm việc của các chi tiết để làm giảm ma sát và nhiệt độ giữa các chi tiết.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Để trả lời câu hỏi này, chúng ta vào bài học ngày hôm nay - Bài 20. Các hệ thống trong động cơ đốt trong.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về hệ thống bôi trơn

  1. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được nhiệm vụ và phân loại hệ thống bôi trơn, nêu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK, nêu được nhiệm vụ và phân loại hệ thống bôi trơn, nêu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được nhiệm vụ và các loại hệ thống bôi trơn, nguyên lí của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau:

+ Nêu nhiệm vụ và phân loại hệ thống bôi trơn.

- GV chiếu hình ảnh sơ đồ cấu tạo hệ thống bôi trơn cưỡng bức (hình 20.2) cho HS quan sát, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau:

+ Nêu nguyên lí hoạt động của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá (SGK – tr100)

Quan sát hình 20.2 và thực hiện các nhiệm vụ:

+ Gọi tên các chi tiết, bộ phận từ (1) đến (14).

+ Dầu bôi trơn được đưa đến bề mặt của những chi tiết nào?

+ Bộ phận nào có chức năng làm sạch dầu, bộ phận nào làm mát dầu?

- GV tổng kết về nội dung hệ thống bôi trơn.

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Kết nối năng lực (SGK – tr100)

+ Nghiên cứu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức, hãy liệt kê các nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ dầu quá cao, áp suất dầu vượt quá giá trị cho phép.

+ Qua sách báo và internet em hãy cho biết tại sao và khi nào cần phải thay dầu bôi trơn cho động cơ đốt trong?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi

*Khám phá

+ Dầu bôi trơn được đưa đến bề mặt các chi tiết có chuyển động tương đối với nhau, như cổ trục khuỷu, chốt khuỷu, cổ trục cam của cơ cấu phối khí, các cặp bánh răng, các ổ trục và bạc,…

*Kết nối năng lực

+ Nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ dầu quá cao: do dầu đi bôi trơn các bề mặt chi tiết, hấp thụ nhiệt từ chi tiết nên nhiệt độ dầu nóng lên

+ Áp suất dầu vượt quá giá trị cho phép: lượng dầu bơm vào đường ống liên tục, đường ống không thay đổi dẫn đến áp suất dầu tăng.

+ Phải thay dầu bôi trơn vì dầu bẩn, hiệu quả sử dụng giảm nên cần thay.

+ Phải thay dầu bôi trơn theo định kì tùy loại động cơ.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận về hệ thống bôi trơn.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

I. HỆ THỐNG BÔI TRƠN

1. Nhiệm vụ và phân loại hệ thống bôi trơn

- Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt làm việc của các chi tiết để giảm ma sát và nhiệt độ giữa các chi tiết.

- Động cơ đốt trong sử dụng nhiều loại hệ thống bôi trơn khác nhau. Một số hệ thống bôi trơn thường gặp trên các động cơ thông thường gồm:

+ Bôi trơn bằng vung té.

+ Bôi trơn qua nhiên liệu.

+ Bôi trơn cưỡng bức.

2. Hệ thống bôi trơn cưỡng bức

- Khi hệ thống làm việc bình thường, dầu bôi trơn được bơm (3) hút từ các te (1) qua lưới lọc (2), sau đó đi qua bầu lọc số (6), qua van (7) đến đường dầu chính (10) và tiếp tục đến các đường dầu (11), (12), (13) để đến bôi trơn các bề mặt chi tiết, sau đó trở về các te.

- Nếu áp suất dầu ở trên các đường dầu vượt quá giá trị cho phép, van an toàn (4) mở để dầu quay về trước bơm (3) nhằm làm giảm áp suất lên các đường ống. Còn trong trường hợp bầu lọc (6) bị tắc, van an toàn (5) của bầu lọc sẽ mở dầu qua van (5) đề lên đường dầu chính.

- Nếu nhiệt độ dầu quá cao (khoảng 80 °C), van (7) đóng một phản, dầu đi qua két làm mát (8) và tại đây, dầu được làm mát rồi tiếp tục được đưa đến các đường dầu (10). (11) (12), (13) để bôi trơn bề mặt các chi tiết.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về hệ thống làm mát

  1. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được nhiệm vụ và phân loại hệ thống làm mát, nêu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước và không khí.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK, nêu được nhiệm vụ và phân loại hệ thống làm mát, nêu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước và không khí.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được nhiệm vụ và phân loại của hệ thống làm mát, nguyên lí của hai loại hệ thống làm mát bằng nước và không khí.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu nguyên lí hệ thống làm mát bằng nước

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu nhiệm vụ và phân loại hệ thống làm mát.

- GV nêu cấu tạo chung về hệ thống làm mát bằng nước.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá (SGK – tr101)

Quan sát hình 20.3 và thực hiện các nhiệm vụ:

+ Gọi tên, xác định vị trí các chi tiết, bộ phận từ (1) đến (11) của hệ thống làm mát.

+ Khi quạt gió (7) quay, gió được hút vào hay thổi ra.

+ Trên các đường ống dẫn nước, màu đỏ, màu xanh thể hiện điều gì?

- GV chiếu sơ đồ hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức (hình 20.3) cho HS quan sát, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:

+ Nêu nguyên lí hoạt động của hệ thống làm mát bằng nước.

- GV nêu nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung Thông tin bổ sung (SGK – tr102).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi

*Khám phá

+ Nêu tên các chi tiết trong hệ thống làm mát.

+ Quạt gió (7) quay sẽ hút gió đi vào.

+ Trên đường ống dẫn nước, màu đỏ thể hiện nước có nhiệt độ cao, còn màu xanh có nhiệt độ thấp.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận về hệ thống làm mát bằng nước.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

II. HỆ THỐNG LÀM MÁT

1. Nhiệm vụ và phân loại

- Hệ thống có nhiệm vụ giữ cho nhiệt độ của các chi tiết của động cơ không vượt quá giới hạn cho phép để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của động cơ đốt trong.

- Căn cứ vào môi chất làm mát, hệ thống làm mát được chia thành: hệ thống làm mát bằng nước và hệ thống làm mát bằng không khí.

2. Hệ thống làm mát bằng nước

a) Cấu tạo

- Nước được dùng làm môi chất trung gian tải nhiệt khỏi các chi tiết. Trong quá trình làm việc, tốc độ lưu động của nước chủ yếu do bơm quyết định.

b) Nguyên lí làm việc

- Khi động cơ đốt trong làm việc, nhiệt từ động cơ sẽ làm cho áo nước nóng dần lên. Nước làm mát có nhiệt độ thấp được bơm (10) hút từ bình chứa phía dưới két nước (5) qua các đường ống để làm mát các chi tiết.

- Khi nhiệt độ nước làm mát còn thấp (nhỏ hơn 80 °C), van hằng nhiệt (4) đóng đường thông với két (5), mở hoàn toàn đường thông với ống (8) để nước làm mát được chảy thẳng về bom và tiếp tục được bơm đầy vào động cơ. Điều này sẽ giúp nhiệt độ nước trong áo nước tăng nhanh, rút ngắn thời gian hâm nóng động cơ.

- Khi nhiệt độ nước làm mát đạt đến giới hạn (từ 80°C đến 90°C), van hằng nhiệt (4) mở cả hai đường thông với kết (5) và ống (8).

- Khi nhiệt độ nước làm mát vượt quá giới hạn (lớn hơn 90 °C), van hằng nhiệt (4) mở hoàn toàn đường thông với két nước (5), đường thông với ống (8) đóng.

- Nước nóng qua két (5) sẽ được làm mát nhờ quạt gió (7) hút không khí vào, sau đó nước làm mát sẽ được bơm (10) hút trở lại áo nước và tiếp tục vòng làm việc mới.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về hệ thống làm mát bằng không khí

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu cấu tạo chung về hệ thống làm mát bằng không khí

- GV chiếu hình ảnh hệ thống làm mát bằng không khí (hình 20.4) cho HS quan sát, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:

+ Nêu nguyên lí hoạt động của hệ thống làm mát bằng không khí.

- GV nêu nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Kết nối năng lực (SGK – tr102)

Em hãy tìm hiểu và cho biết có những loại nước mát nào được sử dụng. Tại sao người ta lại pha thêm chất phụ gia vào nước làm mát?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi

*Kết nối năng lực

+ Hiện nay có hai loại nước làm mát chính được sử dụng, gồm nước tinh khiết và nước có pha chất phụ gia.

+ Khi pha thêm chất phụ gia vào nước làm mát, các chất phụ gia sẽ làm tăng nhiệt dung riêng của nước làm mát, nhờ đó khả năng hấp thụ nhiệt và truyền tải nhiệt của nước làm mát được tăng lên, hiệu quả làm mát từ đó cũng tăng.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận về hệ thống làm mát bằng không khí.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

3. Hệ thống làm mát bằng không khí

a) Cấu tạo

- Hệ thống gồm các cánh tản nhiệt được đúc bao ngoài xi lanh và nắp máy, ngoài ra ở một số động cơ tĩnh tại nhiều xi lanh, để tăng hiệu suất làm mát còn có quạt gió được dẫn động từ trục khuỷu và có các tấm hướng gió.

b) Nguyên lí làm việc

- Nhiệt từ các chi tiết khi động cơ làm việc sẽ được truyền tới các cánh tản nhiệt rồi tỏa ra không khí.

- Hệ thống có sử dụng quạt gió làm mát sẽ làm tăng lưu lượng gió để tăng hiệu quả làm mát. Các tấm hướng gió (3) có tác dụng phân phối không khí sao cho các xi lanh được làm mát đồng đều nhất.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về hệ thống nhiên liệu

  1. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được nhiệm vụ, phân loại và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng và hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK, nêu được nhiệm vụ, phân loại và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng và hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được nhiệm vụ và phân loại, nguyên lí của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí, hệ thống phun xăng và hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu nhiệm vụ và phân loại của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.

- GV chiếu hình ảnh sơ đồ hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá (SGK – tr103)

Quan sát hình 20.5 và cho biết:

+ Đặc điểm của họng khuếch tán.

+ Bộ phận, chi tiết nào giữ cho lượng xăng trong buồng phao luôn ở mức không đổi?

+ Nếu thùng xăng đặt ở vị trí thấp hơn buồng phao thì có ảnh hưởng tới hoạt động của động cơ không? Ảnh hưởng như thế nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:

+ Nêu nguyên lí hoạt động của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí.

- GV giải thích về nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí.

- GV chiếu hình ảnh sơ đồ hệ thống phun xăng (hình 20.6) cho HS quan sát, yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:

+ Nêu nguyên lí hoạt động của hệ thống nhiên liệu phun xăng.

- GV giải thích rõ hơn về nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu phun xăng. GV nhấn mạnh sự khác nhau giữa đặc điểm cấu tạo và nguyên tắc cấp nhiên liệu của hệ thống nhiên liệu phun xăng so với hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí, đó là có vòi phun và bộ điều khiển phun.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi

*Khám phá

+ Tại vị trí đặt vòi phun (6) có tiết diện thu hẹp.

+ Nhờ phao xăng và kim ba cạnh nên mức xăng trong buồng vào (4) luôn được giữ ở mức không đổi.

+ Nếu thùng xăng (1) đặt ở vị trí thấp hơn buồng phao (4) không gây ảnh hưởng gì đến quá trình hoạt động của động cơ đốt trong.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận về hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

III. HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU

1. Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

a) Nhiệm vụ và phân loại

- Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng có nhiệm vụ dự trữ, cung cấp nhiên liệu và tạo thành hóa khí phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.

- Hiện nay hệ thống nhiên liệu động cơ xăng chính là: hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí; hệ thống nhiên liệu dùng vòi phun.

b) Cấu tạo và nguyên lí làm việc

- Nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí: Xăng từ thùng chứa (1) được bơm (3) hút qua lọc (2) đến buồng phao (4) của bộ chế hoà khí. Tại kì nạp, không khí được hút vào động cơ đi qua họng khuếch tán (6) với vận tốc cao, xăng được hút từ buồng phao qua gíc lơ (5) hoà trộn với không khí trở thành hoà khí và được nạp vào xi lanh của động cơ. Lượng hoà khí nạp vào động cơ phụ thuộc vào độ mở của bướm ga (7), phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.

- Nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu dùng vòi phun: Xăng được bơm xăng hút từ thùng xăng, qua bầu lọc và bộ điều chỉnh áp suất dến vòi phun với áp suất cao và ổn định. Sau đó xăng được phun vào đường ống nạp để hòa trộn cùng với không khí và nạp vào xi lanh.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về hệ thống nhiên liệu động xơ Diesel

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu nhiệm vụ và phân loại động cơ Diesel.

- GV chiếu hình ảnh sơ đồ hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel (hình 20.7) cho HS quan sát, yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:

+ Nêu cấu tạo và nguyên lí hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel.

- GV giải thích rõ hơn về nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá (SGK – tr104)

Quan sát hình 20.7 và cho biết các bầu lọc trên hệ thống có thể hoán đổi vị trí được không?

- GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung trong hộp chức năng Thông tin bổ sung (SGK – tr104).

- GV yêu cầu HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Kết nối năng lực (SGK – tr104)

Qua bài học và kết hợp tìm hiểu thêm trong sách báo, internet em hãy cho biết:

+ Tại sao dầu diesel cần phải được phun tơi với áp suất cao?

+ Thông thường áp suất dầu diesel phun có giá trị khoảng bao nhiêu?

- GV tổng kết về nội dung hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi

*Khám phá

+ Mỗi bầu lọc thô hoặc lọc tinh đều có vai trò nhiệm vụ của nó nên không thể hoán đổi vị trí được. Trong trường hợp hoán đổi, hệ thống và động cơ vẫn làm việc, nhưng điều kiện làm việc không được đảm bảo, cặn bẩn trong nhiên liệu có thể lọt sang bơm cao áp và như vậy bơm cao áp có thể nhanh bị hỏng.

*Kết nối năng lực

+ Do dầu diesel phun vào xi lanh động cơ ở cuối kì nén nên thời gian hòa trộn với không khí để hình thành hỗn hợp không khí và nhiên liệu rất ngắn, do vậy dầu diesel cần được phun với áp suất cao để dầu diesel được xé tơi dễ hóa hơi và hòa trộn với không khí.

+ Các hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel thông thường có áp suất phun từ 180 đến 220 bar. Còn hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel điều khiển điện tử có áp suất lên tới hàng nghìn bar.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận về hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

2. Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel

a) Nhiệm vụ và phân loại

- Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel có nhiệm vụ dự trữ, cung cấp không khí và dầu diesel vào trong xi lanh phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.

- Hệ thống nhiên liệu diesel có hai loại chính sau: hệ thống nhiên liệu diesel thông thường và hệ thống  nhiên liệu diesel điều khiển điện tử.

b) Cấu tạo và nguyên lí làm việc

- Khi động cơ làm việc, ở kì nạp, không khí được hút qua bầu lọc khí, qua đường ống nạp đi vào xi lanh. Dầu diesel được bơm hút từ thùng chứa qua bầu lọc thô đến bầu lọc tinh và đưa tới khoang chứa của bơm cao áp để tạo áp suất cao. Đến cuối kì nén, dầu diesel được vòi phun phun với áp suất cao vào trong xi lanh và hòa trộn với không khí có nhiệt độ và áp suất cao nên tự bốc cháy.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về hệ thống khởi động

  1. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK, nêu được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được nhiệm vụ, phân loại và nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu nhiệm vụ và phân loại hệ thống khởi động.

- GV chiếu hình ảnh sơ đồ cấu tạo hệ thống khởi động bằng động cơ điện (hình 20.8) cho HS quan sát, yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau:

+ Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động.

- GV giải thích cho HS rõ hơn về cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá (SGK – tr105)

Quan sát hình 20.8 và cho biết tại sao lò xo số (9) lại đẩy được lõi thép của rơ le điện (10) sang phải (vị trí ban đầu) khi khóa khởi động (8) tắt và động cơ đốt trong làm việc.

- GV tổng kết về nội dung hệ thống khởi động.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi

*Khám phá

+ Khi khởi động, rơ le điện sinh ra lực từ trường hút lõi thép của rơ le điện (10) sang trái đồng thời nén lò xo (9). Do vậy khi khóa khởi động (8) tắt, không có dòng điện qua rơ le điện, lực từ trường không có lúc này lo xo (9) hồi vị về trạng thái ban đầu sẽ đẩy lõi thép của rơ le điện (10) sang phải.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận về hệ thống khởi động.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

IV. HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG

1. Nhiệm vụ và phân loại

- Hệ thống khởi động có nhiệm vụ làm quay trục khuỷu cơ đến số vòng quay nhất định để động cơ có thể tự nổ máy được.

- Hệ thống khởi động gồm có: hệ thống khởi động bằng tay, hệ thống khởi động bằng động cơ điện, hệ thống khởi động bằng động cơ phụ, hệ thống khởi động bằng khí nén.

2. Cấu tạo và nguyên lí làm việc

- Khi khoá khởi động (8) được đóng, lõi thép của rơ le điện (10) bị hút sang trái, qua cần dẫn động (11), khớp bánh răng khởi động (12) được đẩy sang phải đề vành răng của nó ăn khớp với vành răng của bánh đà (14) của động cơ đốt trong, Đồng thời khi đó tiếp điểm K-K đóng lại ở đưa điện vào mạch nối tiếp stato (2) có góp (6) rô to (4) của động cơ điện khởi động, làm động cơ điện quay, mô men quay của nó được truyền qua vành răng của bánh đà (14), do đó làm quay trục khuỷu động cơ đốt trong đến tốc độ vòng quay cần thiết để khởi động động cơ.

- Khi động cơ đốt trong đã làm việc, khoá khởi động (8) được tắt để ngắt dòng điện vào rơ le điện (10) tiếp điểm K-K mở sẽ ngắt dòng điện vào động cơ điện làm đồng cơ điện dừng hoạt động. Đồng thời khi đó lò xo (9) đẩy rơ le (10) dịch chuyển sang phải (vị trí ban đầu). Khớp bánh răng khởi động (12) tách khỏi vành răng của bánh đà (14).

Hoạt động 5: Tìm hiểu về hệ thống đánh lửa trên động cơ xăng

  1. Mục tiêu: Giúp HS hiểu về nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa thường dùng acquy.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK, nêu được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa trên động cơ xăng.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa thường dùng acquy.
Soạn mới giáo án Công nghệ cơ khí 11 KNTT bài 20: Các hệ thống trong động cơ đốt trong

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án công nghệ cơ khí 11 kết nối mới, soạn giáo án công nghệ cơ khí 11 kết nối bài Các hệ thống trong động cơ đốt trong, giáo án công nghệ cơ khí 11 kết nối

Soạn giáo án công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay